Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, biết cách lập dàn ý, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 14, 15.
Bạn đang đọc: Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết – Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết – Bài 2 Chủ đề Sống để yêu thương theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết Viết tuần 19.
Viết: Tìm ý cho đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết Kết nối tri thức
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Kết nối tri thức trang 14, 15
Đề bài: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết.
Câu 1
Chuẩn bị.
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với ai?
- Điều gì ở người đó làm em xúc động?
- Em có tình cảm, cảm xúc gì? Em đã thể hiện tình cảm, cảm xúc đó như thế nào?
Trả lời:
- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.
- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
- Em rất yêu mến và kính trọng bà.
- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
Câu 2
Tìm ý:
Gợi ý:
Trả lời:
Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.
Triển khai:
– Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.
– Em rất yêu mến và kính trọng bà.
– Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa
Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em.
>> Tham khảo: Dàn ý viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em với một người gần gũi, thân thiết
Câu 3
Góp ý và chỉnh sửa.
Gợi ý:
– Đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn.
- Đoạn văn có đủ 3 phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) không?
- Các chi tiết về người gần gũi, thân thiết có thực sự nổi bật không? Nên bổ sung hay lược bỏ chi tiết nào?
- Các từ ngữ có thể hiện được tình cảm, cảm xúc không? Nên chỉnh sửa, bổ sung những từ ngữ nào?
– Sửa đoạn văn của em theo góp ý.
Trả lời:
– Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.
– Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.