Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện

Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện

Giải Vật lí 11 Cánh diều Bài 1: Cường độ dòng điện giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 86, 87, 88, 89, 90 thuộc chủ đề 4 Dòng điện mạch điện.

Bạn đang đọc: Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện

Giải Lý 11 Bài 1 Cánh diều các em sẽ hiểu được kiến thức lý thuyết về Cường độ dòng điện và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 1 Chủ đề 4 trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.

Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện

    I. Chuyển động có hướng của hạt mang điện

    Câu hỏi 1

    Các hạt mang điện trong kim loại có đặc điểm gì?

    Lời giải:

    Các hạt mang điện trong kim loại là các electron tự do chuyển động nhiệt hỗn loạn.

    Câu hỏi 2 

    Tại sao các electron chuyển động có hướng khi nối dây dẫn với nguồn điện?

    So sánh chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.

    Lời giải:

    – Khi nối dây dẫn với nguồn điện, có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu kim loại, nguồn điện tác dụng lực lên các electron dẫn làm chúng vừa chuyển động hỗn loạn vừa di chuyển theo chiều từ cực âm hướng về cực dương.

    – Chiều chuyển động thành dòng của các electron trong kim loại ngược với chiều dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn.

    + Chiều của dòng điện quy ước chạy qua dây dẫn là chiều từ cực dương của nguồn điện đang tạo ra dòng điện, qua dây dẫn đến cực âm của nguồn điện.

    + Chiều của các electron là chiều từ cực âm đến cực dương.

    Câu hỏi 3 

    Tại sao các ion mang điện tích trái dấu chuyển động ngược chiều nhau?

    Lời giải:

    Các ion mang điện tích trái dấu chuyển động ngược chiều nhau vì dưới tác dụng của điện trường do nguồn điện tạo ra, ion dương bị hút về phía cực âm nên sẽ chuyển động cùng chiều điện trường đi về phía cực âm, ion âm bị hút về phía cực dương nên chuyển động ngược chiều điện trường đi về phía cực dương.

    Câu hỏi 4

    Dòng điện có thể chạy qua nước sông, nước máy không? Tại sao?

    Lời giải:

    Dòng điện hoàn toàn có thể chạy qua nước sông, nước máy vì trong nước sông, nước máy có lẫn rất nhiều các hạt mang điện, các ion kim loại, ….

    II. Cường độ dòng điện

    Luyện tập 1

    Kể tên một số thiết bị điện. Thiết bị này hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

    Thiết bị này hoạt động mạnh khi nào?

    Lời giải:

    – Một số thiết bị điện: bóng đèn sợi đốt, bàn là, nồi cơm điện, …

    – Bóng đèn sợi đốt hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện.

    – Bàn là hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

    – Nồi cơm điện hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.

    – Các thiết bị này hoạt động mạnh khi cường độ dòng điện qua chúng tăng lên.

    Luyện tập 2

    Nối hai đầu một đèn sợi đốt vào hai cực của một viên pin.

    – Chiều và cường độ dòng điện qua đèn có thay đổi theo thời gian không?

    – Cho biết trong 4 s có điện lượng 2 C chạy qua đèn. Xác định cường độ dòng điện chạy qua đèn.

    Lời giải:

    – Chiều và cường độ dòng điện qua đèn không thay đổi theo thời gian.

    – Cường độ dòng điện chạy qua đèn: Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện.

    Luyện tập 3

    Dòng điện chạy qua một dây dẫn bằng kim loại có cường độ là 1 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 1 s.

    Lời giải:

    Số electron dịch chuyển: Vật lí 11 Bài 1: Cường độ dòng điện (hạt)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *