Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh cho hay hơn gồm 3 mẫu đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 4 biết cách thêm suy nghĩ, cảm xúc của mình vào đoạn văn cho sinh động.
Bạn đang đọc: Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh cho hay hơn
Qua đó, còn giúp các em nhanh chóng trả lời câu hỏi tiết Trả bài văn kể chuyện – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 44. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn văn của mình:
Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh cho hay hơn
Gợi ý:
- Thêm vào chi tiết tả ngoại hình (hoặc hành động, ý nghĩ,…) của nhân vật
- Thêm vào suy nghĩ, cảm xúc của em.
Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh – Mẫu 1
Khi quả bòng bị rơi xuống hố sâu không khều lên được, đứa trẻ con nào cũng hoang mang. Có riêng Tí là vẫn bình tĩnh. Cậu bảo bạn lấy gáo múc nước từ ao đổ xuống hố, nước dâng lên thì tự khắc bòng sẽ nổi lên. Các bạn nửa tin nửa ngờ những vẫn nghe theo. Chỉ một chốc, nước trong hố đã đầy áp. Quả bòng cũng nổi lên khỏi miệng hố. Đám trẻ vui mừng sung sướng, khen ngợi Tí thật thông minh. Vậy là, Trạng Tí đã bộc lộ trí tuệ của mình từ khi còn rất nhỏ.
Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh – Mẫu 2
Khi xuất quân, Hai Bà Trưng ăn mặc, trang điểm rất đẹp. Các tướng lấy làm thắc mắc, bà đáp rằng: “Mặc đẹp để làm mạnh thêm sĩ khí quân ta, khiến cho lũ giặc trông thấy động lòng mà quên mất việc đánh nhau, ta dễ giành phần thắng”. Mọi người nghe xong ai nấy đều khâm phục suy nghĩ chu toàn của hai bà. Hai Bà Trưng cưỡi voi, uy phong lẫm liệt, dẫn đầu đoàn quân xông vào trận địa của giặc. Quân ta đi đến đâu, giặc đều khiếp sợ, bỏ vũ khí xin hàng, tháo chạy về nước.
Viết lại đoạn văn kể sự việc chính thể hiện lòng dũng cảm hoặc trí thông minh – Mẫu 3
Khi bị sứ thần nước ngoài tỏ vẻ coi thường, thách đố rằng: “Trạng thử cân xem con voi nặng bao nhiêu”, Lương Thế Vinh bèn cầm cân đi cân voi thật. Sứ thần tỏ ý giễu cợt: “Tôi e rằng chiếc cân của ông hơi nhỏ so với con voi đấy”. Ông trạng bèn nửa đùa nửa thật: “Thì chia nhỏ voi ra”. Thế Vinh cho quân dắt voi xuống một chiếc thuyền bỏ không. Vì con voi nặng, thuyền bị lún sâu xuống nước. Ông đánh dấu mép nước trên thân thuyền rồi dắt voi lên bờ. Tiếp theo, Trạng ra lệnh cho quân đổ đá xuống thuyền sao cho thuyền chìm đến đúng dấu đã gạch. Cuối cùng, Trạng mang số đá đó ra cân, con số cuối cùng chính là cân nặng của voi. Sứ thần nước chứng kiến toàn bộ, tỏ ý khâm phục, không dám chê cười nữa.