Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích

Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích

TOP 3 Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe hay nhất, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 4 có thêm nhiều vốn từ, biết cách đưa ra dẫn chứng, trình bày rõ các lí do yêu thích một câu chuyện.

Bạn đang đọc: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích

Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích

Với 3 Đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện Tấm cám, Thạch Sanh, Sự tích hoa cúc trắng, sẽ giúp các em dễ dàng trả lời câu hỏi tiết Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu lí do thích một câu chuyện – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 137, 138. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề bài: Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích đã đọc, đã nghe.

Viết đoạn văn nêu lí do em thích một câu chuyện cổ tích hoặc sự tích

    Viết đoạn văn nêu lí do em thích câu chuyện Thạch Sanh

    Thạch Sanh là truyện cổ tích mà em rất yêu thích. Truyền kể về Thạch Sanh – một con người vô cùng dũng cảm, tài năng. Chàng vốn là con trai của Ngọc Hoàng, được sai đầu thai xuống trần gian làm con trai của một vợ chồng tốt bụng. Đến khi lớn lên, chàng được thiên thần dạy cho đủ phép thần thông, mọi võ nghệ. Sau khi gặp gỡ và kết nghĩa với Lí Thông, Thạch Sanh luôn coi mẹ con họ như người thân. Nhưng vì quá thật thà, chàng bị Lí Thông lợi dụng. Nhờ sự dũng cảm, tài năng mà Thạch Sanh lần lượt hóa giải mọi kiếp nạn: giết chằn tinh, đánh nhau với đại bàng cứu công chúa , cứu con vua Thủy Tề, tự minh oan cho chính mình. Cuối cùng, Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Còn về phần Lí Thông lại nhận kết cục cho sự xấu xa, độc ác của mình: bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung. Sau này, Thạch Sanh còn đánh bại mười tám nước chư hầu và được vua truyền ngôi. Kết thúc truyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân ta về cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, người ở hiền gặp lành. Sau khi đọc truyện, em cảm thấy rất ngưỡng mộ, cảm phục tài năng của Thạch Sanh.

    Viết đoạn văn nêu lí do em thích câu chuyện Tấm Cám

    Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc.

    Viết đoạn văn nêu lý do yêu thích câu chuyện Sự tích hoa cúc trắng

    “Sự tích bông hoa cúc trắng” là một câu chuyện hay và ý nghĩa về tình cảm gia đình mà em rất yêu thích. Câu chuyện kể về một cô bé tuy nhỏ tuổi, nhưng để có thể cứu mẹ đang ốm nặng, cô đã chấp nhận làm mọi việc. Cho dù việc chăm mẹ có vất vả, cuộc sống có khó khăn, con đường đi tìm thuốc có nguy hiểm, gian nan thì cô bé cũng không hề thở than hay có ý định bỏ cuộc. Chính tấm lòng hiếu thảo, tình thương mẹ chân thành ấy của cô bé đã cảm động đến tận trời xanh, khiến ông tiên giúp mẹ cô khỏi bệnh. Cô bé trong câu chuyện giúp em cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng và ấm áp. Cũng từ đó, em càng thêm yêu quý và muốn được ở bên quan tâm, chăm sóc mẹ của mình nhiều hơn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *