Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo – Chân trời sáng tạo 7

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo – Chân trời sáng tạo 7

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Những tình huống hiểm nghèo, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 1.

Bạn đang đọc: Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo – Chân trời sáng tạo 7

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo – Chân trời sáng tạo 7

Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo

Bạn đọc hãy cùng tham khảo ngay sau đây để chuẩn bị bài cho môn học nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn văn 7: Những tình huống hiểm nghèo

    Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo – Mẫu 1

    Chuẩn bị đọc

    1. Theo em, một người bạn tốt cần có những đức tính gì?

    2. Trong trường hợp nào thì một người được xem là “kẻ mạnh”?

    Gợi ý:

    1. Một người bạn tốt cần có những đức tính: thấu hiểu, trung thực, biết chia sẻ, biết lắng nghe…

    2. Một người được xem là “kẻ mạnh” trong rất nhiều trường hợp: khỏe mạnh hơn, giàu có hơn hay có quyền lực…

    Trải nghiệm cùng văn bản

    Câu 1. Sự kiện nào trong truyện làm cho em bất ngờ?

    Sự kiện nào trong truyện gây bất ngờ: Hai người bạn đang đi trong rừng thì một con gấu nhảy ra vồ.

    Câu 2. Lời lẽ của chó sói trong truyện có thuyết phục không? Vì sao?

    Lời lẽ của chó sói trong truyện không thuyết phục. Vì chó sói chỉ đang tìm cờ để hạch sách chiên con.

    Câu 3. Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích gì?

    Trong đoạn kết, chó sói cố tình vặn vẹo, hạch sách chiên con nhằm mục đích buộc tội để có cớ ăn thịt chiên con.

    Suy ngẫm và phản hồi

    Câu 1. Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản.

    Tên văn bản

    Từ ngữ chỉ không gian

    Từ ngữ chỉ thời gian

    Hai người bạn đồng hành và con gấu

    Trong rừng

    đương, bấy giờ

    Chó sói và chiên con

    Dòng suối

    tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

    => Không gian thiên nhiên rộng lớn.

    Câu 2. Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

    – Tình huống truyện:

    • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Hai người bạn đương đi trong rừng thì một con gấu nhảy ra. Người đi trước tìm được cảnh cây và ẩn mình trong đám lá, bỏ mặc bạn của mình.
    • Chó sói và chiên con: Chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói. Nó tìm cách hạch sách để có cơ ăn thịt chiên con.

    – Tình huống ấy góp phần thể hiện được tính cách của nhân vật:

    • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Người đi trước là một kẻ tham sống sợ chết, chỉ biết lo cho bản thân.
    • Chó sói và chiên con: Chó sói gian xảo, độc ác.

    Câu 3. Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.

    Gợi ý: Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp một con gấu. Người đi trước tìm được một cành cây, ẩn mình trong tán lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu liền nằm xuống. Con gấu đến gần gửi một lúc rồi bỏ đi. Khi bạn hỏi con gấu nói gì, anh ta trả lời rằng không nên tin những người bỏ bạn bè trong hoạn nạn.

    Xem thêm: Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu

    Câu 4. Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

    Tóm tắt cuộc đối thoại:

    – Sao mày dám cả gan vục mõm làm đục nước uống của ta?

    – Xin bệ hạ nguôi cơn giận để xét cho tỏ tường, nơi tôi uống nước cách xa nơi này hai chục bước.

    – Chính mày khuấy nước và còn nói xấu ta năm ngoái.

    – Năm ngoái ư? Khi ấy tôi còn chửa ra đời.

    – Không phải mày thì là anh mày đó.

    – Tôi không có anh em.

    – Thế thì một mống nhà chiên, nào chiên, chó người cùng nhau một thói. Họ mách ta phải báo thù.

    => Lời thoại góp phần bộc lộ sự hung hăng, độc ác và ngang ngược của chó sói, cũng như sự hiền lành, nhút nhát và yếu đuối của chiên con.

    Chi tiết: Tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con

    Câu 5. Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.

    – Đề tài:

    • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Tình bạn
    • Chó sói và chiên con: Ỷ mạnh hiếp yếu.

    – Bài học:

    • Hai người bạn đồng hành và con gấu: Không nên tin tưởng vào những người bỏ mặc bạn bè trong khó khăn, hoạn nạn.
    • Chó sói và chiên con: Ỷ mạnh hiếp yếu là thói xấu, đáng lên án.

    Câu 6. Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

    – Chó sói và chiên con: Văn bản “Chó sói và chiên con” tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm bài học sâu sắc. Hai nhân vật chính là chó sói và chiên con đã có cuộc trò chuyện bên dòng suối. Chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói. Nó tìm cách hạch sách để có cơ ăn thịt chiên con. Lời thoại góp phần bộc lộ sự hung hăng, độc ác và ngang ngược của chó sói, cũng như sự hiền lành, nhút nhát và yếu đuối của chiên con. Với câu chuyện này, tác giả La Phông-ten muốn phê phán những kẻ thích ỷ mạnh hiếp yếu.

    – Chó sói và cừu non: Với văn bản “Chó sói và cừu non”, Ê-dốp đã đem đến một bài học giá trị trong cuộc sống. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu non. Chó sói đang uống nước thì nhìn thấy một con cừu non. Nó tìm mọi lí do để đổ tội cho cừu non đã làm đục nước suối. Cừu nón tìm cách chứng minh rằng mình không làm điều đó. Nhưng chó sói lại đổ tội cho cả bố của cừu non, rồi vồ lấy chú cừu non để ăn thịt. Ở cuối truyện, tác giả còn rút ra bài học: “Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa”. Hình ảnh chó sói – đại diện cho kẻ ác, luôn mang dã tâm đi ức hiếp những người yếu thế như cừu non – kẻ yếu. Truyện nhắc nhở chúng ta cần cảnh giác trước những kẻ xấu xa, bạo ngược.

    Xem thêm:

      Soạn bài Những tình huống hiểm nghèo – Mẫu 2

      Câu 1. Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó soi và chiên con theo mẫu dưới đây (làm vào vở). Nhận xét về không gian trong hai văn bản.

      Tên văn bản

      Từ ngữ chỉ không gian

      Từ ngữ chỉ thời gian

      Hai người bạn đồng hành và con gấu

      Trong rừng

      đương, bấy giờ

      Chó sói và chiên con

      Dòng suối

      tức khắc, năm ngoái, khi tôi còn chửa ra đời

      => Không gian đều rộng lớn.

      Câu 2. Xác định tình huống trong truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?

      – Tình huống truyện:

      • Hai người bạn đồng hành và con gấu: hai người bạn đương đi trong rừng thì một con gấu nhảy ra; người đi trước tìm được cảnh cây và ẩn mình trong đám lá, bỏ mặc bạn của mình.
      • Chó sói và chiên con: chiên con đang uống nước bên bờ suối thì gặp một con sói; nó tìm cách hạch sách để có cơ ăn thịt chiên con.

      – Tình huống ấy góp phần thể hiện được tính cách của nhân vật:

      • Hai người bạn đồng hành và con gấu: người đi trước là một kẻ tham sống sợ chết, chỉ biết lo cho bản thân.
      • Chó sói và chiên con: chó sói gian xảo, độc ác.

      Câu 3. Tóm tắt truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.

      Truyện về việc hai người bạn đang đi trong rừng. Bỗng nhiên, họ gặp một con gấu. Người đi trước tìm thấy một cành cây, liền trốn trong đám lá. Người còn lại không biết làm gì, mới nằm xuống. Con gấu đến gần một lúc rồi lại bỏ đi. Người bạn trốn trên cây trèo xuống, liền hỏi anh bạn con gấu đã nói điều gì. Thì anh bạn trả lời gấu nói rằng không nên tin những người sẵn sàng bỏ rơi bạn bè lúc gặp nạn.

      Câu 4. Trong văn bản ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể thiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?

      Chiên con đang uống nước dưới suối. Chó sói liền nghĩ cách ăn thịt chiên con. Nó lại gần, rồi thét lên: “Sao mày dám cả gan vục mõm làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!”. Chiên con sửng sốt xin tha và giải thích nơi mình uống nước cách xa suối nguồn phía trên của sói. Sói lại tìm cớ khác rằng năm ngoái chiên đã nói xấu nó. Chiên con sợ hãi bèn đáp rằng năm ngoái chiên con vẫn chưa ra đời. Sói lại lấy lí do vô lí khác: “Không phải mày thì anh mày đó!”.

      => Lời thoại góp phần thể hiện được đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật.

      Câu 5. Xác định đề tài và nêu bài học mà em rút ra từ mỗi truyện.

      – Đề tài:

      • Hai người bạn đồng hành và con gấu: tình bạn
      • Chó sói và chiên con: ỷ mạnh hiếp yếu.

      – Bài học:

      • Hai người bạn đồng hành và con gấu: không nên tin tưởng vào những người bỏ mặc bạn bè trong khó khăn, hoạn nạn.
      • Chó sói và chiên con: ỷ mạnh hiếp yếu là thói xấu, đáng lên án.

      Câu 6. Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? Viết một một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nêu cảm nhận của em về văn bản ấy.

      – Chó sói và chiên con: Truyện ngụ ngôn “Chó sói và chiên con” của La Phông-ten đã gửi gắm bài học giá trị. Nội dung của văn bản kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con ở một dòng suối nọ. Qua lời nói của từng nhân vật, tính cách của sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác và thích bắt nạt kẻ yếu. Nó dùng mọi lí do dù có vô lí để đội tội cho chiên con. Ngược lại, chiên con lại quá hiền lành, nhút nhát và ngây thơ. Mỗi nhân vật với nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện – phê phán thói ỷ mạnh hiếp yếu.

      – Chó sói và cừu non: Văn bản “Chó sói và cừu non” của tác giả Ê-dốp đem đến cho người đọc bài học ý nghĩa. Tác giả đã xây dựng một cuộc đối thoại giữa chó sói và cừu non. Chó sói tìm cách đổ tội cho cừu non làm đục nước suối. Nhưng những lí lẽ của cừu non đưa ra khiến chó sói tức giận. Nó đổ tội cho cả bố của cừu non, rồi vồ lấy chú cừu non để ăn thịt. Ở cuối truyện, tác giả còn rút ra bài học: “Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa” – phê phán những kẻ xấu xa, cậy mạnh để hiếp yếu.

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *