Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 15, 16. Qua đó, giúp các em biết cách lập dàn ý cho bài văn miêu tả cây cối.

Bạn đang đọc: Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối của Bài 2: Bác sĩ của nhân dân – Chủ đề Cuộc sống mến yêu theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối Chân trời sáng tạo

    Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo trang 15, 16

    Câu 1

    Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

    Sầu riêng

    Sầu riêng là loại trái cây quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

    Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Mùa trái rộ vào tháng Tư, tháng Năm ta.

    Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

    Theo Mai Văn Tạo

    a. Tác giả sử dụng những giác quan nào để quan sát cây sầu riêng?

    b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì?

    Trả lời:

    a. Tác giả sử dụng những giác quan để quan sát cây sầu riêng: khứu giác, vị giác, thị giác

    b. Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận:

    – Khứu giác: sầu riêng mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí; hương ngào ngạt xộc vào cánh mũi; thơm mùi mít chín quyện với hương bưởi. Hoa sầu riêng thơm ngát như hương cau, hương bưởi lan tỏa khắp khu vườn.

    – Vị giác: sầu riêng béo của trứng gà, ngọt vị mật ong già hạn, vị ngọt đam mê.

    – Thị giác: Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà; cánh hoa nhỏ, lác đác nhụy li ti giữa những cánh hoa. Thân cây khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại tưởng như lá héo.

    Câu 2

    Quan sát một cây bóng mát được trồng ở trường hoặc nơi em ở và ghi chép lại những điều em quan sát được.

    Viết: Quan sát, tìm ý cho bài văn miêu tả cây cối – Tiếng Việt 4 Chân trời sáng tạo

    Trả lời:

    a. Trao đổi như sau:

    – Em chọn quan sát cây bàng. Cây được trồng ở sân trường em.

    – Em quan sát cây vào thời điểm buổi sáng vì em có giờ thể dục buổi sáng

    – Em lựa chọn vị trí dưới gốc cây bàng để quan sát

    – Em có thể sử dụng thị giác để quan sát

    b. Cây bàng

    – Cao lớn, vững chãi.

    – Mùa hè: xanh mướt, xum xuê; những quả bàng chín hình bầu dục vỏ vàng rụng xuống.

    – Mùa thu: lá bàng chuyển sang màu vàng.

    – Mùa đông: lá bàng rụng hết, chỉ còn thân cây trơ trọi.

    – Mùa xuân: chồi non nhú lên, màu xanh non tràn đầy sức sống.

    Vận dụng

    Câu 1: Thi tìm từ ngữ tả màu sắc, hình dáng của lá cây.

    Câu 2: Nói 1 – 2 câu tả một loại lá cây em biết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *