Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm

Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm

Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm là Câu hỏi 1 trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Hội thi thổi cơm thuộc sách Cánh diều, tập 1.

Bạn đang đọc: Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm

Đề bài: Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm. Mỗi phần của văn bản cung cấp cho người đọc thông tin gì? Theo em, thông tin nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Chỉ ra bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm

    Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm – Mẫu 1

    – Bố cục: 5 phần

    • Phần 1: Giới thiệu khái quát về hội thi thổi cơm
    • Phần 2: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm
    • Phần 3: Thi nấu cơm ở hội làng Chuông
    • Phần 4: Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng
    • Phần 5: Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện

    – Thông tin quan trọng nhất: Thông tin về quy tắc, luật lệ của hội thi. Vì đó là yếu tố để làm nên một cuộc thi.

    Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm – Mẫu 2

    – Bố cục của văn bản Hội thi thổi cơm gồm có 5 phần.

    • Phần 1. Từ đầu đến “vừa đi vừa nấu cơm”: Giới thiệu về hội thi thổi cơm.
    • Phần 2. Tiếp dến “dùng để cúng thần”: Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội)
    • Phần 3 (tiếp đến “Ai thổi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (Hà Nội)
    • Phần 4 (tiếp đến “Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc”): Thi nấu cơm ở hộ Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa)
    • Phần 5 (phần còn lại): Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định)

    – Theo em, thông tin quan trọng nhất là những quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm vì đó là các quy tắc tạo nên một cuộc thi

    Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm

    Trong dịp lễ hội, một số làng ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam có tổ chức hội thi thổi cơm. Mỗi nơi đều có những luật lệ, nét đặc trưng riêng. Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông – Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *