Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn suy nghĩ câu nói Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi, tài kiêng nhất là tự cao giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo, trau dồi kiến thức, củng cố kỹ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội ngày một hay hơn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn suy nghĩ câu nói Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi
Câu nói của Lã Khôn “Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi, tài kiêng nhất là tự cao” nhằm giáo huấn các thế hệ sau về cách đối nhân xử thế giữa người với người, để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi, tài kiêng nhất là tự cao” (Lã Khôn) bằng đoạn văn (khoảng 200 chữ)
Viết đoạn văn suy nghĩ câu nói Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi
Để giáo huấn các thế hệ sau về cách đối nhân xử thế giữa người với người, người xưa có rất nhiều câu răn dạy đắt giá, luôn chứa đựng những triết lý sống sâu sắc giúp mồi con người hoàn thiện bản thân hơn. Lã Khôn đã nói: “Khí kiêng nhất là hung hăng, tâm kiêng nhất là hẹp hòi, tài kiêng nhất là tự cao” nhằm giúp con người nhận ra những thái độ sống sẽ làm cho cuộc sống mất đi những niềm vui. “Khí” được hiểu trong mạch văn này là sự thể hiện tính cách cũng như phẩm chất của một con người. Người nào có tính “hung hăng” thì là người nóng nảy, mất bình tĩnh xử lý trong mọi việc và rất dễ có xu hướng dẫn đến bạo lực. Một người có tính hung hăng dễ gây hại cho cộng đồng. Lã Khôn nhắc nhở về chữ “tâm” – “tâm kiêng nhất là hẹp hòi”. Không nên sống hẹp hòi và ích kỷ, vô tâm… sẽ giết chết tình người. Nói đến chữ “tài”, chúng ta sẽ hiểu ngay đến cái hay, cái giỏi của một người nào đó. Câu chuyện Thỏ và Rùa cho thấy rằng, ở một mức độ nào đó con người vẫn cần có một sự khiêm nhường, dù mình có tài giỏi bao nhiêu nhưng nếu luôn tự mãn thì nó sẽ giết chết cái tài, cái giỏi của bản thân. Tự mãn là cửa ngõ để cái giỏi suy vong, tự cao là vực thẳm làm cái tài rơi xuống. Chúng ta có thể thấy được rằng, xã hội dù có văn minh đến đâu, khoa học dù ở đỉnh cao nào thì con người cũng không thể xem nhẹ việc đào tạo nhân cách, phẩm chất. Thomas Merton nói: “Không ai là một hòn đảo”, nghĩa là con người sống luôn cần đến nhau. Dù cho xã hội thời Lã Khôn hay xã hội chúng ta ngày nay thì con người vẫn phải luôn sống sao cho hợp tình, hợp nghĩa và hợp với lương tâm; đừng vì hung hăng mà hại đến phẩm cách, đạo đức; đừng vì tính hẹp hòi mà làm cho con tim bị bóp nghẹt; đừng vì chút tự cao mà ôm hận. Nói khác hơn, hung hăng, hẹp hòi, tự cao là những nết xấu làm mất đi phẩm giá của con người, cũng như làm rơi rụng “tính thiện” và lòng trắc ẩn của bản thân, đôi khi chúng còn gây ra sự khô đau cho cuộc sống và xã hội. Qua câu nói của Lã Khôn, chúng ta nhận ra rằng, ở đâu đó, xung quanh ta sự khiêm nhường sẽ làm cho phân cách của ta có giá trị. Chính lúc rộng lượng, quảng đại vị tha lại là lúc ta được nhận lại, chính lúc quên mình lại là lúc ta gặp lại chính ta, chính lúc nhìn nhận ra những giới hạn, khuyết điểm của bản thân cũng là lúc ta thu hoạch được vô số bài học quý giá. Vì thế, mất mát gì đâu khi chúng ta sống khiêm tốn, không tự cao để cho cái tài trong ta được nâng lên. Quảng đại thêm chút thì cuộc đời sẽ đẹp. Giảm bớt tính hung hăng thì cuộc sống của mình và những người xung quanh sẽ hạnh phúc hơn.