Ngày thi THPT Quốc gia ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 Sở GD&ĐT Nam Định có đáp án kèm theo.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2019 Sở GD&ĐT Nam Định
Đây là đề thi thử nghiệm THPT quốc gia 2019 nhằm giúp các bạn thí sinh lớp 12 định hướng ôn luyện và củng cố lại kiến thức của môn Hóa học, Lịch sử, Toán chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019 sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả tốt.
Đề thi minh họa THPT môn Lịch sử
Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) đấu tranh ngoại giao đã
A. buộc Mĩ phải công nhận độc lập, chủ quyền và bãi bỏ hoàn toàn chính sách cấm vận nước ta.
B. trực tiếp dẫn đến việc kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến, lập lại hòa bình, thống nhất đất nước.
C. thể hiện đường lối đấu tranh giành độc lập bằng phương pháp hòa bình của Đảng.
D. góp phần hình thành phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Câu 2: Phong trào Cần Vương (1885 – 1896) ở Việt Nam bùng nổ không phải vì
A. hành động xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
B. nhân dân ta quyết tâm chống thực dân Pháp xâm lược.
C. vua Tự Đức kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân kháng chiến.
D. ý thức độc lập của dân tộc ta.
Câu 3: Từ những năm 70 của thế kỷ XX, xu thế hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện trên thế giới chủ yếu vì
A. các quốc gia đều lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
B. Mĩ và Liên Xô đã chấm dứt hoàn toàn tình trạng đối đầu.
C. cuộc chạy đua vũ trang làm cho Mĩ và Liên Xô lâm vào khủng hoảng, tan rã.
D. các quốc gia muốn tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.
Câu 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam đều nhằm
A. xóa bỏ tình trạng đất nước bị chia cắt.
B. đánh bại thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.
C. giành thắng lợi trên bàn đàm phán ngoại giao.
D. thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc
Câu 5: Sau khi giành độc lập, Ấn Độ thực hiện chính sách đối ngoại
A. ngả về phương Tây.
B. hòa bình, trung lập tích cực.
C. liên minh với Mỹ.
D. ngả về châu Á.
Câu 6: Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX, quốc gia nào là trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất trên thế giới?
A. Mỹ.
B. Nhật Bản.
C. Anh.
D. Liên Xô.
Câu 7: Trong giai đoạn 1954 – 1960, để thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, Mỹ đã
A. thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
B. ra sức phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.
C. giúp đỡ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu chống lại cách mạng.
D. trực tiếp đưa quân vào xâm lược nước ta.
Câu 8: Sai lầm của triều đình nhà Nguyễn ở Việt Nam trong thời gian từ năm 1858 đến năm 1883 là
A. tiến hành cải cách duy tân đất nước nhưng không triệt để.
B. đầu hàng giặc Pháp ngay từ khi chúng bắt đầu xâm lược.
C. không tổ chức kháng chiến khi đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
D. không đoàn kết với nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 9: Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và xu thế toàn cầu hóa đều làm cho
A. con người có môi trường sống trong lành hơn.
B. tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa các quốc gia được rút ngắn.
C. một số mặt trong đời sống con người tốt đẹp hơn.
D. đời sống con người trở nên an toàn hơn.
Câu 10: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không làm cho
A. nhiều dân tộc thoát khỏi thân phận nô lệ.
B. trật tự hai cực lanta bị “xói mòn”.
C. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ.
D. các nước phát xít phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.
Câu 11: Để giành thắng lợi trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nước ta đế quốc Mỹ thực hiện nhiều biện pháp, ngoại trừ việc
A. lôi kéo các nước đồng minh tham chiến.
B. tiến hành các cuộc hành quân càn quét chống lại cách mạng
C. mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương.
D. mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Câu 12: Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh” do Mỹ thực hiện ở nước ta giống nhau hoàn toàn về
A. cách thức thực hiện.
C. âm mưu chiến lược.
B. phạm vi, quy mô chiến tranh.
D. lực lượng tham gia.
Câu 13: Nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thể hiện như thế nào?
A. Kịp thời đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay sau khi Mỹ rút toàn bộ cố vấn quân sự.
B. Tập trung mọi tiềm lực đánh cho “Mĩ cút” khi tương quan lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
C. Kịp thời chuyển từ cuộc tiến công chiến lược thành tổng tiến công chiến lược khi có điều kiện thuận lợi.
D. Kiên định mục tiêu giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 – 1976.
Câu 14: Từ nửa sau những năm 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản có chính sách đối ngoại riêng, đa dạng là dựa trên cơ sở chủ yếu nào?
A. Nền kinh tế phát triển “thần kì” và sự hậu thuẫn của Mĩ.
B. Tiềm lực kinh tế – tài chính hùng hậu.
C. Nhật trở thành siêu cường kinh tế – tài chính số 1 thế giới.
D. Tiềm lực kinh tế – quân sự đứng đầu thế giới.
Câu 15: Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ
A. thực dân Pháp xâm lược nước ta (1945-1954).
B. trước cách mạng tháng Tám (1945).
C. đất nước trên đường đổi mới ( từ năm 1986).
D. trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
Câu 16: Năm 1930, Nguyễn Ái Quốc
A. chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. tham dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.
C. tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
D. thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 17: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào Dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam?
A. Là cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
B. Đưa đảng Cộng sản Đông Dương thành Đảng cầm quyền.
C. Khẳng định chủ trương đấu tranh của Đảng là đúng đắn.
D. Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo trong quần chúng.
Câu 18: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ (1946)?
A. tạo điều kiện cho cả nước chuẩn bị kháng chiến.
B. đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
C. là văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận quyền độc lập của Việt Nam.
D. đập tan âm mưu câu kết giữa thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.
Câu 19: Tình hình kinh tế, xã hội giai đoạn 1986 – 1990 ở Việt Nam chứng tỏ
A. đường lối kháng chiến của Đảng là đúng.
B. đường lối đổi mới của Đảng là đúng.
C. công cuộc đổi mới đất nước đã hoàn thành.
D. nước ta đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Câu 20: Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 Nga trở thành nước
A. tư sản.
B. xã hội chủ nghĩa
C. quân chủ lập hiến.
D. quân chủ chuyên chế.
Câu 21: Đầu năm 1930, khuynh hướng tư sản thất bại ở Việt Nam vì
A. khuynh hướng này thiếu kiên quyết trong việc tổ chức nhân dân chống Pháp.
B. khuynh hướng này không chú trong mục tiêu giành độc lập dân tộc.
C. khuynh hướng này chỉ đấu tranh bằng các biện pháp ôn hòa và thỏa hiệp với thực dân Pháp.
D. khuynh hướng này không đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu 22: Điểm mới của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam thời kỳ 1930 – 1945 so với thời kỳ 1919 – 1930 là
A. xuất hiện khuynh hướng cách mạng vô sản.
B. có sự tham gia của nhiều giai cấp đấu tranh.
C. kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D. tình trạng khủng hoảng đường lối được chấm dứt.
Câu 23: Cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam là báo
A. Nhân dân.
B. Tiền phong.
C. Thanh niên.
D. Búa liềm.
Câu 24: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 nhằm
A. giữ thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
B. buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng.
C. tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc.
D. làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của thực dân Pháp.
Câu 25: Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3 – 1945) của Đảng xác định
A. kẻ thù bị khủng hoảng sâu sắc nhưng thời cơ của cách mạng nước ta chưa chín muồi.
B. đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
C. cao trào kháng Nhật cứu nước sẽ diễn ra đến ngày 15-8-1945.
D. kẻ thù trước mắt của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp và bọn tay sai.
Câu 26: Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1975) chủ trương
A. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.
B. đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử.
C. sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
D. kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.
…………