Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm tóm tắt lí thuyết, một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án kèm theo một số bài tập tự luyện.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề cương ôn tập cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức tổng hợp những kiến thức trọng điểm của môn học. Đây chính là vật bất ly thân của học sinh trong khoảng thời gian ôn thi, là tài liệu cực kỳ hữu hiệu để các em học sinh ôn lại kiến thức trước khi thi học kỳ. Vậy sau đây đề cương ôn thi cuối học kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức.

Đề cương Khoa học tự nhiên 8 học kì 1 Kết nối tri thức

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THCS……………..

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KÌ I

Môn: Khoa học tự nhiên – Lớp: 8

Năm học: 2023-2024

I. Nội dung ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8

Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì 1 khi kết thúc nội dung: Chương III + Chương IV

– Thời gian làm bài: …….

– Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).

– Cấu trúc:

– Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.

– Phần trắc nghiệm: 1,0 điểm, (gồm 4 câu hỏi: nhận biết: 4 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

– Phần tự luận: 2,0 điểm ( Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 0 điểm).

– Nội dung nửa đầu học kì 1: 25% (0,5 điểm)

– Nội dung nửa học kì sau: 75% (2,5 điểm)

II. Lý thuyết ôn thi học kì 1 KHTN 8

Chương 1: Phản ứng hóa học

– Định nghĩa: biến đổi hóa học, biến đổi vật lí, chất sản phẩm, chất tham gia, phản ứng hóa học, phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt, độ tan, nồng độ dung dịch, hiệu suất phản ứng, tốc độ phản ứng và chát xúc tác

– Dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học

– Áp dụng được định luật bảo toàn khối lượng

– Lập phương trình hóa học

– Một số công thức tính toán: khối lượng mol, khối lượng, mol, thể tích, tỉ khối của chất khí, nồng độ dung dịch, nồng độ %, hiệu suất phản ứng

– Tính theo phương trình hóa học

– Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Chương 2: Một số hợp chất thông dụng

– Định nghĩa: acid, base, oxide, muối, pH, phân bón hóa học

– Tính chất hóa học: acid, base, oxide, muối

– Ý nghĩa của thang pH

– Ứng dụng của một số: acid, base, muối

– Thành phần và tác dụng của một số loại phân bón đến cây trồng

Chương 3: Khối lượng riêng và áp suất

– Định nghĩa: Khối lượng riêng, áp lực, áp suất

– Áp suất chất lỏng

– Áp suất chất khí

Chương 4: Tác dụng làm quay của lực

– Định nghĩa: Moment lực, tác dụng làm quay của lực

– Đòn bẩy: tác dụng, ứng dụng, các loại đồn bẩy

III. Một số câu hỏi ôn thi học kì 1 Khoa học tự nhiên 8

Phần I: TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Quá trình biến đổi hóa học là:

A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 2: Phản ứng hóa học là

A. quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
B. quá trình hai chất kết hợp tạo ra chất mới.
C. quá trình tỏa nhiệt.
D. quá trình thu nhiệt.

Câu 3: Phản ứng tỏa nhiệt là:

A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 4: Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra

A. OH-.
B. H+.
C. Ca2+.
D. Cl-.

Câu 5: Bazơ kiềm nào tan tốt nhất trong nước

A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. KOH
D. Ca(OH)2

Câu 6: Dãy các bazơ tan trong nước gồm:

A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2.
B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
C. NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2.
D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2.

Câu 7. Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

A. CaO
B. CO2
C. SO2
D. CO

Câu 8: Điền vào chỗ trống “Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion…trong…bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)”

A. OH-, base
B. OH-, acid
C. H+, acid
D. H+, base

Câu 9: Muối không tan trong nước là:

A. CuSO4
B. Na2SO4
C. Ca(NO3)2
D. BaSO4

Câu 10. Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng nào cho đất?

A. N, P, K
B. Ca, Mg, S
C. Si, B, Zn, Fe, Cu…
D. Ca, P, Cu

Câu 11. Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?

A. P.
B. K
C. N
D. Ca

Câu 12. Phân bón hóa học dư thừa sẽ:

A. Góp phần cải tạo đất
B. Tăng năng suất cây trồng
C. Giảm độ chua của đất
D. Gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là 1cm3 sắt có khối lượng 7800kg
C. Công thức tính khối lượng riêng D = m.V
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng

Câu 14. Đơn vị của khối lượng riêng là

A. N/m3
B. Kg/m3
C. g/m3
D.Nm3

Câu 15. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp: Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi….theo mọi hướng.

A. một phần
B. nguyên vẹn
C. khắp nơi
D. không đổi

Câu 16. Đơn vị của áp suất là

A. Pascal
B. Newton
C. Tesla
D. Ampe

Câu 17. Trục quay của cái kéo khi dùng để cắt là

A. mũi kéo
B. lưỡi kéo
C. tay cầm
D. đinh ốc gắn hai lưỡi kéo

Câu 18. Điền vào chỗ trống: “Đòn bẩy loại 1: là loại đòn bảy có điểm tựa O nằm…..giữa điểm đặt O1, O1 của các lực F1 và F2”

A. xa
B. chính giữa
C. trong khoảng
D. bất kì

Câu 19. Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có

A. O2O = O1O
B. O2O > 4O1O
C. O1O > 4O2O
D. 4O1O > O2O > 2 O1O

Câu 20. Mômen của ngẫu lực phụ thuộc vào

A. Khoảng cách giữa giá của hai lực
B. Điểm đặt cảu mỗi lực tác dụng
C. Vị trí trục quay của vật
D. Trục quay

III. Câu hỏi tự luận

Câu 1: 

Cho biết một ứng dụng của các Acid sau: HCl, CH3COOH

Câu 2. 

Viết tên một số loại muối sau: ZnCl2, CuSO4.

Câu 3. 

Tại sao khi sử dụng cờ lê để vặn ốc ta lại vặn một cách dễ dàng?

Câu 4. 

Cho một khối lượng mạt sắt vừa đủ 200 ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 9,916 l khí (đktc).

Tính nồng độ mol của dd HCl đã dùng?

Câu 5. 

Giải thích được tại sao con người chỉ lặn xuống nước ở một độ sâu nhất định?

Câu 6. 

Với 1 chai nhựa đựng đầy nước em hãy thiết kế phương án chứng minh áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của cột chất lỏng?

IV. Đáp án đề cương ôn tập cuối kì 1 KHTN 8

1. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

B

B

A

C

C

D

B

C

D

D

A

B

B

A

D

C

B

C

2. PHẦN TỰ LUẬN: 

Câu

Đáp án

Điểm

C1

(0,5đ)

– HCl dùng để điều chế khí hidro

– CH3COOH dùng để pha chế giấm ăn

0,25

0.25

C2

(0,5đ)

ZnCl2 : Zinc chloride

CuSO4 : Copper (II) sulfate

0,25

0.25

C3

(1.0đ)

Cách sử dụng cờ lê để vặn ốc một cách dễ dàng:

Người ta thường sử dụng cờ lê để vặn ốc khi chiếc ốc rất chặt khó thể có dùng tay không để vặn vì

– Một đầu cờ lê gắn với ốc tạo ra trục quay, ta cầm tay vào đầu còn lại và tác dụng một lực có giá không song song và không cắt trục quay sẽ làm ốc quay.

– Hơn nữa giá của lực cách xa trục quay nên tác dụng làm quay ốc lớn hơn khi ta dùng tay không để vặn ốc.

0.5

0.5

C4

(1.0đ)

a. Fe + 2HCl ->FeCl2 + H2

nH2= 0,4 (mol);

Fe + 2HCl ->FeCl2 + H2

PT: 1 mol 2mol 1 mol

BR: 0,8mol 0,4mol

b. CM(HCl) = 0,8 : 0,2 = 4( M)

1,0

C5

(1.0đ)

-Do áp suất chất lỏng phụ thuộc vào độ sâu: Độ sâu càng lớn càng lớn áp suất gây ra càng lớn.

-Khi con người lặn càng sâu thì áp suất chất lỏng gây ra cho cơ thể người càng lớn. đến một độ sâu nhất định sẻ vượt qua giới hạn chịu đựng của cơ thể người.

0,5

0,5

C 6

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Thiết kế được hình vẽ (hoặc mô tả)

– Chỉ ra được nước nông áp suất nhỏ vòi nước chảy ngắn, nước sâu vòi nước chảy mạnh và dài hơn.

0,5

0,5

V. Một số câu hỏi tự luyện

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Acid là những chất làm cho quỳ tím chuyển sang màu nào trong số các màu sau đây?

A. Xanh
B. Đỏ
C. Tím
D. Vàng

Câu 2. Điền vào chỗ trống: “Acid là những … trong phân tử có nguyên tử … liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion …”

A. Đơn chất, hydrogen, OH−
B. Hợp chất, hydroxide, H+
C. Đơn chất, hydroxide, OH−
D. Hợp chất, hydrogen, H+

Câu 3. Acid có trong dạ dày của người và động vật giúp tiêu hóa thức ăn là:

A. Sulfuric acid
B. Acetic acid
C. Acid stearic
D. Hydrochloric acid

Câu 4. Ứng dụng của hydrochloric acid là:

A. Sản xuất giấy, tơ sợi.
B. Xử lí pH nước bể bơi.
C. Sản xuất ắc quy.
D. Sản xuất sơn.

Câu 5. Acid ứng dụng để sản xuất dược phẩm là:

A. Sulfuric acid
B. Acetic acid
C. Acid stearic
D. Hydrochloric acid

Câu 6. Ứng dụng của acetic acid là:

A. Sản xuất thuốc diệt côn trùng
B. Sản xuất sơn
C. Sản xuất phân bón
D. Sản xuất ắc quy

Câu 7. Hệ tuần hoàn gồm

A. tim và động mạch
B. tim và hệ mạch
C. tim và mao mạch
D. tim và tĩnh mạch

Câu 8. Máu có màu đỏ là nhờ

A. bạch cầu
B. tiểu cầu
C. hồng cầu
D. huyết tương

Câu 9. Máu có màu đỏ tươi khi hemoglobin trong hồng cầu kết hợp với

A. O2
B. CO2
C. NO
D. N2

Câu 10. Động mạch có chức năng

A. dẫn máu từ tim đến các cơ quan
B. dẫn máu từ các cơ quan về tim.
C. dẫn máu từ phổi về tim.
D. thực hiện trao đổi khí, trao đổi chất.

Câu 11. Tĩnh mạch có chức năng

A. dẫn máu từ tim đến các cơ quan.
B. dẫn máu từ các cơ quan về tim.
C. dẫn máu từ phổi về tim.
D. thực hiện trao đổi khí, trao đổi chất.

Câu 12. Bệnh thiếu máu là do thiếu số lượng

A. hồng cầu
B. tiểu cầu
C. bạch cầu
D. huyết tương

……….

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *