Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ

Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc là một trong những chủ đề rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 11 sách Cánh diều tập 1.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ

Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ

Viết đoạn văn phân tích tác dụng biện pháp lặp cấu trúc trong bài thơ gồm 2 đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm trả lời được câu hỏi thực hành tiếng Việt trang 25.

Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong bài thơ

    Viết đoạn văn phân tích tác dụng biện pháp lặp cấu trúc

    “Mai về miền Nam thương trào nước mắt
    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
    Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
    Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”

    Trong đoạn thơ này, tác giả Viễn Phương đã nói lên được những ước ao, mong mỏi của bản thân. Từ đó, thể hiện niềm kính yêu sâu sắc dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc. Điệp ngữ “muốn làm” kết hợp với hàng loạt những danh từ phía sau chính là minh chứng cho điều đó. Ông nguyện hóa thân thành con chim, ngày ngày cất tiếng hót reo vui bên Bác. Ông ước mong trở thành một đóa hoa, làm đẹp thêm cho nơi Bác yên nghỉ. Và ông còn muốn hóa thành cây tre trung hiếu, canh giữ và bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của Hồ Chủ tịch. Chỉ một vài chi tiết ấy thôi, độc giả cũng thấy được tình yêu, lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. Biện pháp lặp cấu trúc đã nhấn mạnh nỗi khát khao cháy bỏng trong lòng tác giả. Đồng thời, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng và da diết vô cùng.

    Đoạn văn phân tích tác dụng biện pháp lặp cấu trúc trong bài thơ

    Đoạn trích trong tác phẩm “Sóng” của Xuân Quỳnh đã sử dụng rất thành công biện pháp lặp cấu trúc: “Sóng bắt đầu từ gió/Gió bắt đầu từ đâu/Em cũng không biết nữa/Khi nào ta yêu nhau”. Đứng trước biển khơi, người phụ nữ không khỏi cảm thấy mênh mông, rợn ngợp. Cô bắt đầu thắc mắc về cội nguồn của sóng hay cũng chính là của tình yêu. Tuy đã đưa ra những lí giải dựa trên quy luật của tự nhiên nhưng người phụ nữ vẫn không thể tìm được ra câu trả lời cho bản thân mình. Qua đó, tác giả nói lên cái khó của tình yêu. Đó là một thứ chưa ai lí giải và cắt nghĩa được.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *