So sánh mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh là một trong những đề tài rất hay nằm trong chương trình Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Chân trời sáng tạo bài 8.
Bạn đang đọc: So sánh mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh
Phân biệt mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh giúp các bạn hiểu được bản chất, đối tượng được đăng ký tham gia, cơ cấu tổ chức kinh doanh, quyền hạn quyết định của thành viên… của 2 loại mô hình này. Từ đó nhanh chóng biết trả lời câu hỏi 2 bài Bài 8 Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc tại đây nhé.
Phân biệt mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh
1. Điểm giống nhau mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh
Căn cứ theo định nghĩa có thể dễ dàng thấy được 1 số điểm giống nhau giữa hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể, bao gồm:
- Hộ kinh doanh và Hợp tác xã đều không phải là loại hình doanh nghiệp;
- Đối tượng thành lập: cá nhân người Việt Nam, hộ gia đình.
- Địa điểm kinh doanh, trụ sở chính:
- Có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm;
- Chỉ được chọn 1 địa điểm để đặt trụ sở chính;
Đối với địa điểm kinh doanh ở địa chỉ khác cần thông báo cho cơ quan quản lý thuế và cơ quan quản lý thị trường.
Đăng ký thành lập HTX, HKD thủ tục không quá phức tạp, thời gian thành lập thường từ 3-5 ngày làm việc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
2. Điểm khác nhau mô hình hợp tác xã và hộ kinh doanh
Hợp tác xã và hộ kinh doanh có nhiều điểm khác nhau, từ bản chất thành lập, đối tượng được đăng ký tham gia, cơ cấu tổ chức kinh doanh…
Hộ sản xuất kinh doanh |
Hợp tác xã |
|
Đối tượng được đăng ký tham gia |
Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam. |
– Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam; – Người nước ngoài; – Các tổ chức. |
Quyền hạn đăng ký tham gia |
Chỉ được đăng ký một HKD cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam. |
Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều HTX khác. |
Quyền hạn quyết định của thành viên |
Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình |
Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã |
Người đại diện theo pháp luật |
Chủ hộ kinh doanh |
Chủ tịch hội đồng quản trị |
Cơ cấu quản lý tổ chức |
Chủ hộ kinh doanh, thành viên |
Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên |
Tư cách pháp nhân |
Không |
Có |
Căn cứ phân chia lợi nhuận |
Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất. |
Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp. |
Quyền và trách nhiệm tài sản |
Chịu trách nhiệm vô hạn |
Chịu trách nhiệm hữu hạn |
Bản chất thành lập |
Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế |
Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã |
Thành viên góp vốn điều lệ |
Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp |
Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ |
Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lập doanh nghiệp |
Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp. |
Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất). |
Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu |
Không được khắc dấu |
Được quyền khắc và sử dụng con dấu. |