Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển là tài liệu hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Bạn đang đọc: Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển
Tài liệu gồm 2 câu trả lời ngắn gọn và đầy đủ, giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, dễ dàng trả lời câu hỏi 2 trang 70 Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Vì sao nói: Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển
Vì sao nói Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức ngắn gọn
– Về thời cơ:
+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+ Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
– Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…
⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.
Vì sao nói Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đầy đủ
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế… trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay “tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa
Toàn cầu hóa các nước đang phát triển mang tới cho các nước này nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng đồng thời đưa tới những thách thức không hề nhỏ về nhiều mặt khác trong xã hội, đời sống.
– Về thời cơ:
- Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
- Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
- Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
– Về thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh: hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
- Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
- Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…
⟹ Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển.
Liên hệ thời cơ và thách thức trong quá trình toàn cầu hóa của Việt Nam hiện nay?
+ Thời cơ: Tạo điều kiện cho sự hợp tác, tham gia cácliên minh KT,chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KH,CN tiên tiến, tận dụng nguồn vốn, học tập kinh nghiệm quản lí….
+ Thách thức: Phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh về kinh tế, nếu bở lỡ thời cơ sẽ bị tụt hậu rất xa, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc gia
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa đến văn hóa Việt Nam?
Một mặt, nó “góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp, thể hiện ở việc phổ biến các giá trị văn hóa công nghệ, văn hóa thông tin cùng các hoạt động và loại hình văn hóa mới phục vụ cho việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân” và qua đó, góp phần làm giàu thêm, phong phú thêm các giá trị văn hoá Việt Nam truyền thống.
Mặt khác, nó cũng đang đặt ra trước dân tộc ta những thách thức lớn trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. Vấn đề đạo đức xã hội đang diễn ra phức tạp, các bậc thang giá trị có phần bị đảo lộn; tinh thần đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái tiến bộ và cái lạc hậu, cái đúng và cái sai lại ít được đề cao.
Vì lẽ đó, việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay là yêu cầu tất yếu, là một trách nhiệm nặng nề, cấp bách và có ý nghĩa to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân ta.