Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

TOP 3 bài Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 cảm nhận rõ nét về nhân vật cô kĩ sư, một người đầy nhiệt huyết, say mê với công việc.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

Văn mẫu lớp 9: Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

Cô kĩ sư trẻ cũng chính là đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam với những ước mơ, hoài bão được cống hiến cho công cuộc đổi mới và phát triển nước nhà. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

    Dàn ý phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

    1. Mở bài

    • Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, dẫn dắt đến nhân vật cô kĩ sư.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu chung:

    • Cô kĩ sư trẻ mới ra trường.
    • Xung phong lên Lào Cai để công tác.
    • Cùng đi trên chuyến xe lên miền núi để nhận việc ở Ti Nông nghiệp Lai Châu.
    • Ôm niềm háo hức, say mê, tâm thế sẵn sàng và háo hức nhận việc ở bất kì đâu.

    b. Tâm trạng, suy nghĩ của cô kĩ sư khi gặp anh thanh niên

    • Cô gái cảm động và ấn tượng với chàng trai trẻ chất phác, bộc trực.
    • Cô gái bàng hoàng nhận ra những điều khám phá mới mẻ về cuộc sống của người thanh niên, về thế giới của những con người như anh và về con đường mà cô đã chọn.

    c. Tâm trạng của cô kĩ sư khi chia tay anh thanh niên:

    • Muốn tìm một thứ gì đó để tặng làm kỉ niệm cho anh thanh niên nhưng tiếc là trong túi của cô không có thứ gì có thể tặng.
    • Trân trọng lần gặp gỡ và tiếc nuối khi phải chia tay anh thanh niên “chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng”.

    d. Đánh giá:

    • Về nhân vật: Cô kĩ sư là đại diện cho thế hệ trẻ luôn sẵn sàng đi tới mọi miền Tổ quốc lao động, cống hiến. Qua nhân vật cô kĩ sư góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
    • Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Truyện kể theo ngôi thứ 3, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên làm cho nhân vật hiện lên sống động, gần gũi.

    3. Kết bài

    • Khẳng định lại vẻ đẹp nhân vật, giá trị của tác phẩm.

    Phân tích nhân vật cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

    “Lặng lẽ Sa Pa” là kết tinh giá trị nhất sau chuyến đi thực tế lên miền Tây Bắc của nhà văn Nguyễn Thành Long. Trong bức tranh về Sa Pa lặng lẽ của Nguyễn Thành Long, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa thơ mộng, yên ả mà còn xúc động trước những con người đã cống hiến hết mình cho lao động sản xuất vì mục tiêu chung. Ngoài những con người lao động hăng say, miệt mài, cống hiến lặng lẽ trên Sa Pa mà tiêu biểu là anh thanh niên, tác giả còn hướng người đọc đến những con người trẻ với những hoài bão lớn lao, hăng hái như cô kĩ sư nông nghiệp trẻ.

    Cô kĩ sư nông nghiệp vừa tốt nghiệp đại học, vừa thi đỗ kĩ sư và đang trên đường đi nhận việc trên Ti Nông Nghiệp Lai Châu. Cô chấp nhận rời xa thành phố, gia đình để đến một vùng đất hoàn toàn xa lạ công tác, cống hiến. Chuyến đi này của cô kĩ sư giống như hành trình mới của cuộc đời, cô lo lắng nhưng cũng mong chờ về cuộc sống, công việc mới ở vùng đất xa lạ ấy. Trên suốt chuyến xe ấy ánh mắt cô kĩ sư nhìn ra ngoài cửa xe vừa lặng lẽ vừa say mê. Cô kĩ sư chính là một thanh niên trẻ, tuổi trẻ sục sôi với những khám phá, khát vọng, cô tự nhận rằng mình có thể đi bất kì đâu, làm bất cứ việc gì, chấp nhận mọi lương hướng, tiếp đón thế nào. Chuyến xe lên Sa Pa ngày ấy và cuộc gặp gỡ tình cờ với anh thanh niên làm việc tại trạm khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn đã khiến cô kĩ sư trẻ vỡ vạc ra nhiều điều, cô học hỏi và trải nghiệm được nhiều điều bổ ích.

    Xe dừng nghỉ chân, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô kĩ sư gặp anh thanh niên, ban đầu gặp anh thanh niên, cô gái trẻ chưa có biểu hiện ấn tượng gì nhiều, cho đến khi anh thanh niên mời cô và mọi người lên nhà chơi. Bước vào không gian vườn nhà của anh thanh niên cô kĩ sư có phần bất ngờ và ngạc nhiên, trong khi ở dưới xuôi đang là mùa hè thì trên này lại có thể bắt gặp nhiều loài hoa dơn, thược dược đủ mọi màu sắc. Cô gái còn ngạc nhiên và “ô” lên một tiếng khi nhìn thấy anh thanh niên đang cắt hoa, với hoàn cảnh đột ngột lại thêm chút gì đó mừng rỡ trong tâm trạng, cô kĩ sư quên mất sự e lệ của người con gái làm khách mà ngược lại biểu hiện như một người bạn đã quen thân, cô rất tự nhiên đỡ lấy bó hoa anh thanh niên cắt trao cho mình. Bắt gặp người con trai chất phát, bộc trực, nói thật và nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ, cô gái cảm thấy cảm động và bị cuốn hút ngay. Trong cả quá trình nói chuyện giữa anh thanh niên và bác lái xe, ông họa sĩ, dường như ta không thấy có câu thoại nào của cô kĩ sư, tuy nhiên không phải cô không có mặt ở đó mà là cô có ở đó “một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ”. Lắng nghe anh thanh niên kể về hoàn cảnh, cuộc sống và công việc một mình trên đỉnh núi cao thiếu vắng “hơi người” này cô kĩ sư trẻ vỡ vạc ra nhiều điều mới mẻ mà trước giờ trong vốn sống của cô chưa từng được thấy qua. Những điều cô nghe chuyện hay cả những thứ hay ho cô đọc được trong cuốn sách của anh thanh niên đã làm cô ngỡ ngàng. Cô hiểu thêm về cuộc sống cô đơn, gian khổ và sự dũng cảm của những người lao động lặng lẽ, thầm lặng như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn sau hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. Trong giây phút ấy, cô nhận ra quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn, bỏ đi mối tình nhạt nhẽo, kiên định hơn về con đường và hướng đi mà mình đã lựa chọn.

    Tâm trạng và suy nghĩ của cô kĩ sư là biểu hiện cho sự bừng dậy những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi cuộc đời non trẻ của cô bắt gặp được ngọn đuốc soi đường với ánh sáng đẹp đẽ tỏa ra từ chính tâm hồn, cuộc sống của anh thanh niên. Cùng với sự bàng hoàng, khi đã lắng nghe hết và “hiểu” được phần nào con người anh thanh niên, cô kĩ sư còn dấy lên một ấn tượng hàm ơn khó tả đối với anh thanh niên. Không chỉ xuất phát từ bó hoa to mà anh tự tay cắt trao tặng cho cô mà còn bởi những điều anh nói, anh kể và vì “một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ”. Trước khi phải chia tay với anh thanh niên, cô kĩ sư đã cố tìm một vật gì đó như cuốn sổ, hay món đồ trang trí để tặng lại anh thanh niên, mong có thứ cỏn con gì đó có thể biến thành chút xíu dịu dàng trong cuộc sống của anh ta. Thế nhưng chính cô cũng tiếc rằng trong túi xách của mình không có vật gì như thế để gửi tặng. Có chút tiếc nuối và lưu luyến của cô kĩ sư đối với nơi đây, lúc chia tay, cô chủ động chìa tay ra để cho anh thanh niên nắm, cái nắm tay cẩn trọng, rõ ràng “như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay”. Trong ánh mắt từ biệt của cô là cảm giác xa cách, ly biệt có thể sẽ không bao giờ có cơ hội gặp lại.

    Là nhân vật nữ duy nhất trong truyện nhưng tác giả lại bỏ qua việc miêu tả ngoại hình của cô mà tập trung khắc họa những vẻ đẹp bên trong. Đó là nét tâm lí nhạy cảm đầy tinh tế, cô kĩ sư trẻ ôm trong mình niềm háo hức, hăng hái và nó lại càng thêm hưng phấn hơn sau khi cô gặp gỡ và nghe câu chuyện của anh thanh niên. Cô kĩ sư nông nghiệp trẻ đã yên tâm về quyết định lên công tác ở miền núi vì thế chúng ta có lý do để hy vọng rằng ở Sa Pa hay ở một nơi nào đó của miền Tây Bắc, nơi có những con người lao động thầm lặng cho đất nước có sự góp mặt của cô kĩ sư.

    Phân tích cô kĩ sư trong Lặng lẽ Sa Pa

    Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long không chỉ đem đến cho độc giả khung cảnh thiên nhiên vùng đất Lào Cai đầy mộng mơ mà còn vẽ nên bức chân dung tuyệt đẹp của những con người lao động thời kì đổi mới. Trong số đó, không thể không kể đến cô kĩ sư nông nghiệp. Tuy không phải nhân vật chính nhưng cô gái ấy vẫn hiện lên là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ với đầy những hoài bão, ước mơ lớn lao, cao đẹp.

    Sơ lược về người con gái duy nhất trong câu chuyện, cô được giới thiệu là một kĩ sư nông nghiệp vừa mới ra trường. Với ước mơ được cống hiến cho nước nhà, cô đã xung phong lên Lào Cai công tác. Rời bỏ chốn đô thị phồn hoa cùng mối tình nhạt nhẽo, buồn tẻ, cô kĩ sư sẵn sàng bắt đầu một hành trình mới ở vùng đất xa lạ. Giữ cho mình tâm thế sẵn sàng và tràn đầy hi vọng, cô chấp nhận đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì và chấp nhận bất cứ mức lương nào. Sự nhiệt huyết này của cô chính là đại diện cho những ước mơ sôi sục của tuổi trẻ. Tuy vậy, chính bản thân cô cũng thấy còn nhiều điều mông lung, thiếu chắc chắn. Nhờ có chuyến đi Sa Pa ngày hôm ấy, người con gái này mới gặp được anh thanh niên, từ đó tự mình nhận ra thêm nhiều điều bổ ích.

    Trong cuộc gặp gỡ với anh thanh niên, ban đầu cô gái không quá để tâm, vẫn giữ cho mình sự e dè, ngại ngùng. Chỉ đến khi thấy được vườn hoa với đủ các màu sắc đẹp lung linh trong mây mù, cô mới bất ngờ “ô” lên một tiếng. Tất cả sự e dè đều biến mất, thay vào đó là thái độ vui vẻ, tự nhiên như những người bạn lâu năm. Nét chân thật, hồn nhiên và chất phác của anh thanh niên đã gây ấn tượng mạnh với cô gái, khiến cô trở nên bạo dạn hơn, dám “nhìn thẳng vào mặt anh”. Lúc bước vào trong căn nhà, người thiếu nữ ấy chẳng nói năng câu gì. Cô chỉ yên lặng lắng nghe cuộc trò chuyện giữa ông họa sĩ và chàng thanh niên, đồng thời chăm chú tìm tòi những cuốn sách trên giá. Cũng chính nhờ cuộc hội thoại kia, cô đã “bàng hoàng” nhận ra nhiều điều. Cô ngưỡng mộ cuộc sống “dũng cảm tuyệt đẹp” của chàng thanh niên cũng như của tất cả những người lao động đang ngày đêm lặng thầm cống hiến cho nước nhà. Từ đó, thêm chắc chắn vào con đường mình đã chọn lựa. Đồng thời, ở người con gái ấy cũng dâng trào sự “hàm ơn khó tả”. Cái bó hoa mà anh thanh niên tặng không chỉ là một kỉ niệm về chuyến đi mà còn mở ra rất nhiều “những háo hức và mơ mộng” trong lòng cô kĩ sư. Đó chính là biểu hiện của sự thức tỉnh, của những khát vọng lớn lao ở người trẻ thời bấy giờ.

    Không chỉ vậy, qua phút giây tạm biệt, ta còn thấy được ở người con gái ấy sự tinh tế, dịu dàng và nữ tính. Cô biết bản thân sẽ khó có thể trở lại nơi đây thêm lần nữa, rằng mình rồi “sẽ đi luôn, biến mất” “trong trời Tây Bắc bạt ngàn”. Vậy nên cô đã bối rối lục tìm trong túi xem có gì để tặng lại cho anh thanh niên hay không. Cô muốn đó sẽ là cái kỉ niệm, là “một chút xíu dịu dàng, một chút xíu dũng cảm” đọng lại trong lòng người thanh niên trẻ kia. Thế nhưng cô lại phải thất vọng vì hiện tại mình chẳng có cái gì như vậy cả. Phút giây chia ly, cô gạt bỏ hết những sự ngại ngùng hay chính là những phân vân, mông lung về chặng đường phía trước của bản thân. Chi tiết “Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay” như một lời tạm biệt giữa hai người bạn mà không hẹn ngày gặp lại.

    Vốn là nhân vật nữ duy nhất trong truyện, cô kĩ sư lại không được tác giả miêu tả về ngoại hình. Vẻ đẹp của cô thể hiện qua những suy nghĩ, hành động và thái độ trước mọi chuyện diễn ra. Với giọng văn nhẹ nhàng cùng ngôn từ giản dị, Nguyễn Thành Long đã khắc họa bức chân dung người con gái vô cùng rõ nét. Cô chính là một trong những đại diện tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước.

    Tựu chung lại, có thể nói nhân vật cô kĩ sư đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng độc giả. Đây là một người con gái trẻ với nhiều hoài bão, ước mơ và khát vọng được cống hiến cho Tổ quốc. Qua đó, độc giả lại càng thêm yêu mến, khâm phục tinh thần lao động đáng quý của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kì đổi mới.

    Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật cô kỹ sư trẻ trong Lặng lẽ Sa Pa

    “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Nguyễn Thành Long. Đến đậy, ông tận mắt nhìn thấy cuộc sống và lao động thầm lặng của những con người ngày đêm cống hiến sức mình cho đất nước. Bên cạnh ông họa sĩ, cô kỹ sư trẻ mang trong mình khát vọng đẹp cũng tìm thấy được lý tưởng từ hiện thực cuộc sống ấy.

    Tuy không được miêu tả nhiều nhưng vẻ đẹp nhân vật cô kỹ sư trẻ vẫn gây ấn tượng với người đọc bằng những nét tâm lí tinh tế, nhạy cảm vô cùng đáng yêu. Đây là cô gái dám rời Hà Nội, bỏ lại sau lưng “mối tình đầu nhạt nhẽo” để lên công tác ở miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyện anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, “cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường cô đang đi tới”

    Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, câu chuyên anh kể về những người khác đã khiến cô “bàng hoàng”. Cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể và về con đường có đang đi tới?. Nhờ cái “bàng hoàng” ấy, cô mới nhận ra mối tình của mình bấy lâu nay nhạt nhẽo biết bao, cuộc sống của mình lâu nay tầm thường biết bao, thế giới của mình lâu nay nhỏ bé biết bao! Khoảnh khắc bàng hoàng ấy chính là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp khi người ta bắt gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống, từ tâm hồn người khác.

    Cùng với sự bàng hoàng ấy là “một ấn tượng hàm ơn khó tả” dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh dành cho thêm cô. Cuộc gặp gỡ đã khơi lên trong tâm tư cô gái trẻ những tình cảm và suy nghĩ mới mẻ, cao đẹp về con người, về cuộc sống. Qua tâm tư của cô kỹ sư trẻ, ta nhận ra vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của nhân vật anh thanh niên.

    Cô kỹ sư trẻ tuy không được khắc họa đậm nét nhưng cũng đủ sức chuyển tải được chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu ông họa sĩ già là địa điện cho cái nhìn, sự ghi nhận của nhân dân đối với cuộc sống và lao động của những con người anh hùng, khám phát và lan tỏa giá trị cuộc sống ấy thì cô kỹ sư là lớp người kế cận đã tiếp cận và hình thành lý tưởng sống đẹp, sống vì đất nước.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *