Vật lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Vật lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Vật lí 9 Bài 52 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về ánh sáng trắng và ánh sáng màu. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương III trang 137, 138.

Bạn đang đọc: Vật lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 52 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Vật lí 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

    Lý thuyết Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

    I. Nguồn phát ánh sáng

    – Nguồn sáng trắng:

    + Ánh sáng Mặt trời (trừ lúc bình minh và hoàng hôn)

    + Đèn dây tóc nóng sáng (đèn pin, đèn pha ô tô…)

    – Nguồn sáng màu:

    + Nguồn sáng phát ra trực tiếp ánh sáng màu (đèn LED, đèn Laze, đèn ống quảng cáo).

    + Chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu.

    II. Tạo ra ánh sáng màu bằng tấm lọc màu

    – Tấm lọc màu: Trong suốt (rắn, lỏng, màng mỏng) có màu. Tấm lọc màu có thể là tấm kính màu, giấy bóng kính có màu, tấm nhựa trong có màu hay một lớp nước màu

    Tấm lọc màu có công dụng chọn màu ánh sáng truyền qua trùng với màu tấm lọc.

    – Tấm lọc màu nào thì cho màu đó đi qua và hấp thụ nhiều ánh sáng màu khác.

    + Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc.

    + Chiếu ánh sáng màu qua một tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.

    + Chiếu ánh sáng màu qua một lọc khác màu sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.

    Giải bài tập Vật lí 9 trang 137, 138

    Câu C1

    Hãy cho biết màu của ánh sáng mà ta thu được sau các tấm lọc màu trong thí nghiệm 1 SGK.

    Gợi ý đáp án

    Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ.

    Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ, ta được ánh sáng đỏ

    Chiếu ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ta không được ánh sáng đỏ, mà thấy tối.

    Câu C2

    Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích kết quả của các thí nghiệm nêu trong bài.

    Gợi ý đáp án

    + Đối với chùm sáng trắng có thể có hai giả thuyết mà ta không biết giả thuyết nào đúng, nếu không làm thêm thí nghiệm. Đó là:

    – Chùm sáng trắng dễ bị nhuộm màu bởi các tấm lọc màu.

    – Trong chùm ánh sáng trắng có vô số màu trong đó có ánh sáng đỏ. Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua.

    + Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ, nên chùm sáng đỏ đi qua được tấm lọc màu đỏ

    + Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng màu không phải màu xanh, nên ánh sáng đỏ khó đi qua tấm lọc màu xanh và ta thấy tối.

    Câu C3

    Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy lược tạo ra như thế nào?

    Gợi ý đáp án

    Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa nằy đóng vai trò như các tấm lọc màu.

    Câu C4

    Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể dùng như dụng cụ nào ở trên?

    Gợi ý đáp án

    Một bể nhỏ có thành trong suốt, đựng nước màu, có thể coi là tấm lọc màu đỏ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *