Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (3 Mẫu)

Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (3 Mẫu)

Dàn ý phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam mang đến 3 mẫu, giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tài liệu học tập, nắm được các luận điểm, luận cứ quan trọng để biết cách viết bài văn phân tích đầy đủ các ý.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Dàn ý phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ (3 Mẫu)

Phân tích nhân vật Liên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cuộc sống cơ cực, nghèo khổ nơi phố huyện nghèo. Qua đó, mỗi người sẽ cảm thương hơn cho số phận của họ và trân trọng ước mơ, niềm hy vọng về tia sáng cho cuộc đời đầy tăm tối ấy. Vậy dưới đây là TOP 3 dàn ý phân tích nhân vật Liên hay nhất, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây nhé.

Dàn ý phân tích nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ hay nhất

    Dàn ý phân tích nhân vật Liên

    1. Mở bài

    – Thạch Lam có biệt tài trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, ông không tả một cái gì trực tiếp mà thường qua những chi tiết, những hành động và lời nói của nhân vật và phác họa nên một tâm hồn phong phú, độc đáo.

    – Nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ là một điển hình của nghệ thuật ấy, bức tranh tâm hồn và tâm trạng của Liên đã được bộc lộ một cách thật tinh tế và sâu sắc.

    2. Thân bài:

    * Tâm trạng của Liên trước cảnh ngày tàn:

    – Cảm thấy lòng buồn man mác trước cảnh chiều tàn, bóng tối dần phủ lên trên tất cả.

    – Ngửi thấy mùi âm ẩm bốc lên nhưng lại cảm thấy quen thuộc, gần gũi và yêu thương.

    * Tâm trạng của Liên trước những mảnh đời tàn:

    – Những đứa trẻ bới rác: Xót thương, tội nghiệp, bất lực vì không thể giúp đỡ.

    – Mẹ con chị Tí: Yêu thương, quan tâm, ân cần, ái ngại, thương cảm trước gia cảnh bần hàn, cơ cực.

    – Cụ Thi: Thông cảm, thấu hiểu nhưng vẫn có chút sợ sệt.

    * Tâm trạng của Liên trong lúc đợi chuyến tàu đêm:

    – Hồi tưởng về những ký ức đẹp đẽ của thuở ấu thơ, lúc gia đình còn khá giả, nhớ mãi ánh đèn điện của Hà Nội.

    – Trước cảnh tịch mịch, ánh sáng chập chờn, âm thanh rời rạc, thưa thớt Liên luôn có một cảm giác mơ hồ khó hiểu.

    – Tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm từ Hà Nội về => Chuyến tàu mang theo ánh sáng, hy vọng và ước mơ đổi đời.

    – Sự hụt hẫng khi chuyến tàu mất hút giữa đêm tối, Liên lặng lẽ quay trở lại thực tại tàn khốc, cuộc sống vẫn bế tắc và tối tăm.

    3. Kết bài

    – Bức tranh tâm trạng của Liên ngoài việc bộc lộ nghệ thuật xây dựng nhân vật tinh tế và tài tình của Thạch Lam, nó còn khiến độc giả phải nhận ra một thông điệp thật ý nghĩa về cuộc sống mà Thạch Lam muốn truyền đạt trong tác phẩm Hai đứa trẻ.

    Dàn ý nhân vật liên trong Hai đứa trẻ

    a) Mở bài

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

    • Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
    • Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của cây bút truyện ngắn xuất sắc Thạch Lam.

    – Khái quát về nhân vật Liên: Truyện ngắn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Liên, trong đó một trong những khía cạnh làm nên sự thành công của hình tượng này chính là diễn biến tâm trạng của cô bé khi đợi tàu.

    b) Thân bài

    * Tâm trạng nhân vật Liên trước thời khắc ngày tàn

    • Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, lòng buồn man mác.
    • Tinh ý nhận ra hương vị quen thuộc – mùi riêng của đất của quê hương
    • Liên thấy động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng.
    • Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.

    -> Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thấm thía, cảm nhận được cuộc sống cơ cực của người dân quê, thông cảm cho nỗi khổ của con người tại vùng đất nghèo.

    => Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình.

    * Tâm trạng nhân vật Liên khi chờ tàu

    +) Trước khi tàu đến

    – Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

    • Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng
    • Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa
    • Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya
    • Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
    • Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc…

    – Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá

    => Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày.

    +) Khi tàu đến

    • Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn tàu vượt qua
    • Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”

    -> Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị.

    • Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống.
    • Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng… Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

    => Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng.

    +) Khi tàu đi

    • Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”
    • Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện
    • Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc

    – Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

    => Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo.

    * Đặc sắc nghệ thuật

    • Nghệ thuật miêu tả nhân vật tinh tế
    • Giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan
    • Phân tích thế giới nội tâm nhân vật tinh tế và sâu sắc
    • Thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập
    • Ngôn ngữ trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm.

    c) Kết bài

    • Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên – người duy nhất trong tác phẩm ý thức được đầy đủ và sâu sắc nhất cuộc sống tù đọng của mình.
    • Gửi gắm niềm xót thương của tác giả cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn.

    Dàn ý diễn biến tâm trạng của Liên

    I. Mở bài

    – Giới thiệu truyện ngắn Hai đứa trẻ: Một truyện ngắn tiêu biểu của cấy bút truyện ngắn xuất sắc- Thạch Lam

    – Nêu vấn đề nghị luận: Liên trong tác phẩm là một nhân vật để lại nhiều sự trân trọng nơi bạn đọc bởi những suy nghĩ, cảm nhận rất tinh tế. Nhà văn đã hướng ngòi bút khắc họa tâm trạng nhân vật để làm nổi bật điều đó

    II. Thân bài

    1. Hoàn cảnh nhân vật Liên

    • Trước ở Hà Nội, từ khi bố mất việc, hai chị em về quê.
    • Mẹ giao trông coi một gian hàng tạp hoá nhỏ xíu.
    • Chiều nào cũng dọn hàng, đếm hàng, tính tiền, ngồi trên cái chõng sắp gãy nhìn cảnh và người phố huyện.
    • Ngày chợ phiên mà chỉ bán được 2,5 bánh xà phòng, một cút rượu ti nhỏ

    ⇒ Hoàn cảnh khó khăn, sa sút, mức sống eo hẹp

    2. Tâm trạng của Liên trước bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

    – Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm hồn nhạy cảm

    – Cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ: gợi cho Liên nỗi buồn thấm thía

    – Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng.

    – Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu.

    ⇒ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình

    3. Tâm trạng nhân vật Liên trước khi tàu đến

    – Liên cùng em trai dù đã rất buồn ngủ nhưng vẫn cố thức để đợi tàu bởi:

    • Cô được mẹ dặn chờ tàu đến để bán hàng
    • Nhưng Liên không mong chờ ai đến nữa
    • Cô thức vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu như một hoạt động cuối cùng của đêm khuya
    • Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu
    • Liên chăm chú để ý từng đèn ghi, ngọn lửa xanh biếc…

    – Tiếng Liên gọi em một cách cuống quýt, giục giã như thể nếu chậm một chút sẽ mất đi điều gì đó quý giá

    ⇒ Niềm háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống vốn tẻ nhạt thường ngày

    4. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đến

    – Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vượt qua

    – Dù chỉ trong chốc lát, Liên cũng thấy “những toa hạng trên sang trọng lố nhố ngời, đồng và kền lấp lánh” ⇒ Liên thấy một thế giới khác với cuộc sống thường ngày của chị

    – Đứng lặng ngắm đoàn tàu đi qua, Liên không trả lời câu hỏi của em, trong tâm hồn cô cơn xúc động vẫn chưa lắng xuống

    – Liên mơ tưởng về Hà Nội, một Hà Nội sáng rực và xa xăm, một Hà Nội đẹp, giàu sang và sung sướng… Sự hồi tưởng ấy càng khiến Liên thêm tiếc nuối và ngán ngẩm cho cuộc sống hiện tại.

    ⇒ Tâm trạng xúc động, vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng

    5. Tâm trạng nhân vật Liên khi tàu đi

    – Như bao con người khác, Liên cũng “mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày”

    – Khi tàu đi qua, Liên trở về với tâm trạng buồn như cuộc sống thường ngày nơi phố huyện

    – Con tàu như niềm vui lóe lên trong chốc lát làm con người mơ tưởng rồi lại chìm vào trong bóng đen dày đặc

    – Tất cả chìm trong màn đêm với ngọn đèn tù mù chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ đi vào giấc ngủ chập chờn của Liên

    ⇒ Tâm trạng nuối tiếc, niềm suy tư thao thức về cuộc sống hằng ngày nơi phố huyện nghèo

    6. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

    – Nghệ thuật miêu tả nội tâm

    – Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn

    III. Kết bài

    • Khái quát lại sự chuyển biến tâm trạng nhân vật Liên
    • Đây là nhân vật Thạch Lam gửi gắm niềm xót thương cho những con người bé nhỏ và trân trọng niềm ước mong một cuộc sống tươi sáng hơn

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *