Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường (Dàn ý + 6 Mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường (Dàn ý + 6 Mẫu)

Kỉ luật học đường là những quy tắc, quy định, những điều lệ được đặt cho cho cả giáo viên và học sinh. Với 6 bài Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường hay nhất, kèm dàn ý chi tiết, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường (Dàn ý + 6 Mẫu)

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường (Dàn ý + 6 Mẫu)

Mọi người đều phải tuân thủ kỉ luật học đường nhằm đạt được mục đích tốt, mang lại hiệu quả tối đa trong việc dạy và học. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường

    Dàn ý nghị luận xã hội về kỉ luật học đường

    1. Mở bài

    Trên con đường đi tới thành công trong tương lai học tập luôn đóng một vai trò quan trọng để bạn tiến tới và kỷ luật học đường là điều không thể thiếu

    2. Thân bài

    – Kỷ luật là gì? Kỷ luật là những nội quy, những quy định được thông qua để người khác phải tuân thủ làm theo. Ai không làm đúng làm sai thì sẽ có những hình phạt thích đáng.

    – Kỷ luật luôn là cần thiết nhất là trong giới học đường nó giúp cho các bạn trẻ lứa tuổi còn nông nổi bồng bột “ăn chưa no lo chưa tới” dễ bị sa ngã vào cám dỗ có những định hướng đúng để bước đi.

    – Kỷ luật giống như một tấm gương soi giúp cho các bạn trẻ soi mình và đó để biết mình có đi đúng đường hay không.

    – Kỷ luật học đường thường được hình thành dựa trên cơ sở tốt nhất để giúp các bạn học sinh sinh viên có thể thực hiện được. Nó thường dựa trên lợi ích của số đông mà hình thành

    – Nhiều bạn trẻ thường cho rằng nên để các bạn học sinh được phát triển theo cá tính của mình không nên có quy định kỷ luật. Nhưng thực nếu không có kỷ luật các bạn sẽ xa đà cám dỗ trở thành người vô tổ chức.

    Ví dụ: học sinh cần đi học đúng giờ trang phục chuẩn quy định của nhà trường. Nhưng nhiều bạn đi học trễ mặc trang phục mát mẻ giống đi tắm biển để đi học thì không thể nào chấp nhận được.

    – Tôn sư trọng đạo, yêu quý tôn trọng thầy cô luôn là một trong những kỷ luật cần thiết với những người đã và đang ngồi trong ghế nhà trường.

    – Cần giáo dục cho học sinh tôn trọng lối sống kỷ luật ngay từ nhỏ để các bạn có một lối sống nguyên tắc và chuẩn đạo đức xã hội

    3. Kết bài

    – Kỷ luật luôn là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục của học sinh. Chính vì vậy, các bạn học sinh cần chấp hành tốt nội quy học đường để có một môi trường học tập lành mạnh hơn.

    – Liên hệ với bản thân mình rút ra bài học kinh nghiệm.

    Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Mẫu 1

    Nếu như chúng ta luôn coi gia đình là một tế bào, và tế bào đó như đã tạo nên xã hội thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ phản ánh quá trình học tập cũng như là ý thức và trách nhiệm của các bạn học sinh. Có lẽ cũng chính bởi vậy, nhà trường cần phải có kỷ luật học đường và dường như để có thể kiểm soát hành vi của học sinh.

    Kỉ luật học đường được hiểu đó chính là những quy tắc, quy định, những điều lệ được đặt cho cho cả giáo viên và học sinh để có thể như để cùng nhau xây dựng một môi trường có kỉ luật và khuôn phép. Kỉ luật học đường đồng thời cũng như được xem là một công cụ hữu hiệu để quản lý cũng như dùng kiểm soát những hành vi của các thành viên trong nhà trường đặt ra và có những hình thức xử lý vi phạm.

    Ta như hiện nay tại các trường học kỉ luật học đường lại như đã được biểu hiện rất rõ. Cụ thể đó chính là thể hiện ở trang phục, đầu tóc, giữ gìn vệ sinh, trật tự trong lớp, cũng như là thái độ đối với thầy cô giáo, và đồng thời cũng chính là trách nhiệm đối với mỗi bài học. Tất cả dường như những điều đó sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh và trong sáng. Và đến trường học có những quy định, những kỷ luật đó chính là vào các buổi thứ 2, thứ 4, thứ 6 các em phải mặc nghiêm chỉnh đồng phục, sơ vin. Còn các ngày còn lại là mặc đúng đồng phục không cần sơ vin,…

    Ta như cũng có thể thấy được rằng mỗi nhà trường đều có một nội quy, thường thì sẽ được đặt tấm bảng này ở ngoài cổng trường hoặc khi ngay gần cột cờ để nhắc nhở các em chú ý chấp hành đúng. Đặc biệt là khi ta đã gọi là kỉ luật học đường thì cần yêu cầu mọi thành viên trong nhà trường dường như cũng phải chấp hành và tuân thủ nghiêm minh.

    Kỷ luật học đường như được xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, và kỷ luật này như từ học sinh đến thầy cô giáo cần phải chấn chỉnh lại ý thức để xây dựng ngôi trường ngày càng văn minh hơn, kỷ cương hơn.

    Và phải nói rằng mặc dù nhà trường là nơi để học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giữa thầy cô giáo với học sinh, đó được coi như là nơi tình bạn được ươm mầm. Đó có lẽ chính là cái nôi để chúng ta có thể định hướng được tương lai của bản thân mình từ bây giờ. Và cũng chính bởi vậy hình thành và trau dồi kỉ luật học đường ta cũng như thường xuyên không những góp phần xây dựng nhà trường phát triển mà nó như cũng còn hoàn thiện được nhân cách và lối sống cho bản thân mình.

    Ta cũng như đã thấy được mỗi học sinh đến trường đều biết tuân thủ những kỉ luật học đường, và học sinh như không vi phạm những quy định được đề ra thì sẽ tạo thành thói quen tốt giúp cho bản thân mỗi học sinh rèn luyện bản thân mình hằng ngày. Ngược lại, nếu như chính bản thân các thầy cô cũng phải là những người cần phải chấp hành kỉ luật học đường trước tiên và làm đúng đắn nhất để có thể làm gương cho học sinh. Nếu như mà nhà trường quy định không được đánh học sinh bằng roi, thước kẻ nhưng thầy cô lại vi phạm quy định này đặt ra từ trước không chấp hành thì chính thầy cô đã để lại ấn tượng xấu đối với học sinh và cũng không làm gương cho các em học sinh noi theo được. Vì vậy có thể nói kỷ luật học đường không chỉ được đặt ra với học sinh mà còn chính là với giáo viên. Giáo viên phải làm gương cho các em noi theo.

    Có thể nói rằng chính vấn đề kỉ luật học đường cần được thầy cô giáo tuyên truyền và đưa ra những biện pháp để có thể cưỡng chế để bắt buộc học sinh phải hình thành thói quen tốt hằng ngày. Và cũng chính vì như thế nhà trường sẽ là nơi cung cấp tri thức vừa là nơi giáo dục làm người rất ý nghĩa và lành mạnh.

    Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Mẫu 2

    Trên con đường đưa đến sự thành công, học tập là một vấn đề hết sức quan trọng và là yếu tố cần thiết nhất để mang đến sự thành đạt cho mỗi con người. Chính vì thế, môi trường học đường đang và rất được mọi người chú trọng đến, đặc biệt là kỉ luật học đường.

    Kỉ luật là những quy định cho một tập thể trong một phạm vi nào đó nhằm mục đích cho sự phát triển toàn diện của tập thể đó. Vì vậy kỉ luật học đường là những nội quy trong môi trường học đường mà giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nhằm đạt được mục đích tốt, mang lại hiệu quả tối đa trong việc dạy và học. Chẳng hạn như học sinh phải đi học đúng giờ, giáo viên cũng phải nhận lớp đúng lúc để không làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu và truyền đạt kiến thức,v.v…

    Ngày nay, vấn đề kỉ luật học đường cần phải được nâng cao và quản lí chặt chẽ hơn nữa vì trường học là nơi giáo dục, bồi dưỡng các em trở thành những người giúp ích cho tương lai của đất nước thì những vấn đề về kỉ luật trong học đường càng trở nên quan trọng trong quá trình bồi dưỡng nhân cách sau này của các em. Chẳng hạn như phải tập cho các em thói quen lễ phép với người lớn hơn mình, quan tâm giúp đỡ mọi người và những người khó khăn là phẩm chất mà học sinh cần có được. Một người học sinh biết tuân thủ đúng kỉ luật, nội quy chung bao giờ cũng là người được người khác kính trọng, yêu quý, tự làm chủ được bản thân, nhận được sự tin tưởng của mọi người, là người công dân tốt cho xã hội. Lấy điển hình là một học sinh luôn đi học đúng giờ, lễ phép với giáo viên và mọi người, luôn làm bài tập được giao và biết tự trau dồi kiến thức cho mình, chắc chắn sẽ trở thành một người con ngoan trò giỏi, được giáo viên yêu mến và luôn nhận được sự kính trọng của mọi người xung quanh.

    Song song đó vẫn còn khá nhiều học sinh vẫn không nhận thức được tầm quan trọng của kỉ luật học đường, vẫn còn thường xuyên vi phạm và xem thường sự nhắc nhở của mọi người. Chính vì thể cần phải có những hình thức xử phạt thật nghiêm đối với những học sinh là thành phần cá biệt. Đối với các trường hợp đi học trễ, thường xuyên không làm bài, không nghe giảng trên lớp hoặc lo ra, cúp học, cần phải thông báo cho gia đình và xử phạt thật nghiêm khắc để kịp uốn nắn các em khi còn có thể, đảm bảo cho việc học tập và giáo dục các em trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt cho đất nước.

    Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta phải thực hiện tốt những nội quy, kỉ luật mà tập thể đề ra. Bên cạnh đó cần có những phần thưởng khuyến khích và động viên các em để các em có thể cố gắp phấn đấu học tập và chấp hành tốt nội quy của nhà trường. Riêng em, em sẽ cố gắng chấp hành tốt nội quy để thầy cô vui lòng, bạn bè quý mến và đem lại niềm vui cho ba mẹ.

    Kỉ luật là nhân tố quan trọng góp phần quyết định nên chất lượng đào tạo học sinh cho trường học. Chính vì thế chúng ta cần phải chấp hành thật tốt nội quy để có thể tạo nên một trường học tốt, chất lượng cao và kỉ luật đúng đắn.

    Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Mẫu 3

    Cha mẹ cho ta cuộc sống, dạy ta những bài học quý giá để có thể đương đầu với những khó khăn, thách thực trong cuộc sống. Thế nhưng, trường học là nơi nuôi dưỡng và dạy chúng ta rất nhiều bài học hơn nữa để ta có thể trở thành những con người có ích trong xã hội. Vì thế, những kỉ luật học đường rất quan trọng trong việc nuôi dạy nhân cách và học thức của mỗi người.

    Kỷ luật học đường là những quy định, nề nếp mà học sinh, sinh viên cần phải nghiêm chỉnh chấp hành. Ngoài những kỉ luật trong thi cử, học tập, học sinh cần phải nghe theo những quy định về nề nếp, sinh hoạt. Những điều đó nhằm rèn luyện cho học sinh không chỉ những vốn kiến thức hữu ích, mà còn tạo nên những tính cách, phẩm chất quan trọng cho mỗi người.

    Ở mỗi một ngôi trường sẽ có thể có những quy định riêng để phù hợp với định hướng, văn hóa của mỗi môi trường. Tuy nhiên sẽ cần có những quy định chung dành cho tất cả các học sinh ở khắp các nơi trên thế giới. Trường học là nơi cung cấp những nguồn tri thức bổ ích, hiệu quả, vì thế cần phải tạo ra một môi trường hòa đồng, thân thiện để các bạn học sinh có cơ hội công bằng để tìm tòi khám phá. Vì thế, việc chấp hành các quy định về làm bài tập về nhà, tham gia các buổi hoạt động ngoại khóa, không được gian lận trong thi cử đều hướng đến mục đích tối ưu hóa việc học tập trên trường. Việc tuân thủ những quy định, bài tập ấy phản ánh một người sống có kỷ luật hay không. Việc sống có kỷ luật sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả cao trong công việc, đồng thời được thầy cô bạn bè mến mộ.

    Bên cạnh đó, việc tuân thủ các kỷ luật học đường như trong vấn đề ý thức giao tiếp cũng rất quan trọng. Trong khi hiện nay, vấn nạn đánh nhau, chửi bậy, bạo lực trong học đường có xu hướng trở nên bị phổ biến hơn gây nên hậu quả rất xấu trong môi trường học đường. Thì việc tuân thủ quy định không tham gia đánh nhau, không sa vào các tệ nạn xã hội. Bạn bè cần chan hòa, thân thiện, cùng nhau thi đua giúp đỡ sẽ giúp cho các hành vi xấu không có cơ hội mở rộng trong môi trường văn hóa học đường. Hay việc tuân thủ quy định về đồng phục, đầu tóc, không được trang điểm,… khi đến trường cũng giúp giữ gìn nét đẹp mộc mạc, giản dị của các bạn học sinh.

    Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ phát triển và yêu cầu ngày càng cao hơn của mỗi cá nhân học sinh. Nhiều bạn thường xuyên phá vỡ các kỷ luật, không quan tâm đến hậu quả của những hành động mình làm dẫn đến những việc làm thiếu sót, đáng buồn. Các bạn không tích cực học tập, tham gia đầy đủ các lớp học nhưng vẫn muốn điểm cao, dẫn đến các hành vi quay cóp, gian lận. Rồi thay vì nhẹ nhàng, hòa đồng cùng các bạn đồng niên khi xảy ra tranh cãi, nhiều bạn chọn cách xử lý bằng bạo lực, đánh nhau. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, số lượng tội phạm học đường có thể sẽ tăng cao, và nhân cách của những người học sinh sẽ ngày càng bị sa sút nghiêm trọng.

    Để ngăn chặn những hành vi không tuân thủ kỉ luật học đường, nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lý chặt chẽ những hành vi tiêu cực. Các biện pháp từ khuyên răn, nhắc nhở cho đến xử lý mạnh mẽ, triệt để cần được áp dụng linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng.

    Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Mẫu 4

    Nếu như gia đình là một tế bào, tạo nên xã hội thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ phản ánh quá trình học tập, ý thức và trách nhiệm của các bạn học sinh. Bởi vậy, nhà trường cần phải có kỷ luật học đường để có thể kiểm soát hành vi của học sinh.

    Kỉ luật học đường là những quy tắc, quy định, điều lệ được đặt cho cho cả giáo viên và học sinh để cùng nhau xây dựng một môi trường có kỉ luật và khuôn phép. Kỉ luật học đường được xem là một công cụ hữu hiệu để quản lý cũng như kiểm soát những hành vi của các thành viên trong nhà trường.

    Hiện nay tại các trường học kỉ luật học đường được biểu hiện rất rõ. Cụ thể ở trang phục, đầu tóc, giữ gìn vệ sinh, trật tự trong lớp, thái độ đối với thầy cô giáo, trách nhiệm đối với mỗi bài học. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một môi trường lành mạnh và trong sáng.

    Đến các trường học, chúng ta vẫn thấy đồng phục trường được quy định mặc vào thứ 2,4,6 và bắt buộc phải sơ viên. Khi đến trường thì phải dừng xe ở cổng và đẩy vào, không được đi xe vào trường. Gặp thầy cô giáo thì phải lễ phép chào hỏi. Tất cả đều là những quy định đã được hình thành từ thái độ của các bạn hằng ngày.

    Mỗi nhà trường đều có một nội quy, thường thì sẽ được đặt tấm bảng này ở ngoài cổng trường hoặc ngay gần cột cờ để nhắc nhở các em chú ý chấp hành đúng. Khi đã gọi là kỉ luật học đường thì cần yêu cầu mọi thành viên trong nhà trường phải chấp hành và tuân thủ nghiêm minh.

    Kỷ luật học đường xuất phát từ ý thức của mỗi cá nhân, từ học sinh đến thầy cô giáo cần phải chấn chỉnh lại ý thức để xây dựng ngôi trường ngày càng văn minh hơn.

    Mặc dù nhà trường là nơi để học hỏi kiến thức, trao đổi kinh nghiệm giữa thầy cô giáo với học sinh, nơi tình bạn được ươm mầm. Đó sẽ là cái nôi để chúng ta có thể định hướng được tương lai của bản thân mình từ bây giờ. Bởi vậy hình thành và trau dồi kỉ luật học đường thường xuyên không những góp phần xây dựng nhà trường phát triển mà còn hoàn thiện được nhân cách và lối sống cho bản thân mình.

    Mỗi học sinh đến trường đều biết tuân thủ những kỉ luật học đường, không vi phạm những quy định được đề ra thì sẽ tạo thành thói quen tốt giúp cho học sinh rèn luyện bản thân mình hằng ngày. Ngược lại thầy cô cũng phải là những người cần phải chấp hành kỉ luật học đường trước tiên để có thể làm gương cho học sinh. Nếu nhà trường quy định không được đánh học sinh bằng roi, thước kẻ nhưng thầy cô lại vi phạm, không chấp hành thì chính thầy cô đã để lại ấn tượng xấu đối với học sinh.

    Bởi vậy kỉ luật học đường không chỉ có học sinh mới phải tuân thủ mà ngay cả giáo viên cũng phải là những người chấp hành đầu tiên.

    Khi học sinh chấp hành đúng kỉ luật sẽ được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngược lại nếu đến trường học nhưng học sinh lại xem trường học như cái chợ, cãi lại thầy cô, nói ngang trong giờ học, ăn mặc không phù hợp khi đến trường. Hành vi cá biệt đó sẽ tạo nên hình tượng cá biệt, thầy cô và bạn bè xa lánh.

    Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải không ngừng cố gắng để chấp hành đúng kỉ luật trong nhà trường để hoàn thiện mình và xây dựng môi trường học tập lành mạnh, bổ ích hơn.

    Vấn đề kỉ luật học đường cần được thầy cô giáo tuyên truyền và đưa ra những biện pháp cưỡng chế để bắt buộc học sinh phải hình thành thói quen tốt hằng ngày. Như thế nhà trường sẽ là nơi cung cấp tri thức vừa là nơi giáo dục làm người rất ý nghĩa.

    Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Mẫu 5

    Trường học giống như một xã hội thu nhỏ. Đó là nơi mà mỗi người có thể tìm thấy cho mình những trải nghiệm riêng, bài học mới lạ, kết bạn với những người xung quanh … Và kỉ luật học đường sẽ giúp chúng ta tiếp cận với xã hội bên ngoài một cách đúng đắn và tích cực hơn.

    Kỷ luật học đường là những nguyên tắc, nội quy, luật lệ được nhà trường đưa ra cho các giáo viên và đặc biệt là học sinh. Khi đến trường, mọi học sinh đều phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Kỷ luật học đường là một công cụ hữu ích giúp mỗi học sinh tăng cường ý thức giữ nề nếp kỉ luật trong trường học.

    Kỉ luật học đường hình thành nếp sống có kỷ cương, phép tắc trong từng cá nhân. Trường học là nơi cung cấp tri thức đồng thời tạo ra môi trường thân thiện để học sinh có thể trao đổi, chia sẻ cho nhau. Bởi vậy, việc bản thân học tập và biết tuân thủ, chấp hành nội quy mà nhà trường đã đưa ra là một điều cần thiết khi sống trong một môi trường tập thể. Biết và thực hiện theo những nguyên tắc, nội quy đó thì chúng ta là những người có kỷ luật. Vâng lời thầy cô, không nói tục chửi bậy, không gian lận trong thi cử, … đó là những biểu hiện của một con người có kỉ luật. Kỉ luật là yếu tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách của người học sinh. Sống có kỉ luật, chúng ta sẽ được nhiều bạn bè và thầy cô yêu quý. Ngược lại, những người vô kỉ luật sẽ bị nhiều người ghét bỏ và xa lánh.

    Thực tế hiện nay, nhiều bạn học sinh đã và đang không nghiêm túc thực hiện các nội quy, nguyên tắc mà nhà trường đã đề ra. Tình trạng quay cóp, chép phao, gây gổ, đánh nhau, bạo lực học đường, … gia tăng nhanh chóng. Nếu không có những biện pháp xử lí kịp thời, thì trường học vốn là một nơi có môi trường thân thiện sẽ trở thành nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh và là cơn ác mộng của các bạn học sinh.

    Nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp và quản lí chặt chẽ để cho các hành vi tiêu cực trên không tái diễn. Những hình thức kỉ luật, răn đe, nhắc nhở, … cần được thực hiện thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, các bạn học sinh cũng nên chung tay giúp đỡ để những cá nhân vô kỉ luật nhìn ra khuyết điểm sai sót của bản thân để sửa chữa và hòa đồng cùng thầy cô, bạn bè.

    Nỗ lực học tập là cách để chúng ta trang bị kiến thức khi bước vào đời. Kỉ luật học đường giúp cho chúng ta hoàn thiện nhân các của bản thân. Tiếp thu kiến thức và thực hiện nghiêm túc những phép tắc, nội quy nhà trường chính là bước đệm vững chãi cho chúng ta bước trên con đường tiến tới tương lai.

    Nghị luận xã hội về kỉ luật học đường – Mẫu 6

    Là một công dân, một học sinh dù ở bất kì môi trường nào, hay làm việc gì cũng cần có những qui tắc, nề nếp được đặt ra để cá nhân và tập thể chấp hành, Đó là những kỷ luật giúp con người sống tốt hơn. Kể cả con đường học vấn cũng là một hành trang trí thức để bước vào đời, bên cạnh đó chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường . Vì “Một trong những yếu tố quan trọng góp phần rèn luyện nhân cách, giúp chúng ta hòa nhập cuộc sống tốt hơn khi bước vào đời, đó là ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cần nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật học đường”.

    Đầu tiên để bàn về vấn đề này ta cần phải hiểu kỷ luật là gì? Đó là những quy tắc, quy định chung của một cộng đồng, một đơn vị hay một tổ chức xã hội bắt buộc mọi người tuân theo nhằm tạo được sự thống nhất, làm việc đạt hiệu quả cao. Vậy kỷ luật học đường chính là những nguyên tắc, nội quy được nhà trường, hay lớp học đưa ra và tất cả học sinh phải tuân theo, chấp hành một cách nghiêm túc. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ta luôn được học những bài học hay, bổ ích, thường xuyên trau dồi kiến thức.

    Song bên cạnh đó ta cần phải tự rèn luyện cho mình một nhân cách, phẩm chất tốt qua việc chấp hành kỷ luật. Người có kỷ luật là người luôn tuân thủ các quy định của nhà trường: tác phong gọn gàng, không văn tục chửi thề, đi học đúng giờ, nói năng lễ phép, kính trọng thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên nhà trường…, không đánh nhau, không làm việc riêng trong giờ học, biết giữ vệ trường lớp, luôn có tinh thần tự giác học tập. Vậy kỷ luật học đường là nền tảng giúp ta rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống, là con đường dẫn ta đến những thành công trong cuộc sống.

    Kỷ luật trong trường học là rất cần thiết. Vì trường học giáo dục học sinh trở thành những công dân tốt của tương lai thì vấn đề kỷ luật càng trở nên quan trọng trong quá trình giáo dục, hình thành nhân cách và phẩm chất của học sinh.Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay kỷ luật học đường lại đang bị xem nhẹ và trong một số trường đang dấy lên những vấn nạn làm cho các bậc phụ huynh, thầy cô giáo phải xem xét kỹ lại và dư luận phải lên án các hành vi như bạo lực học đường, vô lễ với thầy cô,… những việc làm đó đã làm cho nhân cách của người học sinh xấu đi, đạo đức bị hoen ố…Nhưng đến nay, các trường học vẫn chưa có các biện pháp để loại trừ các vấn nạn trên, đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho mọi người.

    Nếu học sinh biết tuân thủ, giữ gìn kỷ luật trở thành một con người làm chủ bản thân, một công dân có ích cho xã hội. Còn người có ý thức kém về vấn đề kỷ luật ngay khi còn là học sinh sẽ dễ dàng nảy sinh ra những hành động xấu từ bên trong tư tưởng của học sinh sau này. Là một người học sinh thì luôn phải lễ phép, chấp hành tốt nội quy của nhà trường, mặc đồng phục đúng quy định… Bác Hồ có câu “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Vì vậy, tài và đức luôn đi song song song với nhau, nó nhắc nhở chúng ta phải học tập tốt, đồng thời cũng cần có sự giúp đỡ của gia đình và nhà trường.

    Để học sinh có tinh thần tự giác thực hiện kỷ luật, trước hết là biết kỷ luật với chính mình thì nhà trường cần giáo dục học sinh có ý thức về kỷ luật, thể hiện trình độ văn minh của con người, nhận thức những cái đúng, cái sai trong cuộc sống. Đặc biệt là phải có những hình thức xử phạt hợp lý đối với những học sinh vi phạm kỷ luật đồng thời cũng tuyên dương những hành vi tích cực, chúng ta cũng nên tạo cơ hội cho những học sinh đã phạm phải sai lầm nhận ra được việc làm của mình và sửa chữa lỗi lầm do mình gây ra.

    Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải học thật tốt, chấp hành đúng nội quy của nhà trường và xã hội. Là nười học sinh ngồi trên ghế nhà trường, mỗi người chúng ta cần phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, giúp đỡ, động viên các bạn cùng nhau thực hiện tốt nội quy.

    Tóm lại, kỷ luật là nhân tố quan trọng góp phần quyết định chất lượng đào tạo học sinh trong trường phổ thông. Nếu còn là học sinh thì cần phải nghiêm túc tuân thủ đúng kỷ luật học đường, luôn biết tự chủ để tránh xa các vấn nạn xã hội để trở thành một công dân tốt, được bạn bè yêu mến, kính trọng, được thầy cô thương yêu, quan tâm, giúp đỡ, và trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập và noi theo.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *