Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 112, 113. Qua đó, giúp các em nắm được cấu trúc bài văn miêu tả con vật.

Bạn đang đọc: Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật của Bài 25 Chủ đề Chắp cánh ước mơ theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật Kết nối tri thức

    Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Kết nối tri thức trang 112, 113

    Câu 1

    Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu.

    Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

    Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

    Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

    Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

    (Nguyễn Ngọc Minh Anh)

    a. Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính của mỗi phần.

    b. Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa?

    Trả lời:

    a. – Phần mở bài: Su là chú rùa nhỏ, ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.

    Nội dung chính: Giới thiệu về chú rùa Su.

    – Phần thân bài:

    Chú rùa Su có cái mai rất cứng, trông như được ghép bởi các mảnh gỗ gồ ghề màu nâu vàng. Nó như một chiếc áo giáp mà Su chẳng bao giờ cởi ra. Chú có chiếc đầu tròn thuôn nhọn về phía mũi. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chú lại thu cái đầu nhỏ vào trong mai. Phải đến khi mở đôi mắt an toàn rồi, chú mới chịu chui ra ngoài, nhỏ xíu như hạt đậu, thấy

    Su có bốn chiếc chân tí hon. Mỗi bàn chân có năm ngón ngắn ngủn với những chiếc móng dài mà không hề sắc nhọn, bởi Su rất chăm chỉ tập đi bộ. Mảnh vườn nhỏ của ông bà em, không có chỗ nào mà chú chưa bò qua. Chăm đi bộ là thế, nhưng lần nào thi đi nhanh với em chú cũng thua. Em bế chú lên và bảo:“Su cố lên nhé! Lần sau, tớ sẽ chờ!”

    Nội dung chính: Miêu tả đặc điểm, hoạt động… của chú rùa Su.

    – Phần kết bài: Em rất thích chú rùa Su và có lẽ Su cũng rất thích em.

    Nội dung chính: Bạn nhỏ bày tỏ tình cảm với chú rùa Su.

    b. Phần thân bài có 2 đoạn.

    • Đoạn 1: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là: mai, đầu, đôi mắt
    • Đoạn 2: Miêu tả những đặc điểm của chú rùa là: chân, móng, chăm đi bộ.

    Câu 2

    Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây:

    Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức

    Trả lời:

    • Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự vật mình định miêu tả.
    • Mở bài gián tiếp: nói thêm những chi tiết khác để dẫn vào sự vật định miêu tả.
    • Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết cảm nghĩ về sự vật đang miêu tả mà không bình luận gì thêm.
    • Kết bài mở rộng: mở rộng thêm nội dung, đưa ra thêm nhiều vấn đề xung quanh sự vật được miêu tả.

    Câu 3

    Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.

    • Bố cục của bài viết.
    • Cách lựa chọn đặc điểm của con vật, cách miêu tả,….
    • Cách trình bày bài viết.

    Trả lời:

    Những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật:

    • Bố cục bài viết: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
    • Lựa chọn những đặc điểm nổi bật của con vật như thân, mắt, mũi, bộ lông, chân…. Khi miêu tả con vật thì sử dụng từ ngữ trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa cho bài văn thêm sinh động…
    • Trình bày bài viết đủ 3 phần, rõ ràng, sạch đẹp.

    Vận dụng

    Quan sát một con vật (trong nhà, trong tranh ảnh hoặc trên tivi,…), tìm một số tính từ tả đặc điểm ngoại hình của con vật đó. Ghi chép và trao đổi với người thân những tính từ tìm được.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *