Văn mẫu lớp 7: Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

Tài liệu bao gồm 11 mẫu dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động, dành cho các bạn học sinh lớp 7.

Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

    Dàn ý thuyết minh về trò chơi nhảy dây

    1. Mở bài

    Giới thiệu chung về trò chơi nhảy dây:

    Nhảy dây là trò chơi mà các bạn gái ở lứa tuổi thiếu niên nhi đồng rất thích. Trò chơi nhảy dây được chơi trong lúc rảnh rỗi ở nhà hoặc vào giờ ra chơi ở trường.

    2. Thân bài

    a. Giới thiệu chung về trò chơi

    • Đối tượng chơi thường là các bạn gái ở tuổi thiếu nhi.
    • Trò chơi cần một khoảng đất vừa đủ rộng cho vòng dây quay.
    • Dây dùng để nhảy có thể là dây thừng, dây cao su, dây thun,…

    b. Cách chơi

    – Cách thứ nhất (nhảy một người):

    • Dùng một sợi dây đủ dài. Hai đầu dây quấn vài vòng vào bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân lên chính giữa sợi dây, kéo cao cho vừa tầm người là được.
    • Người nhảy đứng thẳng, hai cổ tay quay đều dây về phía trước cho qua đầu, khi dây chạm sát đất thì nhảy lên. Vừa nhảy vừa đếm, để dây vướng chân là mắc lỗi, là phải dừng lại. Người thắng là người có số lần nhảy nhiều nhất.

    – Cách chơi thứ hai (nhảy nhiều người):

    • Hai người quay dây đứng cách nhau một khoảng cách đủ để dây chùng vừa chạm đất là được.
    • Quay dây đều tay. Lần lượt từng người hoặc hai, ba người cùng nhảy. Trò chơi này cần sự khéo léo. Nếu để dây chạm trúng chân thì phải ra quay dây cho các bạn khác vào nhảy.

    3. Kết bài

    Trò chơi nhảy dây vừa vui vừa bổ ích, rèn luyện sự nhanh mắt, nhanh chân và sức khỏe dẻo dai, có ích cho quá trình phát triển cơ thể của tuổi thiếu nhi.

    Dàn ý thuyết minh trò chơi bịt mắt bắt dê

    1. Mở bài

    Giới thiệu về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê.

    2. Thân bài

    • Nguồn gốc của trò chơi bịt mắt bắt dê.
    • Giải thích cái tên của trò chơi: Tại sao gọi là “bịt mắt bắt dê”?
    • Đối tượng tham gia chơi.
    • Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…).
    • Cách thức tổ chức và chơi trò chơi

    3. Kết bài

    Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam.

    Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi trốn tìm

    1. Mở bài

    Giới thiệu khái quát về trò chơi: trốn tìm.

    2. Thân bài

    – Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra trò chơi.

    – Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi: Nội dung 1, Nội dung 2…

    – Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).

    3. Kết bài

    Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi.

    Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi cướp cờ

    1. Mở bài

    Giới thiệu trò chơi sẽ thuyết minh: trò chơi cướp cờ.

    2. Thân bài

    – Giới thiệu khái quát về trò chơi hay hoạt động: không gian, thời gian…

    – Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của trò chơi theo một trật tự nhất định:

    • Đối tượng tham gia trò chơi gồm bao nhiêu người?
    • Trò chơi cần phải tuân thủ những quy tắc, luật lệ gì?
    • Giá trị, ý nghĩa của trò chơi?

    3. Kết bài

    Nêu giá trị và ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.

    Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi nhảy bao bố

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trò chơi: nhảy bao bố.

    2. Thân bài

    – Giới thiệu vắn tắt:

    • Không gian: Rộng rãi, sạch sẽ
    • Thời gian: Dịp lễ hội
    • Dụng cụ: Bao bố

    – Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

    • Điều khoản/nội dung 1
    • Điều khoản/nội dung 2
    • Điều khoản/nội dung 3…
    • Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

    3. Kết bài

    Khẳng định ý nghĩa của trò chơi nhảy bao bố.

    Dàn ý thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi rồng rắn lên mây

    1. Mở bài

    Giới thiệu khái quát về trò chơi: rồng rắn lên mây.

    2. Thân bài

    • Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra trò chơi.
    • Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi: Nội dung 1, Nội dung 2…
    • Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).

    3. Kết bài

    Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi rồng rắn lên mây.

    Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ – Mẫu 1

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về trò chơi hay hoạt động.

    Gợi ý: Những trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn giúp rèn luyện sức khỏe. Một trong những trò chơi rất phổ biến đối với học sinh là (tên trò chơi)…

    2. Thân bài

    – Những nét khái quát về trò chơi hay hoạt động: Không gian, thời gian diễn ra trò chơi hoặc hoạt động.

    – Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định:

    • Số lượng người chơi tham gia hoạt động/trò chơi?
    • Những quy tắc, luật lệ của hoạt động, trò chơi: Quy tắc/luật lệ 1…; Quy tắc, luật lệ 2,…
    • Những điểm cần lưu ý khi tham gia hoạt động/trò chơi?
    • Giá trị, ý nghĩa của hoạt động/trò chơi?

    3. Kết bài

    Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị của hoạt động/trò chơi.

    Gợi ý: (Tên trò chơi)… giúp rèn luyện… Có thể khẳng định, chơi chuyền là một trò chơi bổ ích, thú vị.

    Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ – Mẫu 2

    1. Mở bài

    • Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi.
    • Nêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ.

    2. Thân bài

    – Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc.

    – Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:

    • Điều khoản/nội dung 1
    • Điều khoản/nội dung 2
    • Điều khoản/nội dung 3…
    • Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)

    3. Kết bài

    • Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ.
    • Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).

    Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ – Mẫu 3

    1. Mở bài

    Giới thiệu hoạt động hay trò chơi sẽ thuyết minh.

    2. Thân bài

    – Giới thiệu khái quát về trò chơi hay hoạt động: không gian, thời gian…

    – Giới thiệu chi tiết các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định:

    • Đối tượng tham gia hoạt động/trò chơi gồm bao nhiêu người?
    • Hoạt động/trò chơi cần phải tuân thủ những quy tắc, luật lệ gì?
    • Giá trị, ý nghĩa của hoạt động/trò chơi?

    3. Kết bài

    Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi được thuyết minh.

    Dàn ý viết văn bản thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ – Mẫu 4

    1. Mở bài

    Giới thiệu khái quát về trò chơi hoặc hoạt động sẽ thuyết minh.

    2. Thân bài

    – Giới thiệu khái quát: mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi.

    – Trình bày lần lượt từng quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động: Nội dung 1, Nội dung 2…

    – Đưa ra một vài lưu ý (nếu có).

    3. Kết bài

    Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc hoặc luật lệ trong các hoạt động hay trò chơi.

    Dàn ý thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi

    1. Mở bài

    Giới thiệu về trò chơi dân gian bạn sẽ thuyết minh: kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, trốn tìm…

    2. Thân bài

    a. Nguồn gốc của trò chơi

    – Trò chơi ra đời khi nào, lấy cảm hứng từ đâu?

    – Ngày nay, trò chơi có được phổ biến không?

    – Quy tắc hoặc luật lệ của trò chơi:

    • Số lượng người chơi
    • Độ tuổi người chơi
    • Không gian, thời gian diễn ra trò chơi
    • Dụng cụ, kĩ năng cần thiết

    – Giới thiệu về cách thức chơi và luật chơi

    – Ý nghĩa của trò chơi dân gian:

    • Giải trí, tạo niềm vui cho con người
    • Nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

    3. Kết bài

    Khẳng định lại ý nghĩa của trò chơi dân gian trong đời sống tinh thần của con người.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *