Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

Download.vn muốn giới thiệu Bài văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

Tài liệu mà chúng tôi giới thiệu bao gồm 2 dàn ý chi tiết và 10 bài văn mẫu lớp 6. Hãy cùng tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Đề bài: Hãy chọn và thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường mà em và nhiều người quan tâm để thuật lại sự kiện đó. Trình bày bài viết theo cách truyền thống hoặc đồ họa thông tin.  

Thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Dàn ý viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện

    Dàn ý chi tiết số 1

    1. Mở bài

    Giới thiệu về sự kiện.

    2. Thân bài

    Tóm tắt lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

    – Thời gian, địa điểm xảy ra sự kiện.

    – Những vật tham gia sự kiện.

    – Các hoạt động chính trong sự kiện.

    • Đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động.
    • Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

    – Ý nghĩa của sự kiện.

    3. Kết bài

    Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.

    Dàn ý chi tiết số 2

    I. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về sự kiện sẽ thuyết minh.

    II. Thân bài

    1. Đôi nét khái quát về sự kiện được thuyết minh

    • Sự kiện đó có tên là gì? Được tổ chức nhân dịp gì?
    • Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

    2. Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

    a. Trước khi bắt đầu sự kiện:

    • Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Điểm khác biệt so với ngày thường?
    • Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Trang phục và thái độ của họ như thế nào?
    • Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đã được chuẩn bị như thế nào?

    b. Quá trình diễn ra sự kiện:

    • Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?
    • Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?
    • Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?
    • Ấn tượng của bản thân về sự kiện? (cách trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)
    • Kết quả của sự kiện như thế nào?

    III. Kết bài

    • Suy nghĩ, đánh giá về sự kiện và.
    • Ý nghĩa của sự kiện đó.

    Thuyết minh thuật lại một sự kiện – Đồ họa thông tin

    Mẫu tham khảo số 1

    Ngày Nhà giáo Việt Nam (Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam)

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Thời gian: 20 tháng 11 hằng năm

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Nguồn gốc:

    • Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE.
    • Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
    • Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Mục đích: Tri ân nghề giáo

    Mẫu tham khảo số 2

    Giờ Trái Đất

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Thời gian: diễn ra hằng năm, trong vòng 1 giờ

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Nguồn gốc:

    • 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới
    • 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”.
    • 2006, Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là Giờ Trái Đất

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Mục đích:

    • Đề cao việc tiết kiệm điện năng
    • Giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon
    • Thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường,…

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Hoạt động:

    • Tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ
    • Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh
    • Tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch

    Văn mẫu lớp 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện ở địa phương hoặc ở trường

    Tính lan tỏa:

    • 29 tháng 3 năm 2008: tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam
    • 2009: hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới

    Thuyết minh thuật lại một sự kiện – Hình thức truyền thống

    Mẫu tham khảo số 1

    Tết Nguyên Đán là dịp có rất nhiều lễ hội. Một trong đó phải kể đến hội chợ xuân với nhiều hoạt động thú vị. Năm nay, trường em đã tổ chức hội chợ xuân nhằm giúp học sinh hiểu hơn về văn hóa truyền thống của dân tộc.

    Hội chợ được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật. Địa điểm diễn ra là ở khu vực sân trường. Đối tượng tham gia là thầy cô, học sinh trong trường. Ngoài ra, học sinh có thể mời người thân, bạn bè của mình đến tham gia.

    Các gian hàng được dựng từ hôm thứ sáu. Mỗi khối sẽ phụ trách hai gian hàng. Các lớp trong khối sẽ tự họp để tổ chức các gian hàng cho phù hợp. Các gian hàng yêu cầu gồm có quầy hoa, quầy trái cây, quầy rau sạch, quầy lương thực, thực phẩm, quầy phục vụ Tết, quầy trò chơi dân gian, quầy hướng dẫn gói bánh chưng. Số tiền thu được từ việc bán hàng sẽ được đem quyên góp cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

    Tám giờ sáng, chương trình khai mạc hội chợ bắt đầu. Các tiết mục văn nghệ diễn ra vô cùng sôi nổi. Cô hiệu trưởng sẽ phát biểu khai mạc hội chợ xuân. Hội chợ sẽ diễn ra vô cùng sôi nổi. Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố, cướp cờ. Các gian hàng đều đông người mua sắm.

    Có thể khẳng định, hội chợ xuân là dịp để học sinh hiểu hơn về dịp Tết Nguyên Đán, cũng như văn hóa truyền thống của đất nước Việt Nam.

    Mẫu tham khảo số 2

    Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.

    Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

    Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

    Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

    Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

    Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo – những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.

    Mẫu tham khảo số 3

    Một trong những sự kiện mang tính toàn cầu là “Giờ Trái Đất”. Sự kiện này đã có những tác động tích cực liên quan đến môi trường của Trái Đất.

    Năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Đến năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất” vào năm 2006. Sau đó, một lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a vào ngày 31 tháng 3 năm 2007. Cho đến ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

    Sự kiện “Giờ Trái Đất” ra đời với mục đích đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon – một khí gây ra hiệu ứng nhà kính. Đồng thời, sự kiện này cũng thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

    Sự kiện “Giờ Trái Đất” diễn ra với rất nhiều hoạt động có ý nghĩa như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một tiếng đồng hồ, tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tuyên truyền vận động bạn bè, người thân hưởng ứng chiến dịch… Những hành động tuy nhỏ bé nhưng đã đem lại những tác động tích cực đến Trái Đất.

    Như vậy, sự kiện “Giờ Trái Đất” có ý nghĩa vô cùng to lớn, góp phần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên… cho nhân loại.

    Mẫu tham khảo số 4

    Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu dành để tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo – Ngày Nhà giáo Việt Nam.

    Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
    Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

    Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

    Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.

    Mẫu tham khảo số 5

    Mỗi dịp Tết đến xuân về là mọi nơi đều mang không khí rộn ràng, vui tươi. Không ngoại lệ, trong các trường học cũng tổ chức hội chợ xuân.

    Đầu tiên, hội chợ xuân bắt nguồn từ hoạt động chờ đón xuân của những học sinh và thầy cô giáo. Hội chợ xuân không quá nhộn nhịp nhưng luôn được chờ mong, đón đợi vì nó xuất phát từ hoạt động chào mừng Tết.

    Một số hoạt động của hội chợ xuân có thể kể đến chính là hoạt động làm tặng vật ngày Tết. Các lớp học sẽ cùng tổ chức gian hàng trưng bày nhiều món đồ độc đáo. Đó phần lớn là sản phẩm thủ công nên rất chỉn chu, đẹp đẽ. Các bạn học sinh luôn cố gắng hết sức đầu tư cho sản phẩm của mình. Sản phẩm nhiều nhất có lẽ là những cành hoa đào, hoa mai. Hoa được làm bằng giấy hết sức đẹp mắt. Thêm vào đó, nhiều bạn còn biết làm gian hàng kẹo với các loại kẹo tự làm không quá nhiều đường nên tốt cho sức khỏe và tạo được nhiều ấn tượng. Một số hoạt động khác có thể kể đến của hội chợ xuân ở trường học đó là vẽ trang trí cho lợn đất và tạo nên những thành phẩm đẹp mắt. Chính sự chỉn chu và háo hức của các bạn học sinh mà hoạt động hội chợ diễn ra luôn tấp nập.

    Hội chợ xuân diễn ra trong một ngày cuối cùng của tuần học trước khi nghỉ Tết. Đây luôn là hoạt động được đón chờ vì có giá trị lớn kết nối các bạn học sinh và giúp các bạn thêm hiểu ý nghĩa của Tết cổ truyền.

    Mẫu tham khảo số 6

    Giờ Trái Đất là một sự kiện được hưởng ứng ở địa phương em cũng như trên toàn bộ đất nước Việt Nam.

    Sự kiện “Giờ Trái Đất” được ra đời từ nhiều năm về trước.Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

    Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon – một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

    Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng…); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…

    Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới.

    Mẫu tham khảo số 7

    Hằng năm, đất nước Việt Nam có rất nhiều sự kiện tiêu biểu. Một trong số đó phải kể đến Ngày giáo Việt Nam. Đây là dịp để tri ân thầy cô giáo – những người có vai trò to lớn trong cuộc đời của chúng ta.

    Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.

    Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.

    Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.

    Việt Nam vốn là một đất nước giàu truyền thống tôn sư trọng đạo. Chúng ta cần tích cực giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó với ngày Nhà giáo Việt Nam.

    Mẫu tham khảo số 8

    Một sự kiện mang tính toàn cầu, có tác động tích cực đến môi trường chính là Giờ Trái Đất. Việt Nam cũng là một trong những nước hưởng ứng tích cực sự kiện trên.

    Ý tưởng chuẩn bị cho hoạt động “Giờ Trái Đất” được bắt đầu vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.

    Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon – một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.

    Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng…); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…

    Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới. Mọi người hãy tích cực hưởng ứng sự kiện này, để chung tay bảo vệ Trái Đất.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *