Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi (5 mẫu)

Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi (5 mẫu)

TOP 5 Dàn ý phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi chi tiết nhất, giúp các em học sinh nắm được những nội dung chính, để triển khai thành bài văn phân tích Những ngôi sao xa xôi đầy đủ những ý quan trọng.

Bạn đang đọc: Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi (5 mẫu)

Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi (5 mẫu)

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi trong chương trình Văn 9, Bài 7 sách Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống Tập 2. Với 5 dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi dưới đây, các em dễ dàng lập luận, triển khai thành bài văn hoàn chỉnh, với đầy đủ những ý quan trọng. Mời các em cùng theo dõi bài viết:

Lập dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

    Lập dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi

    1. Mở bài:

    • Lê Minh Khuê là một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
    • Tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm tiêu biểu của bà.

    2. Thân bài:

    a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu:

    • Truyện kể về ba người nữ thanh niên xung phong gồm Nho, Thao, Phương Định trên một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.
    • Họ lập thành “tổ trinh sát mặt đường” có nhiệm vụ san lấp đất, đánh dấu bom chưa nổ và phá bom khi cần.
    • Nơi họ sống và chiến đấu chứa đựng đầy nguy hiểm, là nơi Mỹ tập trung đánh phá vậy nên “thần chết rình rập hàng giờ”.
    • Công việc của họ đòi hỏi sự nhanh chóng, chính xác cũng như tập trung cao độ.

    b. Điểm chung của ba cô gái:

    – Họ là những người con gái có lý tưởng sống cao đẹp:

    • Cả ba người Nho, Thao và Phương Định đều còn rất trẻ nhưng đã xung phong vào tuyến đường ác liệt nhất của Trường Sơn.
    • Họ đại diện cho lớp thanh niên sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân cho Tổ quốc.

    – Gan dạ, dũng cảm, kiên cường:

    • Khi nghe thấy tiếng máy bay, tiếng bom nổ là lao ra ngoài cao điểm để đo khối lượng bom, thực hiện nhiệm vụ.
    • Họ không sợ hãi trước cái chết, cái chết với họ chỉ “mờ nhạt và không cụ thể”.

    – Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc:

    • Nho và Thao quyết đoán chạy ra ngoài khi thấy bom nổ để làm nhiệm vụ.
    • Phương Định cũng một mình thực hiện phá bom trên cao điểm.
    • Họ ý thức được tầm quan trọng của công việc của mình nên luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

    – Tình đồng đội gắn bó:

    • Cả ba cô gái đều coi nhau như chị em ruột thịt.
    • Họ am hiểu các sở thích của nhau cũng như điểm yếu của mỗi người.
    • Khi thấy đồng đội bị thương, họ lo lắng và chăm sóc rất tận tình.

    c. Điểm riêng của ba cô gái:

    – Phương Định:

    + Cô là một người con gái Hà Nội rất hồn nhiên và mơ mộng:

    • Thể hiện qua việc cô thích hát “dân ca quan họ”, “Ca-chiu-sa” hay cả “dân ca Ý”, có khi “bịa cả lời” để hát.
    • Cô tự ý thức được về bản thân mình rằng: “Tôi là một cô gái khá” với “cổ cao như hoa loa kèn”, “bím tóc dày”,…
    • Cô cũng thường được các anh bộ đội hỏi thăm, điều này khiến cô vui mừng, thích thú nhưng lại giấu kín trong lòng.

    + Cô vô cùng gan dạ khi phá bom một mình: Ở nơi phá bom “vắng lặng đến phát sợ”, quả bom thì “nằm lạnh lùng”, thế nhưng cô vẫn luôn bình tĩnh, “không đi khom” mà đàng hoàng bước tới và phá được quả bom lớn.

    + Là cô gái có tâm hồn đa cảm: Một cơn mưa đá chợt đến, chợt đi cũng khiến Phương Định nhớ về Hà Nội, cô “nhớ mẹ, nhớ vòm tròn của nhà hát, bà bán kem”,…

    – Chị Thao:

    • Là người chị cả, đội trưởng.
    • Chị thích làm duyên “áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu” hay “chị tỉa lông mày nhỏ như cái tăm”.
    • Trong công việc, chị là người quyết đoán, can đảm; “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” thế nhưng chị Thao lại sợ máu và vắt “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”.

    – Nho: Là em út của nhóm, rất trẻ con, thích ăn kẹo nhưng cũng rất bản lĩnh khi bị thương.

    d. Đánh giá nội dung, nghệ thuật:

    – Nội dung:

    • Cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ.
    • Tinh thần lạc quan, dũng cảm, hồn nhiên, mơ mộng của họ.
    • Họ là tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

    – Nghệ thuật:

    • Được kể theo ngôi thứ nhất, qua con mắt của Phương Định vậy nên câu chuyện hiện lên rất chân thực và sinh động.
    • Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, súc tích, bộc lộ sự quyết đoán, mạnh mẽ của các nhân vật.
    • Lựa chọn hình ảnh miêu tả tiêu biểu lột tả vẻ đẹp và bản lĩnh của các cô gái.
    • Hình tượng nhân vật được tạo nên bằng những nét chấm phá nhưng cũng đã thể hiện toàn bộ nội tâm và tính cách nhân vật.
    • Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tinh tế, khéo léo.

    3. Kết bài:

    • “Những ngôi sao xa xôi” là truyện ngắn rất thành công của nhà văn Lê Minh Khuê.

    Dàn ý phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi

    I. Mở bài:

    • Giới thiệu vài nét về tác giả Lê Minh Khuê: một tác giả thuộc thế hệ nhà văn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
    • Giới thiệu về văn bản “Những ngôi sao xa xôi”: khắc họa thành công hình ảnh tiêu biểu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

    II. Thân bài:

    1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

    • Các cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt
    • Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bị đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức
    • Công việc đặc biệt nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.

    ⇒ Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.

    2. Điểm chung của các cô gái

    – Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong:

    – Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc

    – Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn

    • Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hy sinh
    • Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội

    – Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ

    – Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương

    + Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo

    ⇒ Chính tình đồng đội ấy giúp các cô động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ

    3. Điểm riêng của mỗi người

    – Nhân vật Nho: Nho là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ. Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh

    – Nhân vật Thao

    • Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.
    • Trong công việc luôn dũng cảm quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt

    ⇒ Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng

    – Nhân vật Phương Định

    • Định là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng hay sống với kỷ niệm của thiếu nữ ở thành phố nơi cô sống
    • Phương Định còn rất dũng cảm trong một lần phá bom, cô bản lĩnh hơn khi nghĩ rằng có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình
    • Cô không sợ chết mà chỉ sợ đường không thông không hoàn thành nhiệm vụ

    ⇒ Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên

    III. Kết bài:

    Khẳng định lại những thành công về nội dung nghệ thuật:

    • Nghệ thuật: ngôi kể thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
    • Nội dung: Khẳng định sự kiên cường bất khuất cùng những phẩm chất vô cùng đáng yêu của ba cô gái nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam bấy giờ nói chung.

    Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi

    1. Mở bài

    • Giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê: truyện ca ngợi tinh thần dũng cảm của thế hệ trẻ trong những ngày kháng chiến, đặc biệt là sự hi sinh thầm lặng của các cô gái thanh niên xung phong.

    2. Thân bài

    a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật

    – Ba cô gái trong tổ trinh sát sống trong hang, luôn theo dõi tình hình trên cao điểm.

    – Công việc: đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm và phá bom chưa nổ, bom nổ chậm.

    ⇒ công việc nguy hiểm, hoàn cảnh sống khắc nghiệt.

    b. Tính cách, tâm hồn của ba cô gái ở tổ đội trinh sát

    – Ba cô gái hồn nhiên, mơ mộng, giàu tình cảm:

    • Phương Định hay hát, hay cười một mình; hay ngắm mình trong gương, tự đánh giá mình là một cô gái khá, có hai bím tóc dài đẹp, cổ cao kiêu hãnh, mắt dài, “có cái nhìn sao mà xa xăm”; làm ngơ trước sự trêu đùa, yêu mến của các anh chiến sĩ nhưng thực lòng luôn ngưỡng mộ các anh; có nhiều ước mơ, muốn sống nhiệt huyết, cống hiến
    • Nho: không khéo tay nhưng thích thêu thùa; ước mơ trở thành thợ hàn trong một nhà máy thủy điện lớn, chơi bóng chuyền giỏi
    • Chị Thao: thích chép bài hát, chăm chút tỉa tót đôi lông mày, mong muốn được làm y sĩ, lấy được chồng là bộ đội.

    – Cả ba đều hay nhớ về quê hương Hà thành: khi nhận được thư của bạn Nho, khi hát, khi suy nghĩ vu vơ, ngóng từng đoàn xe dưới xuôi đi qua để hỏi thăm tin tức.

    – Mối quan hệ, tình cảm với đồng đội:

    • Họ yêu mến, quan tâm nhau như người thân: tranh nhau đi lên cao điểm, Phương Định không cãi lời chỉ huy của chị Thao, Nho lo lắng khi hai người bạn lên cao điểm lâu chưa về, chị Thao luôn ra dáng chị cả nhận mọi sự nguy hiểm vào người.
    • Sự quan tâm, gắn kết của các đơn vị: tổ trinh sát làm việc trên cao xạ luôn báo cáo tình hình chính xác cho đơn vị phía dưới, đơn vị luôn sẵn sàng chi viện cho tổ (qua những lời nhắc nhở của đại đội trưởng).

    c. Sự gan dạ, chất anh hùng của ba cô gái trong đội trinh sát

    – Nghiêm túc trong công việc: Phương Định hay hát và nghĩ vẩn vơ, Nho thêu thùa, chị Thoa chép bài hát, nhưng khi có máy bay địch là tất cả ở tư thế sẵn sàng. Chị Thoa chỉ đạo, Phương Định và Nho được giao việc gì cũng hoàn thành.

    – Tinh thần dũng cảm:

    • Phương Định: bình tĩnh, đàng hoàng bước tới quả bom chứ không đi khom, đào đất quanh bom có lúc lưỡi xẻng chạm trúng vào quả bom cũng không sợ.
    • Nho: luôn sẵn sàng chiến đấu
    • Chị Thao: cương quyết, táo bạo, chỉ huy cả đội trinh sát

    – Trên người ai cũng có vô số vết thương to nhỏ: chị Thao có 9 vết thương, Nho 5 vết, Phương Định 4 vết, dù vết thương chưa khép miệng, dù chân tay đau nhức nhưng quyết không nằm trong quân y, vẫn chạy trên cao điểm phá bom.

    ⇒ Coi cái chết rất nhẹ, dù bị thương, bị vùi trong đất, mệt lả nhưng vẫn đùa vui trong gian khổ, coi việc bị thương là “xúi quẩy tí”, coi công việc của mình cũng có cái thú vị riêng.

    d. Nghệ thuật

    • Ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng tôi: câu chuyện chân thực giàu cảm xúc, các nhân vật, sự kiện được tái hiện qua con mắt nhân vật Phương Định.
    • Xây dựng nhân vật hay hồi tưởng, cho thấy nỗi nhớ quê hương, nhớ những ngày mới ra chiến trường của nhân vật
    • Ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, mang tính mệnh lệnh, giúp bộc lộ sự quyết đoán, nhanh nhẹn, mạnh mẽ trong công việc của các nữ thanh niên xung phong. Nghệ thuật chọn lọc hình ảnh miêu tả đắt giá: lột tả được vẻ đẹp con người trước chiến tranh khốc liệt.
    • Miêu tả các nhân vật chỉ bằng một vài nét chấm phá nhưng làm bật lên được tính cách, nội tâm nhân vật.

    3. Kết bài

    • Tác giả đã tái hiện lại một thời kì chiến tranh gian khó, khốc liệt, làm nổi bật lên hình ảnh những nữ thanh niên xung phong trẻ trung, nhiệt huyết, gan dạ, kiên cường.
    • Nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc: sử dụng dòng thời gian hồi tưởng xen lẫn thực tại, giọng kể bình thản càng tôn lên phẩm chất anh hùng của các nhân vật, sử dụng hình ảnh miêu tả sự tàn khốc của chiến tranh.

    Dàn ý phân tích truyện Những ngôi sao xa xôi

    Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

    Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng mơ mộng và tinh thần dũng cảm lạc quan trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

    Khái quát nét chung về ba cô gái

    1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu

    – Ba cô gái Thao, Phương Định, Nho làm ở tổ trinh sát mặt đường.

    – Họ sống trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nơi tập trung bom đạn nguy hiểm.

    – Công việc nguy hiểm phải chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm bắn phá của máy bay địch, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá, đánh dấu bom chưa nổ, phá bom.

    → Công việc, hoàn cảnh sống nguy hiểm đòi hỏi sự gan dạ, bình tĩnh.

    2. Phân tích những nét chung và nét riêng của ba cô gái thanh niên xung phong

    Họ đều là những cô gái thanh niên xung phong còn trẻ, phải xa nhà, xa mái trường đi chiến đấu.

    * Nét chung của ba nữ thanh niên xung phong:

    – Phẩm chất cao đẹp: tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ cái chết.

    – Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sàng nhận nhiệm vụ, dám đối mặt với cái chết mà không nao núng dù nhiều lần họ bị bom vùi và làm bị thương.

    – Họ có tinh thần đồng đội gắn bó, thân thiết: thể hiện ở tính tình,sự quan tâm chăm sóc chu đáo khi đồng đội bị thương.

    – Nêu bật vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong

    • Là những cô gái trẻ dễ vui, mơ mộng nhưng cũng trầm tư sâu lắng.
    • Họ nữ tính thích làm đẹp cho cuộc sống ở chiến trường khói lửa.
    • Bình tĩnh, chủ động, lạc quan luôn nghĩ về tương lai.

    * Nét riêng

    – Nho là em út tính nết trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ bé nhỏ, nhẹ nhàng, nhưng rất bản lĩnh, rắn rỏi.

    – Chị Thao là người thích làm dáng nhất, ở chị có những nét tính cách tưởng trái ngược nhau:

    • Thích hát bài hát do Phương Định bịa ra nhưng lại không hát trôi chảy bài nào.
    • Rất dũng cảm táo bạo nhưng lại sợ máu, sợ vắt.
    • Trong cô có sự nhút nhát mềm yếu của cô gái là cô gái bản lĩnh trong chiến đấu.

    – Nhân vật Phương Định

    • Là cô gái Hà Nội vào chiến trường 3 năm, hay hoài niệm về quê hương, mẹ, mái trường…
    • Là cô gái hồn nhiên mơ mộng với nhiều nét tính cách thể hiện rất rõ ràng: thích hát, thuộc nhiều bài hát, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom đạn nổ.

    → Đó là vẻ đẹp trong sáng hồn nhiên, thật đáng yêu.

    • Chăm sóc chu đáo cho đồng đội
    • Là cô gái nhạy cảm, duyên dáng nhưng không biểu lộ tình cảm, tỏ ra kín đáo trước đám đông, tưởng như kiêu kì nhưng lại tạo nên một sức hút tự nhiên.
    • Nổi bật nhất phẩm chất anh hùng: có tinh thần trách nhiệm với công việc, gan dạ tự tin, thận trọng khi làm nhiệm vụ.

    → Qua hành động và dòng suy tư của nhân vật tác giả Lê Minh Khuê cho người đọc thấy được thế giới nội tâm phong phú cùng phẩm chất anh hùng của nhân vật.

    3. Thành công nghệ thuật

    – Phương thức trần thuật: kể bằng ngôi thứ nhất chân thực, miêu tả thế giới nội tâm phong phú sâu sắc

    – Ngôn ngữ giọng điệu: lời kể linh hoạt, câu văn ngắn, câu đặc biệt tạo được sự nhịp nhàng phù hợp không khí chiến đấu

    – Nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật đa dạng, sinh động

    Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là thành công của tác giả khi xây dựng thành công hình tượng tiêu biểu về những người trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mỹ kiên cường, anh dũng nhưng cũng mơ mộng, hồn nhiên.

    Dàn ý phân tích Những ngôi sao xa xôi chi tiết

    1. Mở bài

    * Giới thiệu vài nét tác giả và tác phẩm:

    • Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
    • Những tác phẩm của chị viết về cuộc sống, chiến đấu dũng cảm và hi sinh thầm lặng của lực lượng thanh niên xung phong Trường Sơn đã gây được sự chú ý và tình cảm yêu mến của bạn đọc.
    • Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” phản ánh chân thực tâm hồn trong sáng, mơ mộng cùng tinh thần lạc quan cách mạng của những cô gái mở đường Trường Sơn giữa trọng điểm ném bom ác liệt của máy bay Mĩ.

    2. Thân bài

    * Tóm tắt nội dung:

    Ba nữ thanh niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường (Thao, Định, Nho). Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đánh dấu và phá bom nổ chậm, ước chừng số lượng đất đá để lấp hố bom… Công việc hết sức nguy hiểm vì phải đối mặt với cái chết, nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, thanh thản và lạc quan, đúng như tuổi trẻ đáng yêu của họ. .

    * Phân tích:

    • Ba cô gái sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa vùng trọng điểm tập trung bom đạn của giặc Mĩ bắn phá tuyến đường ra mặt trận.
    • Ban ngày, họ phải phơi mình dưới tầm đánh phá của máy bay. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ngay ra trọng điểm để làm nhiệm vụ.
    • Họ phải mạo hiểm với cái chết, thần kinh luôn căng thẳng, đòi hỏi sự bình tĩnh, sáng suốt và dũng cảm.
    • Với ba cô gái, công việc nguy hiểm ấy đã thành chuyện bình thường hằng ngày.

    * Đời sống tâm hồn phong phú, đáng yêu:

    • Cả ba cô gái đều là người Hà Nội, tính cách mỗi người mỗi khác nhưng họ có chung những phẩm chất tốt đẹp của thanh niên xung phong tiền tuyến gan dạ, dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
    • Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng đội; dễ xúc động; hay mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, dù là giữa bom đạn khốc liệt, dữ dội.
    • Nhân vật Phương Định là cô gái trẻ trung, xinh đẹp… tập trung những nét đáng yêu, đáng khâm phục của lực lượng nữ thanh niên xung phong.

    3. Kết bài

    • Người đọc có thể tìm thấy chân dung tinh thần đẹp đẽ, phong phú của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
    • Tác giả không rơi vào tình trạng minh hoạ giản đơn mà đã miêu tả và thểhiện đời sống nội tâm của họ với những nét tinh tế, sâu sắc và giàu nữ tính.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *