Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Xuân về

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Xuân về

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Xuân về của Nguyễn Bính mang đến 2 mẫu chi tiết và ngắn gọn. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo trau dồi kiến thức để nhanh chóng biết cách viết bài văn phân tích hay.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Xuân về

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Xuân về

Bài thơ Xuân về mang một phong vị mới lạ trong thơ ca của thi sĩ Nguyễn Bính. Với bức tranh ngày xuân tràn đầy sức sống, cảnh sắc trong lành, tươi tắn của làng quê Việt Nam. Vậy sau đây là 2 dàn ý phân tích Xuân về mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích bài thơ Xuân về.

Dàn ý phân tích Xuân về Nguyễn Bính

    Dàn ý phân tích bài Xuân về ngắn gọn

    1. Mở bài

    – Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bính, bài thơ Xuân về.

    2. Thân bài

    – Phân tích

    + Đoạn 1: Vẻ đẹp khi gió xuân về.

    + Đoạn 2: Vẻ đẹp khi nắng xuân về.

    + Đoạn 3: Vẻ đẹp bức tranh đồng quê ngày xuân về.

    + Đoạn 4: Cảnh đi trẩy hội ngày xuân tưng bừng náo nhiệt.

    – Đặc sắc nghệ thuật

    + Ngôn từ sống động, chân thật.

    + Cách diễn đạt thân thiết.

    + Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị, quen thuộc, gần gũi.

    3. Kết bài

    Nêu cảm nhận của em về bài thơ/ tác giả/ mùa xuân.

    Dàn ý phân tích bài Xuân về

    1. Mở bài:

    – Dẫn dắt, giới thiệu tác giả Nguyễn Bính và bài thơ “Xuân về”.

    – Nêu cảm nhận chung nhất về tác phẩm.

    2. Thân bài:

    a, Chủ đề và mạch cảm xúc của bài thơ:

    – Chủ đề: Bức tranh thiên nhiên và con người ở làng quê Việt Nam khi xuân về.

    – Mạch cảm xúc: Cảm hứng trữ tình, say đắm với vẻ đẹp mà mùa xuân mang lại.

    b, Phân tích tác phẩm:

    – Bức tranh thiên nhiên mùa xuân:

    • Gió xuân về: làm ửng hồng gò má của “gái chưa chồng”; mang cái lạnh se se, cứ đến rồi lại đi.
    • Những cơn mưa mùa xuân qua đi, trời quang mây tạnh.
    • Ánh nắng dịu nhẹ, ấm áp bắt đầu xuất hiện.
    • Lộc non đâm chồi, phủ lên lớp “tráng bạc” sau cơn mưa xuân.
    • Đồng lúa vào “thì con gái” xanh mướt, “mượt như nhung”.
    • Các vườn cây tràn ngập màu sắc và mùi hương của các loài hoa, thu hút bướm ong về tụ họp.

    – Hình ảnh con người:

    • Đôi má đỏ hây hây của “gái chưa chồng”.
    • Cô hàng xóm với “đôi mắt trong” ngước nhìn bầu trời.
    • Con trẻ nô đùa, “chạy xun xoe” dưới ánh nắng mùa xuân.
    • Sự thong thả của người nông dân được “nghỉ việc đồng” sau những tháng này làm lụng vất vả.
    • Hình ảnh nô nức khi đi trẩy hội chùa, từ những cô gái trẻ với “yếm đỏ, khăn thâm” tới những cụ già “tóc bạc”.

    c, Đánh giá:

    – Nội dung:

    • Cảnh ngày xuân nơi làng quê giản dị, mộc mạc.
    • Bức tranh thiếu nữ duyên dáng đi hội chùa.

    – Nghệ thuật:

    • Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi.
    • Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, được sử dụng khéo léo.
    • Các biện pháp tu từ.
    • Nhịp thơ chậm rãi, cách ngắt nghỉ nhịp nhàng.

    -> Nét đẹp dân dã đặc trưng của thơ Nguyễn Bính.

    3. Kết bài:

    – Khẳng định lại giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

    – Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *