Giải Sinh 9 Bài 51-52 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học Thực hành hệ sinh thái thuộc chương 2 Hệ sinh thái.
Bạn đang đọc: Soạn Sinh 9 Bài 51-52: Thực hành Hệ sinh thái
Soạn Sinh 9 Bài 51-52: Thực hành Hệ sinh thái được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.
Sinh 9 Bài 51-52: Thực hành Hệ sinh thái
I. Mục tiêu
- Học sinh nêu được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
- Qua bài học, học sinh thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị
- Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng
- Túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật
- Kính lúp
- Giấy, bút chì
- Băng hình về các hệ sinh thái
III. Cách tiến hành
1. Hệ sinh thái
- Chọn môi trường là một vùng có thành phần sinh vật phong phú
- Điều tra các thành phần các hệ sinh thái.
- Xác định thành phần sinh vật trong khu vực quan sát.
- Điền số liệu quan sát vào các bảng 51.1, 51.2, 51.3
Bảng 51.1. Các thành phần của hệ sinh thái quan sát
Các nhân tố vô sinh | Các nhân tố hữu sinh |
---|---|
– Những nhân tố tự nhiên:
– Những nhân tố do hoạt động của con người tạo nên:
|
– Trong tự nhiên:
– Do con người (chăn nuôi, trồng trọt,…):
|
Bảng 51.2. Thành phần thực vật trong khu vực thực hành:
Loài có nhiều cá thể nhất |
Loài có nhiều cá thể |
Loài có ít cá thể |
Loài có rất ít cá thể |
---|---|---|---|
Rau muống | Rau rút | Cỏ bợ | Khoai nước |
Bảng 51.3. Thành phần động vật trong khu vực thực hành
Loài có nhiều cá thể nhất | Loài có nhiều cá thể | Loài có ít cá thể | Loài có rất ít cá thể |
---|---|---|---|
Cá chép | ốc vặn, ốc bươu vàng | Đỉa, cua | Cá trê |
2. Chuỗi thức ăn
Xây dựng sơ đồ về chuỗi thức ăn
Bước 1: Điền số liệu vào bảng 51.4
Bảng 51.4. Các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái
Sinh vật sản xuất | |
Tên loài Cỏ tranh Cây bàng Rong đuôi chó, tảo,… |
Môi trường sống Trên cạn Trên cạn Trong nước |
Động vật ăn thực vật (sinh vật tiêu thụ) | |
Tên loài Cá chép, cá rô, ốc,… Bò, trâu,… |
Thức ăn của từng loài Thực vật thủy sinh Cây cỏ trên cạn |
Động vật ăn thịt (sinh vật tiêu thụ) | |
Tên loài Tôm, cua,… Chuột, gà |
Thức ăn của từng loài Xác động vật Sâu bọ |
Động vật ăn thịt (động vật ăn động vật ở trên) (sinh vật tiêu thụ) | |
Tên loài Mèo Cá lớn ăn thịt |
Thức ăn của từng loài Chuột Tôm, cua |
Sinh vật phân giải | |
Tên loài Nấm Giun đất Động vật đáy |
Môi trường sống Trên cạn Trong đất Đáy nước |
Bước 2: Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn đơn giản
Thảo luận nhóm: Đề xuất các biện pháp để bảo vệ tốt hệ sinh thái đó.
IV. Thu hoạch
1. Kiến thức lí thuyết.
Nêu các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng.
Hướng dẫn:
Các sinh vật chủ yếu có trong hệ sinh thái đã quan sát và môi trường sống của chúng là:
- Cỏ, châu chấu, gà, thỏ, sói, diều hâu, người: môi trường trên cạn.
- Vi sinh vật, giun đất: môi trường trong đất.
- Ếch: môi trường cạn và môi trường nước.
- Rêu, tôm, cá: môi trường nước.
Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn, trong đó chỉ rõ sinh vật sản xuất, động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, sinh vật phân giải.
Hướng dẫn:
- Cỏ (sinh vật sản xuất) → thỏ (động vật ăn thực vật) → sói (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).
- Lá ngô (sinh vật sản xuất) → châu chấu (động vật ăn thực vật) → ếch (động vật ăn thịt) → gà rừng (động vật ăn thịt) → diều hâu (động vật ăn thịt) → vi khuẩn (sinh vật phân giải).
- Rêu (sinh vật sản xuất) → Tôm (sinh vật tiêu thụ bậc 1) → Cá (sinh vật tiêu thụ bậc 2) → Người (sinh vật tiêu thụ bậc 3) → Vi sinh vật (sinh vật phân giải).
2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái. Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái
Gợi ý 1
Cảm nhận:
- Sau khi học bài thực hành về hệ sinh thái em cũng như và các bạn cảm thấy rất vui và thú vị vì được tìm hiểu về các mối quan hệ của các sinh vật với nhau ; mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống của nó . Buổi học hôm nay còn giúp em hiểu thêm về thế giới tự nhiên ,giúp chúng em gắn bó với thiên nhiên và yêu thiên nhiên.
- Em cảm thấy mình cần có ý thức hơn trong việc bảo vệ các hệ sinh thái trên Trái đất đặc biệt là hệ sinh thái ở địa phương em.
Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:
* Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…
- Trồng rừng.
- Phòng cháy rừng.
- Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh định cư.
- Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ rừng.
* Bảo vệ hệ sinh thái biển:
Có kế hoạch khai thác tài nguyên biển ở mức độ vừa phải, bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm, đồng thời chống ô nhiễm môi trường biển.
* Bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái nông nghiệp:
Bên cạnh việc bảo vệ là cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.
Gợi ý 2
Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái
– Sau khi học xong bài thực hành về hệ sinh thái:
+ Biết được hệ sinh thái vô cùng đa dạng, phong phú của các loài sinh vật
+ Có mối quan hệ chặt chẽ và đa dạng với nhau
+ Biết được con người đã gây ra tàn phá môi trường sống như thế nào.
+ Hiểu tầm quan trọng của môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường hơn.
– Để bảo vệ tốt hệ sinh thái cần:
+ Nghiêm cầm chặt phá cây, kêu gọi mọi người cùng trồng nhiều cây xanh xung quanh môi trường sống, phủ xanh đồi trống trọc.
+ Tất cả các chất thải phải được xử lýtrước khi thải ra môi trường.
+ Không được bắt, giết quá nhiều các loại sinh vật phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
+ Cùng tham gia các công tác tuyên truyền, vận động mọi người để họ hiểu tầm quan trọng của môi trường và cùng nhau bảo vệ môi trường sống