Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024

Với 5 Đề thi giữa kì 1 môn Mĩ thuật 6 sách mới, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 – Đề 1

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
    Môn: Mĩ thuật lớp 6
    (Thời gian: 45 phút)

    a). Nội dung đề:

    Câu 1: Em hãy tạo sản phẩm Bưu thiếp chúc mừng.

    Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (tên sản phẩm, chất liệu, cách tạo sản phẩm…)

    b). Yêu cầu:

    • Hình thức tạo hình: 2D (có thể kết hợp vẽ với in hoặc xé dán ).
    • Chất liệu: Tự chọn
    • Kích thước: 15 – 20 cm (tương đương khổ giấy A5)

    Hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí ra đề kiểm tra giữa kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Cách 1: Hướng dẫn đánh giá nội dung KT theo tiêu chí mức độ đánh giá

    Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

    Nội dung

    Tiêu chí đánh giá

    Mĩ thuật ứng dụng

    1. Thể hiện được mục đích sử dụng của sản phẩm làm bưu thiếp

    2. Hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm vào đời sống. Lựa chọn được chất liệu trên vật liệu phù hợp với hình thức thực hành, thể hiện ( vẽ/xé, dán/kết hợp vẽ xé in..) trên sản phẩm bưu thiếp.

    3. Vận dụng được yếu tố tạo hình vào thực hành thiết kế bưu thiếp.

    4. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm bưu thiếp (cá nhân/nhóm).

    5. Liên hệ ứng dụng sản phẩm bưu thiếp vào đời sống thực tiễn. Chia sẻ được kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

    Hướng dẫn đánh giá

    Xếp loại:

    – Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí.

    – Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí.

    Cách 2: Hướng dẫn đánh giá nội dung KT theo tiêu chí mức độ đánh giá cụ thể với mỗi phần năng lực của môn học.

    Phiếu đánh giá nội dung kiểm tra và hướng dẫn xếp loại theo mức độ đánh giá:

    Năng lực mĩ thuật

    Nhận biết

    (20%)

    Thông hiểu

    (25%)

    Vận dụng

    (40%)

    Vận dụng cao

    (15%)

    Quan sátnhận thức

    – Xác định được mục đích sử dụng của Thiệp chúc mừng

    -Hiểu được tính ứng dụng của Thiệp chúc mừng trong đời sống

    -Thể hiện được cấu trúc đặc điểm thiệp chúc mừng thông qua sản phẩm.

    -Biết cách lựa chọn chữ, hình ảnh, màu sắc hài hòa trong thiết kế thiệp chúc mừng.

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    Sáng tạo ứng dụng

    -Tạo dáng được thiệp chúc mừng theo ý thích.

    -Tạo được một sản phẩm thiệp chúc mừng có chữ, hình ảnh, màu sắc phù hợp với chủ đề.

    ạ-Tạo được sản phẩm thiệp chúc mừng có sử dụng chữ, hình ảnh và màu sắc hài hòa phù hợp với chủ đề.

    -Tạo được sản phẩm thiệp chúc mừng đẹp, sáng tạo có sử dụng hình ảnh trò chơi dân gian phù hợp.

    (10%)

    (15%)

    (30%)

    (5%)

    Phân tích và

    đánh giá

    -Viết được một số thông tin về thiệp chúc mừng.

    -Trình bày được thông tin về thiệp chúc mừng và sự đa dạng về hình ảnh, chữ trang trí, màu sắc của thiệp chúc mừng.

    -Nêu và phân tích được một số yếu tố, nguyên lý tạo hình thông qua bài viết.

    -Tự đánh giá đưa ra nhận định về sản phẩm.

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    XẾP LOẠI

    Mức Chưa đạt: Tổng các mức độ đánh giá

    Mức Đạt: Tổng các mức độ đánh giá ≥ 50%

    Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Nội dung kiểm tra

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Mĩ thuật ứng dụng.

    Yếu tố và nguyên lí tạo hình

    Lựa chọn, kết hợp:

    Yếu tố tạo hình

    – Chấm, nét, hình, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

    Nguyên lí tạo hình

    – Cân bằng, tương phản, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

    Thể loại

    Lựa chọn, kết hợp:

    – Lí luận và lịch sử mĩ thuật

    – Thiết kế đồ họa.

    Hoạt động thực hành và thảo luận

    – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D.

    Thảo luận

    – Sản phẩm thực hành của học sinh.

    Định hướng chủ đề: Văn hoá xã hội

    Nhận biết:

    Thể hiện được mục đích sử dụng của thiệp chúc mừng

    Thông hiểu:

    -Hiểu được tính ứng dụng của thiệp chúc mừng vào đời sống.

    –Phân biệt được giá trị thẩm mỹ và công năng sử dụng của thiệp.

    -Biết cách trình bày thiệp chúc mừng.

    Vận dụng:

    -Sử dụng họa tiết, chữ,màu phù hợp để trang trí thiệp chúc mừng.

    -thiệp chúc mừng được áp dụng vào cuộc sống.

    -Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm thiết kế (cá nhân/nhóm).

    Vận dụng cao:

    Chia sẻ được kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 – Đề 2

    Đặc tả nội dung, mức độ đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Nội dung kiểm tra

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Mĩ thuật

    ứng dụng

    * Yếu tố và nguyên lí tạo hình

    Lựa chọn, kết hợp:

    – Yếu tố tạo hình: Hoạ tiết trang trí đơn giản bằng các chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian, vật liệu chất liệu tạo nên sản phẩm.

    – Nguyên lí tạo hình

    Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

    * Thể loại, kết hợp:

    – Thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa (in)

    – Trang trí sản phẩm ứng dụng

    * Hoạt động thực hành và thảo luận

    – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật thiệp chúc mừng theo nội dung thiết kế tự chọn (2D, 3D)

    – Sản phẩm thực hành của HS

    * Định hướng chủ đề

    – Tìm hiểu ý nghĩa của các ngày lễ, ngày kỉ niệm từ đó tìm ý tưởng, chất liệu, họa tiết trang trí để tạo được một sản phẩm thiệp chúc mừng

    * Nhận biết:

    – Biết lựa chọn chất liệu để thiết kế thiệp chúc mừng

    – Thiết kế thiệp chúc mừng phù hợp bằng nhiều hình thức khác nhau (xé, dán, in, vẽ)

    * Thông hiểu:

    – Biết cách sử dụng số chất liệu/vật liệu trong thực hành sáng tạo.

    – Biết sử dụng chất liệu để thiết kế thiệp chúc mừng

    – Hoạ tiết trang trí đơn giản

    – Gam màu theo ý thích

    * Vận dụng:

    – Vận dụng được nguyên lí cân bằng và một số yếu tố tạo hình vào

    – Thiết kế được thiệp chúc mừng thể hiện hoạ tiết trang trí theo ý tưởng, bằng nhiều nguyên vật liệu khác nhau

    – Hình khối phù hợp, sinh động

    – Hoạ tiết đẹp; có ý tưởng

    – Màu sắc có trọng tâm, có đậm có nhạt

    – Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm.

    * Vận dụng cao:

    – Sáng tạo vận dụng chất liệu từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm mới.

    – Biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế đời sống.

    – Hoạ tiết đẹp, sáng tạo, rõ trọng tâm

    – Màu sắc có cảm xúc, rõ trọng tâm, phù hợp với thiệp chúc mừng

    Phiếu đánh giá theo tín chỉ giữa kì 1 môn Mĩ thuật 6

    NL mĩ thuật

    Nhận biết (20%)

    Thông hiểu (25%)

    Vận dụng (40%)

    Vận dụng cao (15%)

    Quan sátnhận thức

    Biết lựa chọn chất liệu để thiết kế thiệp chúc mừng

    – Biết sử dụng chất liệu để thiết kế thiệp chúc mừng

    Thiết kế được thiệp chúc mừng thể hiện hoạ tiết trang trí theo ý tưởng.

    Phân tích được sự hài hoà, cân đối của hình, màu sắc trên thiệp chúc mừng

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    Sáng tạo và ứng dụng

    Lựa chọn được chất liệu phù hợp với trang trí thiệp chúc mừng

    Lựa chọn được chất liệu/vật liệu phù hợp với hình thức thực hành trên chất liệu phù hợp với tạo dáng và trang trí thiệp

    Tạo được sản phẩm thiệp chúc mừng màu sắc hài hòa, hình khối phù hợp, sinh động.

    – Vận dụng được một số giá trị thẩm mĩ từ di sản văn hoá nghệ thuật vào thiết kế sản phẩm.

    Tạo được một thiệp chúc mừng đẹp, màu sắc hài hòa, có trọng tâm, họa tiết trang trí đẹp, có ý tưởng.

    (10%)

    (15%)

    (30%)

    (5%)

    Phân tích và

    đánh giá

    Thể hiện sự hiểu biết về yêu cầu giới thiệu thiệp chúc mừng

    Thể hiện được một số thông tin giới thiệu thiệp chúc mừng.

    – Phân biệt được giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiệp chúc mừng.

    Viết/chia sẻ được một số thông tin giới thiệu sản phẩm thiệp chúc mừng theo yêu cầu đề ra, biết ứng dụng sản phẩm vào thực tế .

    – Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm

    . Viết/chia sẻ được thông tin thể hiện trách nhiệm của HS với việc tạo nên một sản phẩm trang trí ứng dụng vào thực tế cuộc sống.

    . Biết đặt câu hỏi, trả lời, trao đổi về sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm thực hành trong đánh giá.

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    (5%)

    XẾP LOẠI

    Mức Chưa đạt: Tổng các mức độ ĐG

    Mức Đạt: Tổng các mức độ ĐG ≥ 50%

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Môn: Mĩ thuật lớp 6
    (Thời gian 45 phút, nếu có quỹ thời gian thực hiện tại lớp)

    a) Nội dung đề:

    Câu hỏi: Em hãy tạo dáng và trang trí thiệp chúc mừng.

    b) Yêu cầu:

    • Hình thức tạo hình: có thể kết hợp vẽ với in hoặc xé dán
    • Chất liệu trang trí: chất liệu giấy, hoạ tiết trang trí phù hợp
    • Kích thước: Tùy chọn (không quá khổ A4)
    • Thực hiện bài kiểm tra theo nhóm 3hs/nhóm (có thể làm bài theo cá nhân)

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 – Đề 3

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Nội dung kiểm tra

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Mĩ thuật ứng dụng

    Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp:

    Yếu tố tạo hình:

    – Chấm, nét, hình, màu sắc, đậm nhạt…

    Nguyên lí tạo hình:

    – Cân bằng, lặp lại, nhịp điệu, tỉ lệ,

    hài hoà…

    Thể loại:

    Lựa chọn, kết hợp:

    – Lí luận và lịch sử mĩ thuật

    – Thiết kế đồ hoạ

    Hoạt động thực hành và thảo luận

    Thực hành

    – Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 2D, 3D.

    Thảo luận

    – Sản phẩm thực hành của học sinh

    Định hướng chủ đề: Lựa chọn, kết hợp:

    – Văn hoá, xã hội.

    Nhận biết:

    – Xác định được các loại vật liệu phù hợp để tạo nên sản phẩm.

    Thông hiểu:

    – Hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm thiết kế.

    Vận dụng:

    – Vận dụng được một số yếu tố tạo hình vào thiết kế sản phẩm.

    – Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập.

    Vận dụng cao:

    – Sáng tạo từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm mới.

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

    Nội dung: Mĩ thuật

    (Thời gian 45 phút)

    a) Nội dung đề

    Câu 1: Em hãy thiết kế quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà.

    Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (Đặt tên sản phẩm, chất liệu/vật liệu, ý tưởng thiết kế…).

    b) Yêu cầu

    • Hình thức tạo hình: 2D hoặc 3D (có thể kết hợp vẽ với in hoặc xé dán)
    • Chất liệu/vật liệu: Tự chọn (họa phẩm, giấy…).
    • Kích thước: Tùy thích.

    Hướng dẫn đánh giá nội dung kiểm tra và xếp loại

    Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

    1. Thể hiện được mục đích sử dụng của sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà.

    2. Hiểu và ứng dụng được sản phẩm quà lưu niệm vào đời sống.

    3. Vận dụng được yếu tố tạo hình trong thực hành thiết kế sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà.

    4. 4. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà. (cá nhân/nhóm).

    5. Chia sẻ được kinh nghiệm trong thực hành, sáng tạo sản phẩm quà lưu niệm có sử dụng hình ảnh ngôi nhà.

    Xếp loại:

    Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí.

    Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí.

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 – Đề 4

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Cấp độ
    Chủ đề
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở mức độ thấp Vận dụng ở mức độ cao Tổng

    Nội dung

    Tỷ lệ

    Tìm được nội dung phù hợp với đề tài học tập

    5%

    Nội dung mang tính GD, phản ánh thực việc học tập

    5%

    Nội dung mang tính GD cao, phản ánh thực tế việc học của bản thân

    10%

    20%

    Hình ảnh

    Tỷ lệ

    Hình ảnh phù hợp với nội dung học tập

    5%

    Hình ảnh phù hợp, sinh động

    5%

    Hình ảnh đẹp, phong phú, gần gũi với đối tượng

    10%

    20%

    Bố cục

    Tỷ lệ

    Bài vẽ có bố cục đơn giản

    5%

    Bài vẽ rõ mảng chính, phụ; chặt chẽ

    5%

    Bố cục đẹp, sáng tạo, hấp dẫn, rõ trọng tâm

    10%

    20%

    Đường nét

    Tỷ lệ

    Nét vẽ tự nhiên

    5%

    Nét vẽ linh hoạt đúng hình

    5%

    Nét vẽ gây cảm xúc, tạo phong cách riêng

    10%

    20%

    Màu sắc

    Tỷ lệ

    Gam màu theo ý thích

    5%

    Màu sắc có trọng tâm, có đậm có nhạt

    5%

    Màu sắc có cảm xúc, rõ trọng tâm, hợp nội dung

    10%

    20%

    Tổng

    Tỷ lệ

    10%

    15%

    25%

    50%

    100%

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    PHÒNG GD-Đ……..

    TRƯỜNG THCS….

    ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I NĂM 2023 – 2024

    Môn Mĩ Thuật Lớp 6 – THCS

    Thời gian làm bài: 1 tiết

    Nội dung: Em hãy vẽ một bức tranh về đề tài học tập

    Yêu cầu: Kích thước: Cỡ giấy A4 Màu sắc: Tuỳ chọn

    Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Yêu cầu cần đạt Đánh giá Xếp loại

    – Nội dung: Phù hợp với đề tài học tập.

    – Bố cục: Chặt chẽ, có tính sáng tạo.

    – Hình ảnh: Phù hợp với nội dung.

    – Màu sắc: Hài hòa, hợp gam, hợp nội dung.

    Đạt loại giỏi

    Đạt (Đ)

    – Nội dung: phù hợp với đề tài học tập.

    – Bố cục: có chính, có phụ.

    – Hình ảnh: phù hợp với nội dung.

    – Màu sắc: biết phối màu nhưng chưa rõ trọng tâm.

    Đạt loại khá

    – Nội dung: đạt yêu cầu.

    – Bố cục: chưa hợp lý, còn rời rạc.

    – Hình ảnh: chưa cô đọng, chưa có sự chọn lọc.

    – Màu sắc: chưa hài hòa, còn cẩu thả.

    Đạt loại trung bình

    – Nội dung: đạt yêu cầu.

    – Bố cục: rời rạc.

    – Hình ảnh: chưa nói lên được nội dung.

    – Màu sắc: thiếu đậm, vẽ màu cẩu thả, chưa xong.

    Loại dưới trung bình

    Chưa đạt

    (CĐ)

    – Không làm bài

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6 năm 2023 – 2024 – Đề 5

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Mức độ
    Năng lực MT
    Mức độ
    Biết
    Hiểu
    Vận dụng
    Mức 1 (Vận dụng thấp hoặc trung bình). Mức 2 (Vận dụng sáng tạo hoặc ứng dụng thực tiễn).

    Quan sát và nhận thức

    Biết tìm hiểu, sưu tầm các hình ảnh màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Thể hiện được rõ nội dung, mô phỏng tương đối đúng theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Thể hiện được rõ nội dung, mô phỏng tương đối đúng theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Thể hiện được rõ nội dung, mô phỏng tương đối đúng theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Sáng tạo và ứng dụng

    Thực hiện được phác thảo, ý tưởng bố cục thông qua tác phẩm.

    Vẽ được tranh mô phỏng được một vài hình ảnh theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Vẽ được tranh mô phỏng được một vài hình ảnh theo phong cách thể hiện màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Thể hiện ý tưởng sáng tạo qua cách sắp xếp bố cục màu sắc họa tiết theo quy tắc đơn giản.

    Phân tích và đánh giá

    Nhận xét, đánh giá tác phẩm về bố cục, hình vẽ, màu sắc.

    Giải thích được sự lựa chọn nội dung, hình ảnh, màu sắc, cách sắp xếp bố cục thông qua tác phẩm.

    Nêu được nhận xét tác phẩm (bố cục, hình vẽ, màu sắc).

    Chia sẻ nhận định cá nhân về các tác phẩm, cảm nhận, bài học rút ra sau khi học tập chủ đề.

    Xếp loại

    Chưa đạt

    (dưới 5 điểm)

    Đạt (từ 5-6 điểm)

    Hoàn thành (từ 7-8 điểm)

    Hoàn thành tốt (từ 9-10 điểm)

    Đề thi giữa học kì 1 môn Mĩ thuật 6

    Trường:………………..

    Lớp:……………………..

    KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024
    Môn: Mĩ thuật – Lớp 6 – Tiết 08

    Thời gian: 45 phút

    Đề bài: Em hãy thực hiện bài vẽ:

    SÁNG TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ

    Em hãy chọn 1 mẫu hoa, lá hoặc con vật tùy thích để thực hành sáng tạo họa tiết.

    Khổ giấy A4

    Chất liệu vẽ: Sáp, chì màu, màu nước…(Tùy chọn).

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *