Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó bao gồm 3 câu trả lời hay chính xác nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn văn hay.

Bạn đang đọc: Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

TOP 3 Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán, Nôm của Nguyễn Trãi dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc – viết bài Tác giả Nguyễn Trãi – Kết nối tri thức 10.

Viết đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

    Đề bài: Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

    Giới thiệu bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi

    Bài thơ: Mộ xuân tức sự

    Nhàn trung tận nhật bế thư trai,
    Môn ngoại toàn vô tục khách lai.
    Ðỗ Vũ thanh trung xuân hướng lão,
    Nhất đình sơn vũ luyện hoa khai.

    (Bản dịch của Khương Hữu Dụng:
    Suốt ngày nhàn nhã khép phòng văn
    Khách tục không ai bén mảng gần
    Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
    Ðầy sân mưa bụi nở hoa xoan.)

    – Giới thiệu:

    Bài thơ “Mộ xuân tức sự” là một bài thơ chữ Hán đặc sắc của Nguyễn Trãi, được viết khi ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn. Bài thơ phác họa không gian cuối ngày xuân bên ngoài phòng văn của tác giả, thể hiện tâm hồn rộng mở, giao hòa với thiên nhiên, lắng nghe tiếng cuốc kêu và trông cánh hoa xoan nở đầy sân giữa làn mưa bụi. Không chỉ phơi phới tình yêu, niềm say mê với thiên nhiên, bài thơ còn gửi gắm nỗi niềm ưu quốc của Nguyễn Trãi. Tiếng cuốc kêu không chỉ gợi nhắc thời khắc cuối xuân đầu hạ, mà còn gợi đến vận nước đang khó khăn. Nhưng bài thơ không nặng nề, bi quan, mà vẫn thể hiện niềm tin và hy vọng của tác giả, thông qua hình ảnh hoa xoan vẫn nở bừng.

    Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

    – Bài thơ Ba tiêu

    Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
    Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
    Tình thư một bức phong còn kín,
    Gió nơi đâu, gượng mở xem

    (Ba tiêu – Cây chuối của Nguyễn Trãi)

    Bài thơ Ba tiêu – Cây chuối của danh nhân Nguyễn Trãi là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, nằm trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ ngắn gọn với câu chữ, giọng điệu gần gũi và thân thuộc, Nguyễn Trãi đã khiến cho người đọc phải có một cái nhìn khác về hình ảnh cây chuối – một loài cây mà ai cũng biết, cũng quen thuộc. Mùa xuân với khí hậu ấm áp, dễ chịu, mùa hoa nở và cây chuối cũng như bao cây khác, khi vào mùa xuân, nó vốn đã tươi tốt, nay lại càng tốt thêm. Những buồng chuối xanh mơn mởn, đẹp một cách lạ lùng cả ngày lẫn đêm. Còn những đọt chuối non kia, giống như bức thư tình còn e ấp không muốn mở. Gió ở nơi đâu, cứ quấn quýt lại gần đòi mở lá thư. Có lẽ, bài thơ này không đơn thuần chỉ là miêu tả hình ảnh cây chuối, mà nó như là một bức thư tràn đầy tình cảm được Nguyễn Trãi gửi gắm đến người đọc.

    Đoạn văn giới thiệu bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi

    Thủ vĩ ngâm

    Góc thành Nam, lều một gian,
    No nước uống, thiếu cơm ăn.
    Con đòi trốn, dường ai quyến,
    Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn.
    Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá,
    Nhà quen thú thưa ngại nuôi vằn.
    Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải,
    Góc thành Nam, lều một gian.

    Bài thơ này có thể là làm trong lúc Nguyễn Trãi bị giam lỏng ở Đông Quan theo bài tựa của Nguyễn Khắc Kiệm hay là trong lúc ông bị Lê Thái Tổ ruồng bỏ sau khi bị giam vì bị nghi có liên quan với án Trần Nguyên Hãn, tuy được tha và vẫn giữ chức quan, nhưng không được làm việc gì. Chúng tôi (nhóm Đào Duy Anh) đoán là làm trong trường hợp thứ hai, vì trong thơ đã có vẻ chán chường lắm, không thể là giọng thơ của một người thanh niên 30 tuổi còn đầy tráng khí (lúc bị giam lỏng ở Đông Quan) mới gặp khó khăn nhất thời. Vả chăng nếu là bị giam ở Đông Quan thì không thể có câu “Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *