Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7

Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7

Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 – 2024 được biên soạn nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tự ôn tập hoặc học hè ở trên lớp. Đồng thời giúp các giáo viên có tài liệu để hướng dẫn học sinh ôn tập trong thời gian hè.

Bạn đang đọc: Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7

TOP 20 đề ôn tập hè môn Ngữ văn 7 giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tự mình đánh giá được năng lực bản thân để bứt phá năng lực trong năm học mới. Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn còn có một số câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, giúp các em thêm hứng thú trong học tập.

Bộ đề ôn hè môn Ngữ văn 7 năm 2023 – 2024

    Đề ôn hè Ngữ văn 7 – Đề 1

    I,Phần I: Trắc nghiệm khách quan

    Câu 1: Văn bản ”Sống chết mặc bay” của tác giả nào sau đây?

    A. Phạm Văn Đồng
    B. Phạm Duy Tốn
    C. Hà Ánh Minh
    D. Đặng Thai Mai

    Câu 2: Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong tác phẩm ”Sống chết mặc bay” là:

    A. Tương phản và tăng cấp
    B. Tương hỗ và tăng tiến
    C. Tương trợ và tăng cấp
    D. Đối lập và tiến cấp

    Câu 3: Văn bản ”Ca Huế trên sông Hương” (Ngữ văn 7-tập 2) là loại văn bản nào?

    A. Biểu cảm
    B. Tự sự
    C. Nhật dụng
    D. Hành chính

    Câu 4: Chọn từ đúng nhất để hoàn chỉnh định nghĩa về ca dao, dân ca dưới đây: ” Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại …… dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.”

    A. Tự sự
    B. Trữ tình
    C. Biểu cảm
    D. Miêu tả

    Câu 5: Câu ” Máy tính của em bị hỏng.” có phải là câu bị động không?

    A. Là câu bị động
    B. Không phải là câu bị động

    Câu 6: Dấu châm lửng không được dùng để:

    A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết
    B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
    C. Làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
    D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

    Câu 7: Trường hợp nào dưới đây cần viết văn bản đề nghị?

    A. Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm văn học, cả lớp cần đi xem tập thể.
    B. Em đi học nhóm , do sơ ý bị kẻ gian đánh cắp xe đạp.
    C. Em đi học muộn bị ghi vào sổ đầu bài
    D. Trong giờ học, em và các bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy giáo phải dừng lại giải quyết.

    Câu 8: Trong bài văn nghị luận:

    A. Không thể có yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình.
    B. Yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình giữ vai trò chủ yếu,
    C. Có yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình nhưng những yếu tố ấy không giữ vai trò chủ yếu,
    D. Không cần các yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình.

    II. Phần 2 : Tự luận (8 điểm)

    Câu 9:

    a.Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay?

    b. Phân tích giả trị nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của đoạn văn sau:

    “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

    (Sống chết mặc bay- Ngữ văn 7 tập 2)

    Câu 10:

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng

    Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

    Đề ôn hè Ngữ văn 7 – Đề 2

    PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 ĐIỂM

    Câu 1: Đoạn văn “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.” được trích ở văn bản nào?

    A. Ca Huế trên sông Hương.
    B. Sài Gòn tôi yêu.
    C. Một thứ quà của lúa non: Cốm
    D. Cuộc chia tay của những con búp bê.

    Câu 2: Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ trong truyện “Sống chết mặc bay” cho ta thấy một kiểu sống như thế nào?

    A. Sống có trách nhiệm, giàu lòng nhân ái.
    B. Đam mê cờ bạc, vô trách nhiệm đến mức táng tận lương tâm của bọn quan lại trước vận
    mệnh của người dân.
    C. Đồng cảm sâu sắc trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân.
    D. Thích phiêu lưu mạo hiểm.

    Câu 3: Bài văn nghị luận đạt yêu cầu là bài văn:

    A. Hiểu đúng luận điểm, có dẫn chứng, lí lẽ, lập luận chính xác và có sức thuyết phục.
    B. Hiểu đúng luận điểm, bài viết giàu cảm xúc, hình ảnh.
    C. Hiểu đúng luận điểm, có lập luận chính xác, ngôn ngữ giàu hình ảnh.
    D. Sử dụng từ ngữ chính xác, bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc.

    Câu 4: Trong câu: “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.” có mấy trạng ngữ?

    A. Một trạng ngữ.
    B. Hai trạng ngữ.
    C. Ba trạng ngữ.
    D. Không có trạng ngữ.

    Câu 5: Trong các câu sau đây, câu nào không phải là câu dùng cụm chủ vị làm thành phần câu:

    A. Buổi sáng, chúng tôi học ở trên lớp.
    B. Bố về là một niềm vui.
    C. Bạn An có khuân mặt bầu bĩnh.
    D. Tôi rất thích chiếc áo len mẹ tặng khi tôi đạt danh hiệu học sinh giỏi.

    Câu 6: Tác dụng của phép liệt kê là:

    A. Diễn tả sự phong phú của sự vật, hiện tượng.
    B. Diễn tả sự kế tiếp của sự vật, hiện tượng.
    C. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
    D. Diễn tả mức độ sâu sắc của sự vật, hiện tượng.

    Câu 7: Câu nào sau đây không là câu đặc biệt?

    A. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp. 
    B. Biển đêm.
    C. Khiêm tốn.
    D. Em Thủy ơi.

    Câu 8: Câu nào sau đây không được chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động?

    A. Ngôi nhà ấy đã được xây dựng từ năm ngoái.
    B. Em bị thầy giáo phê bình vì lười học.
    C. Bạn ấy được đi bơi.
    D. Em được mọi người giúp đỡ trong học tập.

    PHẦN II – TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM

    Câu 1: ( 3 điểm). a.Văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả nào? Văn bản đó thuộc loại văn bản nghị luận nào ? Kể tên các văn bản nghị luận khác mà em biết?

    b. Đọc văn bản “ Ý nghĩa văn chương” em hiểu gì về nguồn gốc, công dụng, ý nghĩa của văn chương theo quan điểm của tác giả?

    Câu 2: ( 5 điểm). Em hãy giải thích nội dung ý nghĩa của câu ca dao sau:

    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

    Đề ôn hè Ngữ văn 7 – Đề 3

    Phần I: Trắc nghiệm (2điểm)

    Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng với văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

    A. Là truyện ngắn hiện đại đầu tiên của Việt Nam.
    B. Về tư tưởng cũng như nghệ thuật được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn trung đại VN
    C. Tuy được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam nhưng vẫn còn dấu ấn của văn học trung đại.
    D. Là truyện ngắn trung đại xuất sắc của Việt Nam.

    Câu 2: Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì?

    A. Giới thiệu điều cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
    B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau.
    C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích với mọi người.
    D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.

    Câu 3: “ Có lẽ tiếng việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.” (Trích “Sự giàu đẹp của tiếng việt”- Đặng Thai Mai). Trong câu trên có mấy trạng ngữ?

    A.Một
    B. Hai
    C. Ba
    D. Bốn

    Câu 4: Câu nào sau đây là câu có cụm chủ-vị làm thành phần câu?

    A.Mẹ về đến ngõ, chúng tôi đã chạy ra đón.
    B.Tôi đã làm xong bài tập .
    C. Ông tôi đang đọc báo ở phòng khách.
    D .Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô vui lòng.

    Câu 5: Liệt kê là gì ?

    A. Kể ra hàng loạt các sự vật, sự việc được quan được quan sát trong thực tế cuộc sống.
    B. Là sắp xếp một loạt từ, cụm từ nhằm diễn tả sự phong phú của đời sống tư tưởng tình cảm.
    C. Là sự sắp xếp nối tiếp các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm.
    D. Là sự đan xen các từ hay cụm từ nhằm thể hiện ý đồ của người viết, người nói.

    Câu 6.“Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm.”(Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- Hồ Chí Minh). Hai câu văn trên là

    A. . 2 câu chủ động
    B. 2 câu bị động
    C. 2 câu rút gọn
    D. 2 câu đặc biệt

    Câu 7: Dấu câu nào được dùng để:

    – Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp;

    – Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

    A. Dấu chấm phảy
    B. Dấu chấm lửng
    C. Dấu gạch ngang
    D. Dấu gạch nối

    Câu 8: Khi nào phải làm văn bản báo cáo?

    A. Khi cần phải trình bày về tình hình sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể.
    B. Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống.
    C. Khi xuất hiện một nhu cầu nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể.
    D. Khi muốn xin nghỉ học.

    Phần II: Tự luận (8 điểm)

    Câu 1: (3 điểm)

    a. Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” thuộc thể loại nào? Do ai sáng tác?

    b. Trình bày cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”.

    Câu 2: (5 điểm)

    Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.” Hãy giải thích nội dung câu nói đó.

    Đề ôn tập hè môn Ngữ văn 7 – Đề 4

    PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: ( 2 điểm )

    Câu 1: Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào?

    A.Văn bản tự sự.
    C. Văn bản miêu tả.
    B.Văn bản biểu cảm.
    D. Văn bản nghị luận.

    Câu 2: Trong những nhận xét sau đây nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt và “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải?

    A.Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
    B.Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
    C.Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
    D.Thể hiện khát vọng hòa bình.

    Câu 3: Câu tục ngữ: “ Một mặt người bằng mười mặt của” đồng nghĩa với câu tục ngữ nào dưới đây?

    A.Người sống, đống vàng.
    C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
    B.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
    D. Đói cho sạch, rách cho thơm.

    Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống cho nhận định sau đây?

    Dấu………………………được dùng để:

    – Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

    – Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

    A. chấm phẩy.
    B. ba chấm.
    C. gạch ngang.
    D. gạch nối.

    Câu 5 Ý nào không đúng khi lập ý cho bài văn nghị luận nghĩa ?

    A.Xác lập luận điểm, cụ thể hóa luận điểm chính thành các luận điểm phụ.
    B.Làm cho bài văn có cách lập luận chặt chẽ.
    C.Xây dựng cốt truyện.
    D.Tìm luận cứ.

    Câu 6: Mục nào không cần phải có khi viết văn bản báo cáo?

    A.Quốc hiệu, nơi làm báo cáo và ngày, tháng, năm.
    B.Tên văn bản.
    C.Nơi gửi, nội dung báo cáo, kí tên.
    D.Cảm xúc của người viết báo cáo.

    PHẦN II – TỰ LUẬN: ( 8 điểm )

    Câu 1: ( 3 điểm )

    Một trong những thành công trong tác phẩm “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 15 đến 20 dòng để làm nổi bật sự tương phản ấy?

    Câu 2: ( 5 điểm )

    Em hãy giải thích lời khuyên của Lê- nin: Học, học nữa, học mãi.

    ………………

    Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm bộ đề ôn hè Ngữ văn 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *