Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 8 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo đáp án giải chi tiết.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Toán 8 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề cương giữa kì 2 Toán 8 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Toán 8 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 8.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 8 năm 2023 – 2024 (Có đáp án)
1. Đề cương ôn tập giữa học kì 2 Toán 8 Cánh diều
PHẦN I. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC
A. Thống kê và xác suất
Chương VI. Một số yếu tố thống kê và xác suất
– Thu thập và phân loại dữ liệu.
– Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng, biểu đồ.
– Phân tích và xử lí dữ liệu thu được ở dạng bảng, biểu đồ.
– Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản.
– Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản.
B. Hình học
Chương IX. Tam giác đồng dạng. Hình đồng dạng
– Định lí Thalès và ứng dụng trong tam giác.
– Đường trung bình của tam giác.
– Tính chất đường phân giác của tam giác.
PHẦN II. MỘT SỐ CÂU HỎI, BÀI TẬP THAM KHẢO
A. Bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1. Hôm nay, lớp bạn Minh trực cổng trường. Bạn Minh ngồi trước cổng trường để ghi lại các bạn học sinh đi học trễ. Hỏi bạn Minh đã thu thập dữ liệu theo phương pháp nào sau đây?
A. Từ nguồn có sẵn.
B. Quan sát.
C. Lập bảng hỏi.
D. Phỏng vấn.
Câu 2. Trong các phương pháp thu thập dữ liệu sau, phương pháp thu thập nào là trực tiếp?
A. Xem tin tức trên ti vi.
B. Tìm hiểu thông tin qua sách.
C. Tra cứu trên Internet;
D. Làm thí nghiệm.
Câu 3. Nhân dịp nghỉ hè, gia đình bạn An muốn đi tắm biển ở Đà Nẵng. Trước khi đi Đà Nẵng 1 tuần, bạn An đã vào website của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia để tìm hiểu về tình hình thời tiết ở đó. Hỏi bạn An đã dùng phương pháp nào sau đây để thu thập dữ liệu?
A. Thu thập dữ liệu gián tiếp.
B. Thu thập dữ liệu trực tiếp.
C. Phỏng vấn.
D. Làm thí nghiệm.
Câu 4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào là thu thập dữ liệu gián tiếp?
A. Phỏng vấn các bạn học sinh về tình hình bạo lực học đường.
B. Lập phiếu hỏi về các món ăn mà các bạn trong lớp yêu thích.
C. Tìm hiểu trên mạng Internet về số ca mắc bệnh COVID-19 ở Việt Nam.
D. Làm thí nghiệm để xác định tính chất hóa học của oxygen.
Câu 5. Trong các dãy dữ liệu sau đây, dữ liệu nào là số liệu liên tục?
A. Số học sinh của mỗi lớp khối 8.
B. Tên các bạn tổ 1 của lớp 8A.
C. Tuổi nghề của các công nhân trong một phân xưởng.
D. Nhiệt độ trung bình (độ C) của các ngày trong năm.
Câu 6. Trong các dãy dữ liệu sau đây, dữ liệu nào là số liệu rời rạc?
A. Số thành viên trong một gia đình.
B. Cân nặng (kg) của các học sinh lớp 8D.
C. Kết quả nhảy xa (mét) của 10 vận động viên.
D. Lượng mưa trung bình (mm) trong một tháng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 7. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ của một khách sạn: Hài lòng, Rất hài lòng, Bình thường, Không hài lòng. Hỏi dữ liệu trên là loại dữ liệu nào?
A. Dữ liệu không là số, có thể sắp thứ tự
B. Dữ liệu không là số, không thể sắp thứ tự.
C. Số liệu rời rạc.
D. Số liệu liên tục.
Câu 8. Cho bảng thống kê tỉ lệ các loại mẫu vật trong bảo tàng sinh vật của môi trường đại học về những lớp động vật có xương sống: Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
Lớp động vật | Tỉ lệ mẫu vật (%) |
Cá | 15% |
Lưỡng cư | 10% |
Bò sát | 20% |
Chim | 25% |
Thú | 30% |
Tổng | 101% |
Giá trị chưa hợp lí trong bảng dữ liệu là
A. Dữ liệu về tên các lớp động vật.
B. Dữ liệu về tỉ lệ mẫu vật.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 9. Khi muốn biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta nên dùng loại biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ hình quạt tròn.
C. Biểu đồ cột kép.
D. Biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 10. Khi muốn so sánh hai tập dữ liệu khác nhau ta nên dùng loại biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ cột kép.
D. Biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 11. Bạn Minh muốn lập biểu đồ về tỉ lệ số học sinh của lớp 8A xếp loại học lực Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt ở cuối học kì I. Hỏi bạn Minh nên sử dụng biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ hình quạt tròn.
D. Biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 12. Lựa chọn biểu đồ tranh khi muốn
A. so sánh trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.
B. biểu thị tỉ lệ phần trăm của từng loại số liệu so với tổng thể.
C. biểu diễn sự thay đổi số liệu của một đối tượng theo thời gian.
D. biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau, tạo sự lôi cuốn, thu hút bằng hình ảnh.
Câu 13. Dùng loại biểu đồ nào để biểu diễn dữ liệu trong bảng thống kê sau đây là phù hợp nhất?
Xếp loại học lực cuối học kì I của học sinh khối 8 Trường Trung học cơ sở Kim Đồng |
|
Loại học lực | Số học sinh |
Tốt | 37 |
Khá | 140 |
Đạt | 53 |
Chưa đạt | 10 |
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ đoạn thẳng.
C. Biểu đồ hình quạt tròn.
D. Biểu đồ cột.
Câu 14. Để biểu diễn sự thay đổi sĩ số của các lớp trong một khối ở cuối năm so với đầu năm học, ta nên chọn loại biểu đồ nào sau đây?
A. Biểu đồ tranh.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ cột kép.
D. Biểu đồ đoạn thẳng.
……………….
2. Đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 8 Kết nối tri thức
I. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Toán 8
1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ.
Phân thức đại số. Tính chất cơ bản của phân thức đại số. Các phép toán cộng, trừ, nhân, chia các phân thức đại số.
– Các khái niệm cơ bản về phân thức đại số: định nghĩa; điều kiện xác định; giá trị của phân thức đại số; hai phân thức bằng nhau.
– Mô tả được những tính chất cơ bản của phân thức đại số.
– Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia đối với hai phân thức đại số.
– Vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với phân thức đại số trong tính toán.
2. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN.
1. Mở đầu về phương trình.
Nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn.
Xác định được nghiệm của phương trình.
2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải.
– Nhận biết được phương trình bậc nhất một ẩn.
– Biết tìm nghiệm của phương trình bậc nhất một ẩn.
3. Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
Tìm được tập nghiệm của phương trình đưa được về dạng ax + b = 0.
4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Giải được bài toán bằng cách lập phương trình.
……..
II. Các dạng bài tập trọng tâm
Câu 1. Tổng hai phân thức có kết quả là:
Câu 2. Rút gọn phân thức được kết quả bằng
B. x+y
C. x-y
Câu 3. Kết quả của phép tính bằng
Câu 4. Kết quả của phép tính bằng
Câu 5. Phương trình bậc nhất một ẩn . Hạng tử tự do là
A. a
B. x
C. 0
D. b
Câu 6. Một tam giác có độ dài các cạnh là x+3 ; x+1 ; x+5. Biểu thức biểu thị chu vi tam giác đó là
A. 3 x+9
B. 3 x-9
C. 3 x+16
D. x+9
Câu 7. Nếu theo tị số k=2 thì theo tí số là
C. 4 ..
D. 2 .
Câu 8. Cho hình bình hành A B C D, biết và A B=16 ; B C=10. Trên tia đối của tia D C lấy điểm E sao cho D E=4, gọi F là giao điểm của B E và A D. Tính độ dài D F ta được:
A. D F=2.
B. D F=1.
C. D F=3.
D. D F=4.
…………..
3. Đề cương ôn tập giữa kì 2 Toán 8 Chân trời sáng tạo
PHẦN I. TÓM TẮT NỘI DUNG KIẾN THỨC
Chương 5: Hàm số và đồ thị
– Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm số.
– Nhận biết được đồ thị hàm số.
– Tính được giá trị của hàm số khi hàm số đó xác định bởi công thức.
– Xác định được toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ;
– Xác định được một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
Chương 7: Định lí Thalès
– Nhận biết được những mô hình thực tế dẫn đến khái niệm hàm số.
– Nhận biết được đồ thị hàm số.
– Tính được giá trị của hàm số khi hàm số đó xác định bởi công thức.
– Xác định được toạ độ của một điểm trên mặt phẳng toạ độ;
– Xác định được một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
Chương 8: Hình đồng dạng
– Mô tả được định nghĩa của hai tam giác đồng dạng.
– Giải thích được các trường hợp đồng dạng của hai tam giác.
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng (ví dụ: tính độ dài đường cao hạ xuống cạnh huyền trong tam giác bằng cách sử dụng mối quan hệ giữa đường cao đó với tích của hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông lên cạnh huyền; đo gián tiếp chiều cao của vật; tính khoảng cách giữa hai vị trí trong đó có một vị trí không thể tới được,…).
– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) gắn với việc vận dụng kiến thức về hai tam giác đồng dạng.
II. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP
Phần I: TRÁ́C NGHIỆM
Câu 1. Một ô tô cách thành phố Hồ Chí Minh 50km. Ô tô bắt đầu đi trên một con đường về phía ngược hướng với thành phố (hình vẽ) với vận tốc là 60 km/h. Hòi sau khi đi được 3 giờ, ô tô cách thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
A. 180 km
B. 230 km
C. 23 km
D. 2300 km
Câu 2. Áp suất khí quyển tại mặt đất là 760 mmHg. Biết rằng cứ lên cao 12(m) thì áp suất khí quyển giảm 1 mmHg. Tại đình núi cao 504( m ) thì áp suất khí quyển là bao nhiêu?
A. 42 mmHg
B. 718 mmHg
C. 256 mmHg
D. 802 mmHg
Câu 3. Bác An gửi tiết kiệm 10 triệu đồng ở ngân hàng với kì hạn 12 tháng và không rút tiền trước kì hạn. Lãi suất ngân hàng quy định cho kì hạn 12 tháng là 6% /năm. Sau khi hết kì hạn 12 tháng bác An đến rút toàn bộ số tiền. Hòi bác An nhận được số tiền là bao nhiêu?
A. 10600000 (đồng)
B. 600000 (đồng)
C. 10060000 (đồng)
D. 60000 (đồng)
Câu 4. Cho điểm M(4 ; 3) nằm trong mặt phẳng tọa độ , hình bên dưới.
Hình chiếu của điểm m trên trục hoành Ox là
A. (0 ; 4)
B. (4 ; 3)
C. (4 ; 0)
D. (3 ; 4)
Câu 5. Cho mặt phẳng tọa độ Oxy và điểm C (như hình vẽ). Khi đó tọa độ của điểm C là:
A. (-2 ; 2)
B. (-2 ;-2)
C. (2 ; 2)
D. (2 ;-2)
Câu 6. Đồ thị của hàm số y=2 x+1 và hàm số y=a x+3 là hai đường thẳng song song, khi đó hệ số a bằng mấy?
A. 3
B. 1
C. 0
D. 2
……………
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn thi giữa kì 2 Toán 8