Văn mẫu lớp 9: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

Văn mẫu lớp 9: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

TOP 10 mẫu Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 nắm được toàn bộ nội dung chính, nhập vai Anh thanh niên kể lại câu chuyện thật cô đọng, súc tích.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

Văn mẫu lớp 9: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

Anh thanh niên là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, với những phẩm chất tốt đẹp, tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Qua 10 bài Hóa thân Anh thanh niên, còn giúp các em rèn luyện kỹ năng kể chuyện theo ngôi thứ nhất thật tốt. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa

    Dàn ý đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa

    Dàn ý 1

    1. Mở bài

    • Giới thiệu khái quát về bản thân và công việc hàng ngày

    2. Thân bài

    * Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ đoàn khách từ Hà Nội lên Sa Pa

    • Có chiếc xe dừng lại gần nhà của tôi
    • Đó là đoàn khách từ Hà Nội
    • Tôi vui mừng chạy từ sườn núi đến chỗ xe đỗ

    * Kể lại cuộc trò chuyện với bác họa sĩ và cô kĩ sư

    • Nói chuyện công việc của mình: làm việc tại trạm khí tượng, đo gió, nắng, mưa, chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hàng ngày
    • Giới thiệu về các loại máy móc sử dụng trong công việc khí tượng
    • Giới thiệu về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, quê quán, gia đình

    * Kể lại lúc chia tay

    • Giật mình vì thời gian còn quá ngắn, tiếc nuối
    • Chia tay với mọi người rồi nhanh chóng trở lại công việc của mình.

    3. Kết bài

    • Cảm nghĩ về cuộc gặp gỡ với bác họa sĩ và cô kỹ sư

    Dàn ý 2

    1. Mở bài

    • Giới thiệu đôi nét về bản thân.
    • Kể về công việc hằng ngày.

    2. Thân bài

    – Kể lại hoàn cảnh gặp gỡ của mình và bác họa sĩ, cô kĩ sư.

    – Kể lại cuộc trò chuyện với bác họa sĩ, cô kĩ sư:

    • Công việc hằng ngày
    • Quê hương, gia đình.
    • Những người đồng nghiệp

    – Kể lại cuộc chia tay.

    3. Kết bài

    • Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc gặp.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1

    Kia rồi! Tôi thầm reo mừng trong lòng vì lại có một chiếc xe khách dừng lại, đó là đoàn khách từ dưới Hà Nội vượt hơn 400 cây số lên đến đây. Sự mong chờ, nhớ nhung được nói chuyện với người khiến tôi không kiềm chế được mà chạy ngay tới chỗ chiếc xe.

    Tôi cầm vội cho bác lái xe củ tam thất mới đào gửi về biếu bác gái, bác lái xe giới thiệu với tôi những người bạn mới, đó là một bác họa sĩ và một cô kĩ sư. Tôi vui mừng vì đây là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ đợt Tết, và cô kĩ sư cũng là cô gái đầu tiên đến nhà tôi từ bốn năm nay.

    Tôi mời họ vào nhà, tiện tay ra vườn hái những bông hoa sắc màu tặng cho cô gái, trồng hoa cũng chỉ mong được gặp người để tặng. Thời gian là thứ quý giá nhất mỗi khi tôi gặp đoàn khách, tôi kể thật nhanh về công việc trên trạm khí tượng này cũng như các máy móc giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người có thể không biết dùng chúng nhưng sẽ biết tôi sử dụng như thế nào và để làm gì, tôi cũng chẳng ngại kể cái khó của công việc, cứ thật thà, bộc bạch để được san sẻ sự cô đơn bấy lâu nay. Sau đó tôi mời bác lái xe, bác họa sĩ và cô kĩ sư trẻ vào nhà uống nước chè, ngồi nói chuyện bác họa sĩ hẹn tôi mươi ngày nữa sẽ quay trở lại, họ quay sang hỏi chuyện tôi “thèm” người. Đúng là ở đây tôi thèm người thật nhưng như các bác đi xa ai mà chẳng thèm được gặp người.

    Tôi tâm sự với họ về hồi chưa vào nghề, khó khăn vất vả lắm nhưng công việc đã giúp tôi vượt qua tất cả, trở thành nguồn sống và tình yêu của tôi. Lại kể chuyện quê của tôi, mọi người nghe say sưa lắm, bác họa sĩ còn vẽ tranh tôi, tôi ngượng lắm, cố ngồi cho bác vẽ nhưng vẫn muốn giới thiệu ông kĩ sư vườn rau cho bác vẽ. Tiếc là thời gian chẳng thể dài ra, mấy chốc đã đến giờ ốp, mọi người cũng phải đi, tôi chỉ có mấy quả trứng đem cho mọi người ăn trưa, đứng chào tạm biệt chứ không đành ra tận xe tiễn khách.

    Trở lại cuộc sống một mình, tôi lại về với công việc đi “ốp” của mình, lại làm bạn với những cỗ máy đo gió đo mưa. Hy vọng một ngày gần nhất tôi sẽ lại gặp được một đoàn khách nữa, rất có thể đó là bác họa sĩ đã hứa quay trở lại.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2

    Tôi là một người thanh niên sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có độ cao hai nghìn sáu trăm mét. Chắc mọi người cũng thắc mắc tôi làm gì ở nơi cao thế này. Tôi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Một mình ở nơi lặng lẽ Sapa này buồn lắm, “thèm người quá” nên tôi tìm cách để gặp gỡ mọi người mỗi khi đi qua đây. Và một lần trong số đó tôi đã quen được bác tài xế, ông họa sĩ, cô kĩ sư để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.

    Khi tôi mới lên công tác chưa quen nên rất muốn gặp gỡ mọi người. Tôi bền lăn khúc gỗ ra giữa đường xem có xe nào đi qua không.Ngay sau đó, một chiếc xe đi lên, thấy khúc gỗ chắn ngang đường liền dừng lại gọi mọi người xuống đẩy bỏ đi. Tôi lao ra bảo mọi người cùng đẩy bỏ. Đẩy xong một bác tài xế ra hỏi: “Ai đã đẩy khúc gỗ ra giữa đường đấy”. Tôi ngại quá, đỏ mặt, tôi bảo với họ rằng tôi mới lên công tác chưa quen nên nghĩ ra cách này để gặp gỡ mọi người. Thế là tôi đã quen với bác tài xế và bác hứa với tôi rằng mỗi tháng có chuyến xe qua sẽ dừng lại cho tôi nói chuyện, làm quen với mọi người. Lúc đó, tôi rất sung sướng và chỉ mong một tháng trôi qua thật nhanh.

    Trong những ngày công tác, chán quá tôi liền tự tìm thú vui cho mình. Không chỉ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, tôi trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc sách. Và chính những thứ này tôi đã gây cảm tình với ông họa sĩ già và cô kĩ sư.

    Lần đó, bác tài xế đã giới thiệu cho tôi hai người đó, họ có ba mươi phút tôi bèn dẫn họ lên thăm nhà. Tôi hái thật nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô ấy rất thích. Rồi tôi giới thiệu qua công việc của mình cho cô kĩ sư và ông họa sĩ nghe. Tôi đưa họ vào trong nhà. Ông họa sĩ ngạc nhiên khi ở cái nơi “lặng lẽ Sa Pa” này tưởng tôi ở một mình thì mọi thứ chắc bề bộn lắm. Ấy vậy mà ông lại thấy căn phòng của tôi quá ngăn nắp. Cô kĩ sư ra tủ sách chọn lấy một quyển và ngồi đọc. Tôi và ông họa sĩ trò chuyện với nhau. Ông hỏi:

    – Quê anh ở đâu thế?

    – Quê cháu ở Lào Cai!

    Dường như, càng nói chuyện thì ông họa sĩ càng thích tôi. Cuối cùng, ông ra quyết định sẽ vẽ chân dung tôi. Tôi ngượng lắm, liền từ chối mãnh liệt. Tôi cảm thấy tôi không xứng đáng để được vẽ, còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học trên mảnh đất này, họ cũng là những nhân tài và rất xứng đáng để được phác họa chân dung. Nhưng ông đã bắt đầu phác thảo khuôn mặt của tôi, bằng vài nét, họa sĩ đã gần như ghi xong gương mặt của tôi.

    Tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:

    – Trời ơi, chỉ còn năm phút!

    Tôi giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già

    – Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

    Tôi kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

    Chúng tôi tạm biệt nhau, ông họa sĩ già hứa sẽ lên thăm tôi một lần nữa.

    Đến lượt cô kĩ sư. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi

    – Chào anh.

    Tôi đưa cho cô kĩ sư quyển sách và chiếc khăn mùi soa. Tôi nắm tay cô ấy, cả hai chúng tôi dường như đã cảm nhận được tình cảm của nhau.

    – Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe.

    Tôi tạm biệt họ, tôi nghĩ rằng bao giờ mới có thể gặp lại hai người này. Đặc biệt là cô gái. Và tôi cảm thấy dường như chính tôi và cô gái ấy đều thấy có cảm tình với nhau. Và tại nơi lặng lẽ Sapa này một tình yêu chớm nở giữa tôi và cô kĩ sư.

    Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi thật ngắn ngủi nhưng để lại trong mỗi mỗi chúng tôi: ông họa sĩ, tôi và cô ấy những cảm xúc không thể nào quên. Nơi mà tình người như cao cả hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơm hoa kết trái và nơi ấy chúng tôi gọi là nơi lặng lẽ Sapa.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3

    Tôi là một chàng hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Khi mới lên nhận việc, chưa quen với không khí toàn rừng và cây ở đây nên tôi “thèm người” đến mức chắn ngang khúc gỗ ngang đường để kiếm cớ có người nói chuyện.

    Đến bây giờ tôi vẫn nhớ mãi về cuộc gặp gỡ tình cờ với bác họa sĩ và cô kĩ sư. Tôi mời họ lên thăm quan nhà mình, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi chạy đến và trao bó hoa đã cắt cho cô kỹ sư. Tôi nói với cô:

    – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

    Tôi nói to những điều đáng ra người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều người ta ít nghĩ. Cô gái ôm bó hoa vào ngực, nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi nhìn thấy cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:

    – Cũng đoàn viên, phỏng?

    – Vâng!

    Nghe xong, tôi liền nói:’

    – Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa. Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm.

    Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Rằng công việc của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động địa cầu để dự báo thời tiết. Rồi cả những khó khăn, trở ngại: những đêm mưa bão, bão tuyết, trời nắng, mưa.

    Cô kĩ sư vẫn đứng đó, ôm bó hoa và lắng tai nghe. Tôi nhìn cô rồi bỗng dừng lại:

    – Trời! Mười phút sao mà trôi nhanh quá!

    Bác họa sĩ giục tôi:

    – Anh nói nữa đi!

    Tôi vụt trở lại giọng vui vẻ:

    – Báo cáo hết! Còn hai mươi phút nữa thôi. Bác và cô vào nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

    Bác họa sĩ hứa sẽ quay trở lại và kể cho tôi nghe chuyện dưới xuôi. Bác vừa nhâm nhi chén chè và nghe tôi giải thích cụm từ “cô độc nhất thế gian”. Tôi nói rằng đó chỉ là cách nói của bác lái xe thôi, còn anh bạn trên trạm đỉnh Fansipan ba trăm một trăm bốn mươi hai mét kia còn một mình hơn tôi nhiều.

    Bác họa sĩ đề nghị vẽ tôi. Nhưng tôi từ chối. Tôi liền giới thiệu người khác. Đó là ông kỹ sư vườn rau dưới Sa Pa, hay anh cán bộ nghiên cứu sét.

    Chỉ còn năm phút nữa. Bác họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô kĩ sư cũng đứng lên đi ra chỗ bác. Bỗng nhiên, tôi nhìn thấy chiếc khăn mùi soa trên bàn, vội kêu lên:

    – Ô! Cô quên chiếc mùi soa đây này!

    Tôi lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô cúi đầu rồi đưa tay nhận lại chiếc khăn.

    Bác họa sĩ hẹn tôi ngày gặp lại. Tôi khẽ nắm lấy tay cô kĩ sư, cẩn trọng rõ ràng như người ta cho nhau cài gì chứ không phải cái bắt tay. Cô nhìn anh, cái nhìn như mãi mãi không bao giờ gặp lại, rồi cất tiếng chào tôi:

    – Chào anh.

    Tôi xin theo bóng hai người khuất dần mà lòng đầy xao xuyến.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 4

    Tôi là anh thanh niên sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m. Đến năm nay, tôi tròn hai mươi bảy tuổi. Tôi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu.

    Một mình sống trên đỉnh núi, nhưng tôi vẫn luôn giữ gìn nhà cửa của mình sạch sẽ gọn gàng. Ngoài công việc, thời gian rảnh rỗi, tôi thường đọc sách, trồng hoa và nuôi gà. Nhưng cũng có lúc tôi cảm thấy khá cô đơn, nên rất thèm được nói chuyện với con người. Chính vì vậy, tôi thường kiếm kế để những chiếc xe đi ngang qua đây dừng lại và có dịp trò chuyện với mọi người trên xe.

    Một lần nọ, tôi được bác lái xe – người bạn đã khá quen thuộc, giới thiệu gặp gỡ với bác họa sĩ và cô kỹ sư. Tôi mời họ lên thăm quan nhà mình, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi chạy đến và trao bó hoa đã cắt cho cô kỹ sư. Tôi nói với cô:

    – Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

    Tôi nhìn cô rồi, mỉm cười rồi hỏi:

    – Cô cũng là đoàn viên?

    Cô kỹ sư nhẹ nhàng trả lời tôi:

    – Vâng ạ!

    Tôi quyết định sẽ chấm dứt tiết mục hái hoa, rồi quay sang kể với bác họa sĩ về công việc của mình:

    Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

    Tôi nhìn bác họa sĩ và cô kĩ sư, họ đang chăm chú lắng nghe tôi nói. Bác họa sĩ giục tôi:

    – Anh nói nữa đi!

    Tôi nhanh nhẹn đáp:

    – Báo cáo, hết. Còn hai mươi phút nữa, mời bác và cô vào nhà uống chén trà.

    Bác họa sĩ và cô kỹ sư theo tôi vào nhà. Bác họa sĩ vừa uống trà vừa nói:

    – Chuyện dưới xuôi, khoảng mười ngày nữa tôi sẽ trở lại để kể cho anh. Bây giờ anh hãy kể cho tôi nghe tại sao người ta lại bảo anh là “người cô độc nhất thế gian”?

    Nghe vậy, tôi bật cười khanh khách:

    – Không đúng đâu bác ạ, cái từ ấy đều là của bác lái xe. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

    Bác họa sĩ lại hỏi tôi:

    – Quê anh ở đâu vậy?

    Tôi liền đáp:

    – Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa…

    Vừa kể tôi vừa thấy bác họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Để khỏi vô lễ, tôi vẫn ngồi yên cho bác vẽ, nhưng lại nói:

    – Bác đừng mất công vẽ cháu. Cháu sẽ giới thiệu cho bác những người xứng đáng hơn kìa. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu.

    Tôi nhìn đồng hồ, kêu lên:

    – Trời ơi, chỉ còn năm phút.

    Tôi chạy vội ra nhà phía sau, rồi trở vào trên tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô kĩ sư cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

    – Cô quên khăn mùi soa này.

    Tôi gọi theo để đưa cho cô gái chiếc khăn mùi xoa. Cô kĩ sư nhìn tôi, thoáng thấy cô mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

    Tôi đặt giỏ trứng vào tay bác họa sĩ rồi nói:

    – Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu không thể tiễn bác và cô được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô ạ!

    Nhìn theo bóng bác họa sĩ và cô kĩ sư khuất xa mà lòng tôi cảm thấy xốn xang lạ thường.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 5

    Tôi – kẻ được mệnh danh là cô độc nhất thế gian. Gọi như thế có lẽ cũng phải thôi vì đã mấy năm trời tôi sống quanh quẩn làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét; quanh năm làm bạn với mây mù và thiên nhiên lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người ấm đượm giữa cái chốn mênh mông bát ngát này. Thế là trời chẳng phụ tôi đã cho tôi có một cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đong đầy những dư vị tình cảm.

    Nói đến cuộc gặp gỡ đặc biệt này tôi há phải cảm ơn bác lái xe già nhiều lắm vì bác đã giới thiệu tôi với mọi người. Nhắc đến bác lái xe già cơ duyên tôi may mắn được gặp bác qua một lần đẩy cây chắn ngang xe bác. Nghĩ lại thấy ngại và đáng xấu hổ vì ước muốn nhỏ nhen được gặp người của mình mà làm chắn đoạn đường bác đi. Thế mà bác lại chẳng trách tôi lại thông cảm và hiểu cho tôi. Từ đó về sau bác hay lên thăm tôi khi thì mua sách khi lại mua cho tôi những thứ tôi cần.

    Hôm nay cũng như thường lệ; nhác thấy chiếc xe của bác phía xa xa, tôi rạng rỡ chạy tới dúi vào tay bác củ tam thất nhỏ vừa đào được, gửi bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái vừa mới ốm dậy. Tôi hồ hới khoe với bác mà chẳng để ý bác còn dẫn thêm hai người khách. Bác giới thiệu nhanh với tôi rằng đó là một ông họa sĩ già và một cô kĩ sư nông nghiệp. Theo lời gợi ý của bác, tôi có lời mời khách lên thăm nhà và cũng chính là nơi tôi làm việc.

    Ở đây cuộc sống cô độc tôi có trồng thêm vài cây hoa: hoa dơn; hoa thược dược; hoa hồng phấn… Sắc xanh đỏ, tím đan xen rực rỡ. Không nhiều nhưng cũng đủ làm nức lòng khách nơi xa. Cô kĩ sư xinh đẹp cũng không nằm trong ngoại lệ, cô ô lên một tiếng đầy thích thú. Cô ấy là cô gái đầu tiên từ Hà Nội tới thăm nhà tôi vậy chả có lý do gì mà tôi không dành tặng cho cô ấy một bó hoa thật to.

    Bác lái xe già chỉ cho tôi gặp “người” được ba mươi phút để bác không lỡ dở hành trình của mình. Vì thế tôi phải tranh thủ từng giây từng phút quý giá của cuộc đời. Tôi xin ông và cô năm phút để kể về câu chuyện của mình và hai mươi phút để được nghe về chuyện dưới xuôi. Tôi thực sự rất muốn biết dưới xuôi bây giờ tình hình kinh tế, con người như thế nào, có gì đổi mới.

    Tôi bắt đầu kể về công việc của mình. Công việc của tôi gắn liền với những chiếc máy nằm ngoài vườn kia. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, tính chấn động, dự báo thời tiết hàng ngày phục vụ cho bà con sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi vừa giới thiệu cho bác từng loại máy: nào là máy đo mưa; mưa xong thì đổ nước mưa ra cốc phân ly rồi đo; còn đây là máy nhật quang ký, chuyên dùng để đo mức độ nắng dựa trên khả năng thiêu đốt giấy rồi máy đo gió; đo mây… Tôi giới thiệu cho họ về những máy móc làm việc hàng ngày của tôi; tôi sử dụng chúng để nghiên cứu lấy số liệu rồi báo về bằng bộ đàm chuyên dụng vào khoảng thời gian cố định là bốn giờ; mười một giờ; bảy giờ tối và mười một giờ sáng. Nắm chắc kiến thức khoa học; công việc nói chung là đơn giản. Chỉ ngại mỗi hôm thời tiết khắc nghiệt; gió tuyết lạnh căm mà phải ra vườn lúc một giờ sáng thì cảm giác thật khó tả. Cái lặng im; gào thét lạnh lẽo của gió như giằng xé, nuốt trọn con người nhỏ bé. Lúc xong việc quay trở vào giường lại đau đáu trằn trọc không tài nào tiếp giấc được nữa.

    Nói đến đây giọng tôi bỗng nghẹn lại, cảm như có cái gì đó đè nén, có cái gì nghẹn ngào đến khó tả. Tôi ngẩng lên thấy cô gái đang chăm chú lắng nghe, ông họa sĩ già lại dục tôi:

    – Anh kể tiếp đi.

    Tôi sợ rằng kể nữa mình sẽ chẳng kìm được cảm xúc nên lảng sang, tôi vui vẻ:

    – Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó ạ.

    Nhà tôi thì đơn sơ: có chiếc giường con; chiếc bàn học và một giá sách. Sống một mình thế có lẽ là đủ. Tôi rót nước mời ông, mời cô nhưng cô gái trẻ lại đang mải mê bên trang sách nên tôi chỉ lẳng lặng đặt nhẹ phía trước mặt. Uống chè tôi pha, ông họa sĩ tỏ ra thích thú, ông tiếp:

    – Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

    Nghe đến đây tôi sững sờ, đoán biết là do bác lái xe kể, tôi vội thanh minh:

    – Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

    Nói cho vui thế chứ cũng có lúc tôi đã từng nghĩ mình cô đơn nhưng ngẫm lại cho cùng tôi nào có cô đơn, tôi còn có công việc vả lại công việc của tôi còn gắn liền với bao anh em, đồng chí dưới kia. Còn nói về cái thèm người tôi không phủ nhận. Mỗi lúc như thế tôi lại nói với lòng mình rằng: Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.

    Quay sang cô kĩ sư tôi nói:

    – Và cô thấy đấy, tôi còn có sách làm bạn cơ mà.

    Ông họa sĩ thắc mắc hỏi tôi:

    – Quê anh ở đâu?

    Tôi không ngần ngại chia sẻ:

    – Quê cháu ở Lào Cai và tôi có một ông bố tuyệt lắm.

    Tôi kể cho họ nghe chuyện hai bố con tôi cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bô tôi thắng cháu một – không. Dịp Tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi ở Sa Pa. Không có tôi ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ có tôi góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với tôi lúc đấy cảm xúc như vỡ òa, hạnh phúc vì cũng có lúc mình lại lập được chiến công to đến thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói thế chứ tôi vẫn còn thua bố nhiều lắm.

    Bất giác quay sang tôi thấy ông họa sĩ đang hí hoáy vào cuốn sổ trên gối. Bác vẽ tôi nhưng mình còn chưa xứng đáng. Dù thể để không vô lễ tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ. Những nét phác họa nhanh nhưng chứa đựng đầy tâm huyết và tình cảm ở trong đó. Tôi cảm nhận là vậy.

    Tôi biết có rất nhiều người xứng đáng hơn mình. Tôi nhanh nhảu:

    – Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

    Đó là những con người hi sinh thầm lặng, những con người cống hiến hết mình giữa cái chốn hoang vu, lạnh lẽo để dựng xây quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy một nét đượm buồn ,băn khoăn đầy ưu tư trên khuôn mặt ông họa sĩ.

    Còn về cô kĩ sư nông nghiệp. Tôi không giỏi đoán được suy nghĩ con gái. Tôi không biết rằng cô đang nghĩ gì? Về câu chuyện tôi kể hay về những cảm xúc tình yêu trong cuốn sách? Hay phải chăng còn là những quyết định đã qua? Tôi không thể đoán được nhưng tôi chắc rằng trong cô đang dạt dào lên một ấn tượng hàm ơn khó tả. Và như muốn để lưu lại chút gì đó nơi đây cô cố tình kẹp lại chiếc khăn tay vào giữa cuốn sách gửi lại cho tôi.

    Nhưng vì lịch sự, vì những suy nghĩ chốc lát tôi lại gào lên:

    – Ô, cô còn quên khăn mùi soa đây này!

    Rồi cuộn tròn lại trả cho cô. Cô gái ngượng ngùng nhận rồi ngoảnh mặt quay đi.

    Tôi đúng là vô tâm, vô tâm nên mới không hiểu ý nhị của người con gái đáng yêu; tâm tình ấy. Mãi đến bây giờ nhận ra thì cũng đã chỉ còn là quá khứ.

    Thời gian cũng đã hết tôi phải tiễn hai người khách đặc biệt ra về. Ông họa sĩ ôm chặt vai tôi lắc mạnh đầy hứa hẹn:

    – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

    Còn cô gái nắm lấy tay tôi buông câu nhẹ nhàng:

    – Chào anh.

    Một tình cảm nghẹn ngào như hàm chứa trong đó, cảm xúc dâng trào đến tột cùng trong tôi và có lẽ trong cả chính cô gái ấy.

    Tôi xách vội túi trứng, dúi vào tay ông họa sĩ:

    – Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.”

    Trung thực mà nói chưa đến giờ tôi trực nhưng tôi sợ sợ cái cảm giác chia ly ấy, sợ phải nói lời tạm biệt, sợ phải xa cái gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào trong nhà và ngắm nhìn mãi cho đến khi bóng cái xe khuất hẳn phía đằng xa.

    Đó là câu chuyện của tôi câu chuyện về chuyến gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng lạnh lẽo. Trong con mắt của ông họa sĩ già, của cô kĩ sư và của những người khác nữa, có lẽ đôi lúc họ sẽ tự hỏi tại sao tôi lại hành khổ mình đến thế? Tại sao tôi lại phí hoài tuổi trẻ đến thế? Tuổi trẻ để bay bổng còn tại sao tôi lại chọn cuộc sống cô đơn? Tôi không buồn mà trái lại tôi còn cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc vì đã được đóng góp một phần sức lực nhỏ bé cho quê hương, đất nước; được cống hiến nhiệt thành tuổi trẻ này cho non sông, núi rừng, để quốc gia ngày một đi lên, phát triển hưng thịnh và giàu đẹp. Hi vọng thế hệ sau này sẽ có những con người như tôi, như ông kĩ sư hay đồng chí nghiên cứu sét – Những con người Lặng lẽ Sa Pa.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 6

    Tôi sống và làm việc trên độ cao 2600 mét của đỉnh núi Yên Sơn. Đến năm nay đã trải qua hai mươi bảy năm cuộc đời. Công việc của tôi là công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu.

    Tuy một mình sống trên đỉnh núi, nhưng tôi vẫn luôn nhắc nhở bản thân giữ gìn nhà cửa của mình sạch sẽ gọn gàng. Thời gian rảnh rỗi ngoài công việc, tôi thường đọc sách, trồng hoa và nuôi gà. Sống một mình nên có lúc tôi cảm thấy khá cô đơn, rất thèm cảm giác được nói chuyện với con người. Chính vì vậy, tôi thường tìm cách khiến những chiếc xe đi ngang qua đây dừng lại và có dịp trò chuyện với những người trên xe.

    Một lần nọ, tôi được một người bạn khá quen thuộc là bác lái xe, giới thiệu gặp gỡ với một ông họa sĩ và cô kỹ sư. Tôi mời họ lên nhà mình chơi, rồi xin phép về nhà trước. Khi họ lên đến nơi, tôi tặng cho cô kỹ sư bó hoa mình đã chuẩn bị vội. Tôi nói với cô:

    – “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.”

    Tôi nhìn cô rồi niềm nở hỏi:

    – “Cô cũng là đoàn viên?”

    Cô kỹ sư nhẹ nhàng đáp:

    – “Vâng ạ!”

    Tôi quyết định sẽ chấm dứt chuyện hoa cỏ ở đây, rồi quay sang kể với bác họa sĩ về công việc thường ngày của mình:

    Công việc của cháu cũng quanh quẩn với mấy chiếc máy ngoài khu vườn này thôi. Những cái máy này thì vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có ảnh hưởng quyết định đối với mùa gió đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây làm công việc đo gió, đo nắng, đo mưa, tính mây, đo độ chấn động mặt đất. Dựa vào việc báo trước thời tiết hằng ngày mà phục vụ sản xuất, phục vụ cho chiến đấu.

    Tôi tiếp tục giới thiệu về các loại máy móc. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng có thể trông thấy, mưa xong thì đổ nước mưa ra cái cốc li phân mà đo.Rồi tiếp sang máy nhật quang ký, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, rồi cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà xem xét dự báo nắng.

    Tiếp nữa là máy vin, dựa vào việc nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá cây, hay nhìn trời sao, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể dự báo được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy dùng để đo độ chấn động mặt đất. Cháu dùng máy này để lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng bộ đàm vào bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, rồi lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành được gọi là “ốp”.

    Công việc nói chung cũng khá dễ, chỉ cần chính xác là được. Gian khổ nhất là lần làm việc và báo cáo về lúc một giờ sáng. Những lúc ấy thời tiết vùng núi Tây Bắc cực rét. Ở đây còn có cả mưa tuyết. Nửa đêm đang nằm ngủ ngon trong chăn, nghe chuông báo thức đến giờ làm việc chỉ muốn đưa tay tắt đi.

    Trong đêm, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy chưa đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết cộng với sự tĩnh mịch đến lặng người ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Sự im lặng đáng sợ ấy như bị chặt ra từng khúc, như muốn giết chết bất cứ thứ âm thanh nào khẽ rung lên trong đêm,… Những lúc im lặng như thế, dù lạnh cóng mà lại hừng hực như lửa cháy. Xong việc, trở vào, lại không tài nào ngủ lại được.

    Bác họa sĩ và cô kỹ sư trẻ đang chăm chú lắng nghe câu chuyện mà tôi luyên thuyên nãy giờ. Bác họa sĩ giục tôi:

    – “Anh nói nữa đi!”

    Tôi nhanh nhẹn:

    – “Báo cáo, hết. Còn hai mươi phút nữa, mời bác và cô vào nhà uống chén trà.”

    Bác họa sĩ và cô kỹ sư vui vẻ theo tôi vào nhà. Bác họa sĩ vừa nhấp một ngụm trà vừa nói:

    – “Chuyện dưới xuôi, khoảng mười ngày nữa tôi sẽ trở lại để kể cho anh. Bây giờ anh hãy kể cho tôi nghe tại sao người ta lại bảo anh là “người cô độc nhất thế gian”?”

    Nghe vậy, tôi liền bật cười khanh khách:

    – “Không đúng đâu bác ạ, cái từ ấy đều là của bác lái xe. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.”

    Bác họa sĩ lại hỏi:

    – “Quê anh ở đâu vậy?”

    Tôi liền:

    – “Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa…”

    Vừa kể tôi vừa để ý thấy bác họa sĩ đang hí hoáy vẽ vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Để không phải vô lễ, tôi vẫn ngồi yên cho bác vẽ, nhưng lại rằng:

    – “Bác đừng mất công vẽ cháu. Cháu sẽ giới thiệu cho bác những người xứng đáng hơn kìa. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau hay đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu.”

    Tôi đưa mắt nhìn đồng hồ, kêu lên:

    – “Trời ơi, chỉ còn năm phút.”

    Tôi chạy vội ra nhà sau, rồi trở vào với một chiếc làn trên tay. Bác họa sĩ đã tặc lưỡi đứng dậy. Cô kỹ sư cũng đã đứng lên, đặt chiếc ghế lại chỗ cũ, thong thả đi đến chỗ bác già.

    – “Cô quên khăn mùi soa này.”

    Tôi gọi với theo để đưa cho cô gái chiếc khăn mùi xoa cô ấy để quên. Cô kĩ sư nhìn tôi, thoáng thấy hai má cô đã ửng hồng lên, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

    Tôi đặt làn trứng vào tay bác họa sĩ rồi nói:

    – “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu không thể tiễn bác và cô được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô ạ!”

    Nhìn theo bóng bác họa sĩ và cô kĩ sư đang khuất dần mà lòng tôi cảm thấy xốn xang lạ thường. Cuộc gặp gỡ này đối với tôi như cơn mưa rào mùa hạ. Đủ làm tôi cảm thấy vơi đi nỗi cô đơn, nhưng họ đi cũng để lại chút tiếc nuối cho tôi về con người và cuộc sống nơi miền xuôi. Hy vọng rồi lần sau, họ lại lên gặp và kể tôi nghe chuyện dưới xuôi, như lời bác họa sĩ đã hứa ban nãy.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 7

    Trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” tôi được coi là người cô độc nhất thế gian. Cũng đúng thôi bởi vài năm nay tôi chỉ sống quanh quẩn trên đỉnh núi Yên Sơn. Công việc của tôi là làm công tác khí tượng. Cái đỉnh núi này cao 2600m. Quanh năm tôi chỉ làm bạn với mây mù và tiết trời lạnh lẽo. Tôi thèm lắm cái hơi người giữa chốn mênh mông lạnh lẽo này. Đúng là ông trời không phụ lòng ai đã cho tôi có cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ. Để lại nhiều cảm xúc chất chứa trong lòng.

    Để có được cuộc gặp gỡ này một phần cũng là nhờ bác lái xe. Bởi bác đã giới thiệu tôi cho mọi người biết về tôi. Tôi gặp được bác lái xe trong một lần đẩy cây chắn ngang xe của bác. Nghĩ lại chuyện đó tôi càng cảm thấy xấu hổ hơn. Chỉ vì ước nguyện mong muốn gặp người của mình mà đã ngáng đường xe bác đi. Ấy vậy mà bạn vẫn thông cảm và hiểu cho tôi không hề trách mắng tôi nửa lời. Từ đó bác rất hay lên thăm tôi thi thoảng mua sách hay những thứ tôi cần.

    Như thường lệ, nhìn thấy bóng xe của bác từ phía xa xa tôi đều rất vui và nhanh chân chạy tới. Biếu bác củ tam thất nhỏ vừa mới đào lên để bác về ngâm rượu bồi bổ cho bác gái mới ốm dậy. Bác lái xe giới thiệu nhanh với tôi về ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ. Bác gợi ý cho tôi dẫn khách lên thăm nhà – chính nơi tôi đang làm việc.

    Bởi sống một mình nên tôi thường trồng thêm hoa như hoa dơn; hoa thược dược hay hoa hồng phấn… Mỗi loài hoa có những sắc xanh đỏ riêng xen kẽ nhau rực rỡ. Tuy không trồng nhiều nhưng tần đó cũng đủ làm nức lòng các khách nơi xa khi đến đây. Cô kỹ sư trẻ tuổi xinh đẹp kia cũng là một trong số đó. Khi nhìn thấy vườn hoa tôi trồng cô ấy đã ô lên một tiếng thích thú. Cô ấy chính là cô gái đến từ Hà Nội đầu tiên tới thăm thôi. Chính vì thế mà không có lý do nào tôi lại không tặng cho cô ấy một bó hoa tươi cả.

    Để không lỡ dở cuộc hành trình của mình. Bác lái xe chỉ có thể cho tôi gặp gỡ những người bạn mới quen trong vòng 30 phút. Vì vậy mà tôi cần tranh thủ và trân trọng từng phút giây quý giá này. Tôi chỉ xin hai người họ 5 phút để nói về câu chuyện của mình. Thời gian 20 phút còn lại tôi muốn được họ kể về câu chuyện dưới xuôi. Tôi muốn biết tình hình dưới đó bây giờ ra sao về kinh tế, con người thay đổi như thế nào?

    Tôi bắt đầu kể cho họ nghe về công việc mình đang làm. Công việc đó gắn liền với chiếc máy nằm ở ngoài vườn kia. Hàng ngày tôi đo gió, đo mưa, đo nắng và tính mây tính chấn động. Dự báo được thời tiết xảy ra hàng ngày để phục vụ bà con lao động sản xuất và chiến đấu. Vừa kể tôi lại vừa giới thiệu từng loại máy cho bác. Nào là máy đo mưa, khi mưa xong thì đổ nước mưa thu được ra cốc phân li rồi đo. Tiếp theo là máy nhật quang kí, máy này dùng để đo được mức độ nắng mưa dựa trên khả năng thiêu đốt giấy. Tiếp đó là các loại máy đo gió, đo mây,… đây là các loại máy móc phục vụ công việc hàng ngày của tôi. Tôi sử dụng chúng trong quá trình lấy số liệu. Báo về bằng bộ đàm chuyên dụng trong một khoảng thời gian cụ thể. Bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và mười một giờ sáng.

    Công việc cũng khá đơn giản không mấy khó khăn. Chỉ cần nắm chắc được các kiến thức khoa học là được. Vào những hôm thời tiết khắc nghiệt, gió thổi vù vù lạnh thấu xương. Phải chạy ra vườn lúc một giờ sáng thì thật khó có thể diễn tả được. Khi xong việc quay trở lại giường ngủ thì không tài nào ngủ nổi được nữa.

    Bỗng nhiên giọng tôi nghẹn lại khi nói đến đây. Cảm giác như có thứ gì đó đè nén nghẹn ngào khó tả. Khi tôi ngẩng đầu lên cô kỹ sư trẻ vẫn đang chăm chú nhìn lắng nghe câu chuyện của tôi. Ông họa sĩ dục tôi: “Anh kể tiếp đi”. Tôi không kể nữa mà lảng sang chuyện khác. Bởi tôi sẽ không kìm được cảm xúc nếu kể tiếp. Tôi vui vẻ nói: “Thôi mời cô và ông vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đó.”

    Vì cũng sống một mình nên căn nhà của tôi cũng khá đơn sơ. Một chiếc giường nhỏ, một chiếc bàn học và một giá sách cạnh đó. Có lẽ như thế cũng đủ cho những người sống một mình như tôi. Tôi rót nước và mời ông cùng cô kỹ sư trẻ tuổi. Nhưng cô ấy đang mải mê với chồng sách của tôi nên tôi chỉ lẳng lặng để nhẹ cốc nước ở phía trước mặt. Uống ngụm chè mà tôi pha, ông họa sĩ thích thú nói: “ Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?”

    Nghe ông nói vậy tôi sững sờ, tôi đoán là do bác tài xế đã nói với họ trước đó. Tôi vội vàng khua tay thanh minh: “Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.”

    Nói thế thôi chứ cũng đôi khi tôi nghĩ mình là cô đơn. Suy cho cùng khi ngẫm lại tôi lại thấy tôi không hề cô đơn tí nào cả. Tôi còn có công việc mà vả lại công việc đó của tôi cũng gắn liền với nhiều anh em đông chí dưới kia. Còn nói về việc thèm người thì tôi công nhận. Nhiều lúc như vậy tôi lại nói với lòng mình rằng: “Mình sinh ra ở đâu và làm việc vì cái gì? Mình phải có trách nhiệm và cống hiến hết mình. Mà đâu chỉ mình tôi thèm người bác lái xe cũng thế còn gì, những hôm bác ấn còi inh ỏi mà tôi không chịu xuống là bác lại mò lên tận đây.”

    Tôi quay sang cô kỹ sư và nói vui: Và cô thấy đấy, tôi còn có cả sách làm bạn nữa cơ mà. Bỗng nhiên ông họa sĩ hỏi tôi: “Quê anh ở đâu?”. Tôi không ngần ngại mà nói kể cho ông nghe. Tôi quê ở Lào Cai và tôi có một người cha tuyệt vời lắm. Hai bố con chúng tôi đều viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả bố tôi đã thắng tôi 1-0. Trong dịp tết vừa rồi có một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan tôi làm tại Sa Pa. Tiếc là hôm đó tôi lại không có ở đấy. Thế nhưng các chú ấy đã cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói rằng nhờ có tôi góp một phần công lao phát hiện ra đám mây nhỏ ngày ấy. Không quân ta đã hạ được nhiều phản lực của Mĩ ở trên cầu Hàm Rồng. Cảm xúc lúc ấy dường như vỡ òa vì hạnh phúc. Chú ấy nhắc đến bố tôi, ôm tôi mà lắc: “Thế là một – hòa nhé!”. Chú nói vậy thôi chứ tôi còn cần học hỏi nhiều từ bố tôi lắm.

    Bất giác tôi quay sang thấy ông họa sĩ đang hí hoáy với cuốn sổ trên gối. Thì ra là bác đang vẽ tôi, nhưng tôi thấy mình chưa thực sự xứng đáng. Dù vậy nhưng tôi vẫn ngồi yên để bác vẽ không dám đứng lên một cách vô lễ. Chứa đựng trong những nét phác họa nhanh của bác là tâm huyết và tình cảm bên trong.

    Tôi biết còn có rất nhiều người xứng đáng hơn tôi. Tôi nhanh nhảu nói: “Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi”

    Đó đều là những con người cống hiến hết mình và hi sinh thầm lặng giữa chốn lạnh lẽo hoang vu này. Tất cả đều dựng xây nên quê hương đất nước. Nói đến đây tôi thoáng thấy được nét đượm buồn đầy ưu tư trên khuôn mặt của ông họa sĩ già. Bởi tôi không giỏi đoán được những suy nghĩ của người con gái. Vì vậy tôi cũng không biết cô kỹ sư trẻ đang nghĩ gì nữa. Có thể là đang suy nghĩ về chuyện tôi kể hoặc cảm xúc trong những trang sách. Cũng có thể là những chuyện đã qua. Tuy tôi không thể đoán được. Nhưng chắc rằng trong cô ấy đang dạt dào cảm xúc khó tả. Có lẽ là muốn lưu lại chút gì tại nơi này nên cô đã kẹp chiếc khăn tay vào cuốn sách cho tôi. Thế nhưng vì phép lịch sự, vì suy nghĩ bồng bột trong chốc lát. Tôi gào lên: “ô, cô còn quên khăn mùi xoa đây này”. Sau đó cuộn chiếc khăn lại và trả cô. Cô ngượng ngùng nhận lại chiếc khăn rồi ngoảnh mặt quay đi.

    Tôi đúng là một thằng con trai vô tâm phải không các bạn? Chính vì sự vô tâm ấy mà tôi đã không hiểu ý của người con gái ấy. Cho đến bây giờ khi nhận ra rồi thì chuyện đó đã trở thành quá khứ. Ba mươi phút trôi qua thật nhanh, đã đến lúc tôi phải tiễn hai vị khách đặc biệt này rồi. Ông họa sĩ già ôm chặt vai tôi lắc mạnh và nói đầy hứa hẹn: “Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?”. Còn cô kỹ sư trẻ nắm tay tôi và nói câu nhẹ nhàng: “Chào anh”. Có một tình cảm nghẹn ngào ẩn chứa trong đó. Có lẽ cả tôi và cô ấy đều trào dâng lên một cảm xúc tột cùng nào đó. Tôi vội vàng xách túi trứng dúi vào tay ông họa sĩ và nói: “Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé”. Tôi rất sợ cái cảm giác chia ly, sợ phải nói lời chào tạm biệt và sợ phải rời xa cái được gọi là “hơi người”. Tôi chạy vào nhà và nhìn mãi hình bóng cái xe cho đến khi khuất hẳn.

    Đó là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đặc biệt nơi núi rừng giá lạnh. Tôi đoán rằng trong con mắt của ông họa sĩ và cô kỹ sư trẻ hay những người khác nữa. Họ sẽ tự hỏi rằng tại sao tôi lại phải chịu khổ sở đến như vậy? Sao tôi lại bỏ phí tuổi trẻ của mình để ở đây? Tuổi trẻ nên được bay bổng khám phá trải nghiệm sao tôi lại chọn sống ở đây với cuộc sống cô đơn? Tôi không hề cảm thấy buồn trái lại còn rất vui. Bởi vì tôi đã đóng góp một phần công sức nhỏ của mình cho quên hương đất nước này. Cống hiến tuổi trẻ của mình cho non sông Tổ quốc để cho đất nước quốc gia ngày một đi lên và phát triển. Hy vọng thế hệ sau này cũng sẽ có những con người như tôi hay như ông kỹ sư. Hay đồng chí nghiên cứu sét – những con người Lặng lẽ Sa Pa.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 8

    Là thanh niên, tôi luôn nghĩ rằng với sức dài vai rộng, phải xung phong đến nơi đầu sóng ngọn gió, đem sức mình cống hiến cho công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và dựng xây đất nước. Thế nên, sau khi tốt nghiệp trường đại học, tôi rời thành phố tình nguyện lên công tác ở đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, thuộc Sa Pa, Lào Cai.

    Tôi được phân công làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công việc không mấy cực nhọc nhưng phải đo, tính và báo cáo cứ 4 giờ một lần. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Trời rét lắm. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

    Những ngày đầu mới lên, chưa quen nơi ở mới, tôi buồn lắm. Vốn quen với cuộc sống nơi thành phố tiện nghi và nhộn nhịp, giờ một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, nhớ ơi là nhớ. Cái cảm giác cả ngày chỉ nhìn thấy cỏ cây, không được trò chuyện cùng ai, không nói, không cười thật là đáng sợ. Nhiều lúc, bởi thèm nói chuyện, thèm được lắng nghe giọng nói quá, tôi lăn khúc cây lớn chắn ngang giữa đường, có xe nào đó dừng lại, lấy cớ phụ lăn cây vào lề để được nhìn trông và nói chuyện một lát. Những lần như thế, tôi quen được bác lái xe tốt bụng. Mỗi lần ở dưới lên, bác thường mua tặng tôi món này món kia để tôi vui.

    Một lần, bác lái xe dẫn một đoàn khách gồm một ông họa sĩ già và một cô kỹ sư thẻ lên thăm tôi. Lúc ấy, tôi chưa rõ khách đến thăm mình là ai, chỉ vừa thấy xe dừng lại, ba người vừa đi một đoạn là tôi từ trên đỉnh núi háo hức chạy xuống chào đón.

    Bận trước, bác lái xe có nói bác gái đang ốm, tôi chuẩn bị sẵn củ tam thất mới đào được gửi tặng cho bác gái bồi dưỡng sức khỏe. Bác lái xe cũng không quên đưa cho tôi mấy quyển sách mà tôi đã dặn nhờ bác mua hộ. Rồi bác dắt tôi lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái. Sau những lời chào hỏi, tôi đưa mọi người lên thăm nơi ở và làm việc của tôi. Tôi xin phép chạy lên trước, ý là để pha sẵn ấm trà nóng, mọi người lên tới là có uống ngay cho ấm và tranh thủ cắt lấy một ít hoa cho cô gái. Tôi thầm nghĩ: “con gái nào chẳng thích hoa, nhà mình đầy hoa. Thế nào cô ấy cũng thích”.

    Thật đúng là như vậy, khi lên tới nơi, cô gái chỉ kịp “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên tôi đang cắt hoa. Rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, tôi trao bó hoa đã cắt cho cô gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy, trên môi nở một nụ cười rạng rỡ.

    Đó cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay. Tôi nói với cô cứ lấy bao nhiêu tùy thích. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt tôi cảm động. Bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, tôi hạ giọng hỏi vài câu cho đỡ ngượng rồi chuyển sang bác lái xe và ông họa sĩ.

    Tôi bước lại bên bác lái xe và ông họa sĩ, hồ hởi kể về công việc của tôi cho ông họa sĩ nghe. Cô gái từ nãy giờ ôm bó hoa đứng ở ngoài vườn cũng lặng lẽ lắng nghe. Nước chè đã ngấm, tôi mời mọi người vào trong nhà cho ấm và thưởng thức nước chè thơm. Tôi rót nước chè mời nhà họa sĩ, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô. Ông họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa. Ông hóm hỉnh hỏi sao người ta bảo tôi là người cô độc nhất thế gian? Rằng tôi “thèm” người lắm? “A! Chắc bác lái xe đã khoe chuyện này rồi” – tôi thầm nghĩ rồi bật cười khanh khách phân trần rằng: “một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ”.

    Thế rồi, tôi kể lại thời gian hồi mới vào nghề. Những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, tôi cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này tôi không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại là một mình được? Huống chi việc của tôi gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của tôi gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, tôi buồn đến chết mất. Ai cũng muốn được sống giữa mọi người. Nhưng, mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Tất cả những điều ấy là động lực thôi thúc tôi làm việc không ngừng nghỉ và không còn thấy việc mình đang làm là gian khổ nữa.

    Nhân dân miền Nam đang ngày đêm kháng chiến chống Mĩ, máu nhân dân vẫn đang đổ xuống vì nền hòa bình dân tộc, vì sự nghiệp thống nhất nước nhà. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cần lắm sức trẻ biết hi sinh lợi ích nhỏ của riêng mình vì lợi ích chung của đất nước, vì tương lai của cả dân tộc. Ngay lúc này đây, mình chọn lối sống an nhàn, tận hưởng những điều vụn vặt là có lỗi lắm, sao yên lòng được.

    Tôi cứ say sưa kể chuyện thì ông họa sĩ lặng lẽ cũng hí hoáy vẽ vẽ vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Tôi biết họa sĩ đang vẽ tôi, hơi ngượng ngùng nhưng để khỏi vô lễ, tôi vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với niềm kì vọng của ông. Tôi xin ông đừng vẽ tôi. Tôi giới thiệu ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa kia đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình trong vườn rau thực nghiệm chỉ để tạo ra những giống cây tốt hơn, năng suất hơn, đóng góp thiết thực phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Tôi còn giới thiệu thêm đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan, mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ chỉ để dò tìm và vẽ lại bản đồ sét riêng cho nước ta. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

    Ông họa sĩ khép lại cuốn sổ. Tôi không biết ong đã vẽ gì trong đó, chỉ thấy nụ cười nhẹ trên môi với vẻ mặt ưng ý lắm. Bất giác, tôi nhìn lên đồng hồ: “- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” – tôi kêu lên thảng thốt và tiếc rẻ. Sợ không kịp tiễn đưa, tôi liền chạy ra nhà phía sau lấy mấy quả trứng gà tặng ông họa sĩ. Khi mọi người ra khỏi cửa, tôi phát hiện cô gái còn quên chiếc khăn mùi xoa, tôi vội nhặt lấy gửi cô. Cô gượng cười thẹn thùng, mặt đỏ bừng khó hiểu, vội quay đi. Để tránh phải đối diện với giây phút từ biệt ngậm ngùi, tiếc nuối, tôi lấy cớ tới giờ “ốp”, không đưa mọi người xuống chân núi.

    Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tôi thỏa lòng mong nhớ. “Chao ôi, có ai ở trong hoàn cảnh của tôi mới biết cái cảm giác “thèm người” nó đáng sợ như thế nào”. Chẳng ai thích sống cô đơn ở nơi vắng lặng như thế này nhưng vì dân tộc, vì đất nước, tôi vẫn luôn tự hào về công việc mình đang làm, yêu nơi mình đang sống. Trong cái Sa Pa lặng lẽ nhưng vẫn luôn có những con người sôi nổi, ngày đêm cống hiến sức lao động của mình cho đất nước. Và có ai đó đòi hoán đổi, nhất định tôi sẽ không đồng ý. Chỉ cần trong lòng ta luôn rộn ràng, luôn gắn kết mình với mọi người thì dù có ở nơi không người đi chăng nữa, ta vẫn cảm thấy vui tươi và lạc quan về cuộc sống, về tương lai rộng mở.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 9

    Tôi là một anh thanh niên năm nay đã hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Sống một mình ở đây buồn quá, tôi phải “bày trò” lấy khúc gỗ chắn ngang đường để khiến các đoàn xe phải dừng lại. Hôm nay bác lái xe thân quen của tôi lại chở đoàn khách từ dưới Hà Nội lên Sa Pa và tôi đã may mắn được trò chuyện với họ.

    Thấy xe dừng lại tôi liền chạy một mạch tới không quên mang theo gói củ tam thất mới đào, tôi đưa cho bác lái xe gửi về biếu bác gái mới ốm dậy. Bác lái xe cũng trao lại cho tôi quyển sách mà tôi nhờ bác mua lần trước, tôi mừng quýnh lên, ngó lên xe đã thấy mọi người đã xuống hết cả. Bác lái xe giới thiệu với tôi một bác họa sĩ và một cô kĩ sư nông nghiệp, tôi luống cuống vừa mừng vừa ngại mời họ lên nhà tôi chơi. Tôi chỉ lối cho họ lên nhà rồi chạy ra vườn hái mấy bông hoa, trong vườn của tôi nhiều hoa lắm, hoa dơn có, thược dược có đủ sắc màu.

    Tôi hái tặng cho cô kĩ sư một bó coi như quà gặp mặt, tôi nói với cô kĩ sư hãy cắt tùy ý một bó thật to. Có thể nói họ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết, cô kĩ sư đó cũng là cô gái đầu tiên từ Hà Nội lên nhà tôi từ bốn năm nay. Tôi bộc bạch những suy nghĩ của mình sau đó lau vội mồ hôi, chỉ có ba mươi phút cho cuộc gặp gỡ này, tôi không muốn lãng phí dù chỉ nửa giây. Tôi kể cho họ nghe về công việc của mình, cũng mong sẽ được nghe những chuyện dưới xuôi. Tôi kể về nhiệm vụ đo gió, nắng, mưa, đo chấn động, tính mây phục vụ cho dự báo thời tiết hàng ngày. Tôi giới thiệu với họ những loại máy móc, nào là thùng đo mưa, máy nhật quang kí, máy đo gió, máy đo chấn động vỏ quả đất, mỗi ngày phải báo cáo mấy lần. Cũng phải kể những cái khổ tôi trải qua ở đây, đó là mưa tuyết, cái lạnh đáng sợ khi phải thức dậy lúc 1 giờ đêm để đi đo. Thế rồi tôi thấy dường như mình nói nhiều về phần mình quá rồi, liền báo cáo hết và mời họ vào nhà uống trà.

    Tôi rót nước chè mời bác lái xe và bác họa sĩ, mang cả chén nước ra mời cô kĩ sư đang ngắm nhìn những quyển sách trên giá ở bàn học. Bác họa sĩ hứa hẹn với tôi rằng mươi ngày nữa sẽ trở lại đây, tôi vui lắm. Bác cũng thắc mắc sao họ lại gọi tôi là người cô độc nhất thế gian, nhưng làm sao cô độc bằng anh bạn làm trên đỉnh Phan-xi-păng kia. Rồi tôi tâm sự với họ về cái nghề của mình, tôi yêu công việc của mình, không có nó có lẽ sẽ buồn đến chết. Bác họa sĩ muốn vẽ tôi nhưng thực tôi xấu hổ lắm vì mình đâu xứng để được bác vẽ, tôi giới thiệu cho bác ấy vẽ ông kĩ sư ở vườn sau dưới Sa Pa. Tôi giật mình khi chỉ còn năm phút, chỉ đành cười tiếc rẻ thời gian trôi quá nhanh, ra đằng sau lấy chiếc làn trứng tôi mang biếu cho mọi người ăn trưa. Không kịp tiễn mọi người ra xe vì gần tới giờ “ốp” tôi chỉ đứng từ xa chào họ rồi quay đi.

    Sẽ phải chờ bao lâu nữa mới lại có người cho tôi gặp, có câu chuyện dưới xuôi cho tôi nghe. Tôi vin hy vọng của mình vào lời hứa của bác họa sĩ, chắc là mươi ngày nữa thôi là tôi được gặp bác.

    Đóng vai anh thanh niên kể lại Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 10

    Hai mươi bảy tuổi, cái tuổi mà người ta thỏa sức vùng vẫy khắp chân trời góc bể thì tôi lại chọn công việc khí tượng ở trên đỉnh núi Yên Sơn. Thèm người quá nên tôi kiếm kế chắn khúc gỗ ngang đường để gặp người, hôm nay lại có xe dừng lại.

    Đó là xe của đoàn khách từ dưới Hà Nội lên đây, bác lái xe tôi đã quen rồi, chỉ có bác họa sĩ và cô kĩ sư là lần đầu đến nhà tôi. Tôi mang củ tam thất mới đào được hôm qua biếu cho bác lái xe, bác lại đưa tôi quyển sách mà tôi đã nhờ mua, sau đó mời mọi người lên nhà tôi chơi. Chẳng có gì làm quà chào đón, tôi đành hái mấy bông hoa tặng cho cô gái. Từ đợt Tết đến giờ đây mới là đoàn khách thứ hai vào nhà tôi, cô kĩ sư kia cũng đặc biệt là cô gái đầu tiên đến nhà tôi từ bốn năm nay. Bỏ qua cái xa lạ, tôi kể cho mọi người nghe về công việc hàng ngày của mình trên trạm khí tượng này. Chẳng cần biết mọi người có muốn nghe không nhưng đó đều là câu chuyện làm quà của tôi, vui vì có người lắng nghe mình nói chuyện. Tôi cũng không ngại kể về cái khó và vất vả trong công việc của mình cho họ nghe, về những đêm mưa tuyết phải bỏ chăn ấm mà chạy ra ngoài đương đầu với gió tuyết để làm nhiệm vụ. Chỉ còn hai mươi phút cho cuộc gặp gỡ, tôi mời họ vào nhà vừa uống nước chè, vừa nói chuyện. Bác họa sĩ hỏi về cái “thèm” người của tôi, quả thực tôi “thèm” người lắm, ở một mình lâu như thế tôi thèm có người nói chuyện, được nghe chuyện dưới xuôi. Mặc dù tôi không cô độc bằng anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng nhưng cũng là cô đơn lắm. Tôi lấy công việc làm bạn, dù công việc gian khổ đến đâu cũng không thể từ bỏ vì đó là lựa chọn, là mục đích sống của tôi. Chẳng phải tôi nhớ sự phồn hoa đô hội dưới xuôi mà chỉ thèm có người để biết rằng mình đang sống chứ không phải tồn tại. Bác họa sĩ hỏi về quê tôi, tôi kể về quê Lào Cai và bố của tôi, tôi tự hào về bố lắm và cả chiến tích phát hiện đám mây khô giúp quân ta hạ phản lực của Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đột nhiên tôi thấy bác họa sĩ như đang vẽ chân dung mình, tôi ngượng ngùng ngồi yên cho bác vẽ nhưng tôi thấy người xứng đáng hơn cả là ông kỹ sư vườn rau dưới Sa Pa và anh đồng chí làm nghiên cứu khoa học. Chỉ còn năm phút, tôi tiếc rẻ vì thời gian trôi quá nhanh, đã đến lúc phải từ biệt mọi người. Tôi ra sau nhà xách một làn trứng, gửi tặng mọi người mang theo ăn trưa, bắt tay mọi người và chào tạm biệt. Tôi quay mặt đi, không muốn nhìn cảnh tượng chia xa ấy, quay trở vào nhà cho kịp giờ “ốp”.

    Chia xa là để gặp lại, tôi tự nhủ bản thân mình rằng rồi sẽ lại có thêm nhiều đoàn khách nữa dừng chân tại nhà tôi. Mỗi cuộc gặp gỡ đều có cái duyên của nó, giống như cái duyên của tôi với nghề, cái duyên ấy giúp tôi thêm yêu nghề, gắn bó và cống hiến hết mình cho công việc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *