Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 11, 12 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Ngữ văn, chúng tôi xin giới thiệu tài liệu Chứng minh Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu lớp 11: Chứng minh Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm
Tài liệu bao gồm 2 bài văn mẫu, hi vọng tài liệu sẽ giúp các bạn tích lũy thêm vốn tư cho mình, để viết văn ngày một hay hơn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác tại Download.com.vn.
Đề bài: Trong “Hạnh phúc của một tang gia”, Vũ Trọng Phụng viết: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”.
– Hãy chứng tỏ điều đó qua các nhân vật trong đoạn trích.
– Câu văn tưởng chừng ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm cả một thứ “thế thái nhân tình” được xây dựng trên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá. Hãy làm sáng tỏ.
Chứng minh Cái chết của Cụ cố Tổ – Mẫu 1
Tiếng cười căm hờn mãnh liệt cái xã hội thực dân phong kiến tư sản, cái xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là ” khốn nạn”, “chó đểu” trong Số đỏ nói chung và Hạnh phúc của một tang gia nói riêng cứ xoáy sâu vào tâm trí độc giả. Ấy là một “thế thái nhân tình” được xây dựng trên hai điều, sự tàn nhẫn và sự dối trá là biểu hiện sâu sắc nhất được thâu tóm trong câu văn tưởng chừng ngược đời mà lại có lí: “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”.
Một gia đinh đông đúc, nhiều con cháu, họ hàng và người quen của cụ cố Hồng là cả một xã hội phong kiến tư sản nực cười. Khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành bước vào đời, con người ta lúc nào cũng cầu mong cho mình được hạnh phúc. Khi ra đi về với cát bụi, không có gì hơn ngoài mong muốn được đón nhận giọt nước mắt đau thương của người đang sống. Vậy mà, khi đi xuống nơi “suối vàng”, cái chết của cụ tổ lại mang lại bao nhiêu niềm vui, niềm phấn khởi, hân hoan của con cháu gia đình cụ Hồng. Tình cảm người ấy chỉ tồn tại trong xã hội bất công và đầy rẫy sự thối nát, bẩn thỉu. Câu chuyện dường như là điển hình cho cái xấu xa mà xã hội đã mang lại cho tác phẩm Vũ Trọng Phụng. Ngay có tiêu để của đoạn trích, tác giả đã cỏ ý nhấn mạnh sự tàn nhẫn và dối trá. Hạnh phúc đi liền với tang gia và tang gia tạo nên hạnh phúc. Đoạn trích đã làm nổi bật hai mặt trái ngược này bằng một trường phúng dụ gây cười rất tự nhiên, hợp lí.
Nhìn nét mặt, hành động của mỗi nhân vật trong chương truyện, người đọc cảm nhận cái hạnh phúc mà họ sẽ được nhận và đã mong chờ từ rất lâu. Khi tắt thở, không biết cụ tổ có nhận thấy cái chết ấy đã làm cho nhiều người được sung sướng lắm. Niềm hạnh phúc được tràn ra qua cái nhắm mắt mơ màng của cụ cố Hồng khi nghĩ “đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ :
– Úi kìa, con giai nhớn đã đến thế kia kìa!
Cụ nhắc cả mười phần rằng ai cùng phải khen ngợi một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế… Viễn cảnh hiện ra trước mắt cụ Hồng sao mà lạ lùng và cay đắng quá, Người ta đến đưa thi thể của cụ cố xuống nơi suối vàng, chứ đâu phải ngắm nhìn “con giai” cụ đã bao nhiêu tuổi, chống gậy gì và đám ma to hay là bé. Nhưng, những suy nghĩ ấy đã phản ánh đúng tâm trạng của cụ Hồng trong cái đám ma “rộn ràng”, “huyên náo”.
Còn ông Phán mọc sừng thì lại thấy “không ngờ rằng giá trị đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta mà lại to đến như thế?”. Ông hạnh phúc khi được nghe thấy cụ Hồng nói nhỏ vào tai là sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng. Dường như đến đưa ma cụ cố, ông Phán mọc sừng lại được đón nhận số tiền lớn ấy đến bất ngờ. Dù sao “cái chết kia” cũng mang lại cho ông niềm hạnh phúc, sung sướng biết bao. Với cái sừng mà Xuân Tóc Đỏ vô tình hay cố ý gắn cho ông Phán cũng đủ để ông cám ơn hắn. Trong bầu không khí của một đám ma nhốn nháo, “thằng bồi tiêm đã đếm được một nghìn tám trăm bảy hai, câu gắt Biết rồi,khổ lắm, nói mãi!” của cụ cố Hồng” thì ông Phán mọc sừng đã kịp chi tính với Xuân công cuộc doanh thương… mà trước tiên là đã trả nốt năm đồng cho Xuân. Ngay trong giờ phút thiêng liêng của một đời người đã kết thúc ấy mà người ta vẫn không quên đi được chút ít ánh hào quang của đồng tiền, họ càng lao theo nó say đắm và đam mê hơn.
“Trước những cặp mắt của một bầy con chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ”, thì cụ cố Hồng lại nhắm nghiền mắt kêu khổ lắm. Sao mà bộ mặt giả dối của họ xấu xa và đê hèn đến thế. Họ đến với đám ma là để trưng bày trang phục sáng tạo của mình cho mọi người “chiêm ngưỡng”. Cậu Tú Tân thì cứ điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà cậu mãi không được dùng đến. Bà Văn Minh thì sốt ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mủ mấn trắng viền đen – là “những sáng tạo mốt mới nhất”. Những cái rất ăn với nhau mà tiệm Âu hóa một khi đã lăng xê ra thì có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hanh phúc ở đời. Vậy là, họ đi dám ma dường như là đi dự dám cưới. Họ chỉ biết thỏa mãn cái mong muốn, ước vọng của mình trong khi không hề để ý đến ai đã khám cho cụ tổ khi cụ bị bệnh và sau khi qua đời. Còn cô cháu gái của cụ – cô Tuyết thì rát tự nhiên phơi bày những bộ đồ tân thời không hợp chút nào. Với bộ y phục Ngây thơ của Tuyết và vẻ ngóng nhân tình của cô ta đã đủ cho thây cái chết của cụ tổ chỉ làm cho họ hạnh phúc, sung sướng mà thôi.
Mỗi người, mỗi vẻ, mấy ông cảnh binh Min Đơ và Min Toa cũng sung sướng cực điểm khi được cái đám ma “to lớn” này thuê giữ gìn trật tự. ” Thành thử tang gia ai cũng vui vẻ cả”. Một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, “có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, có cậu Tú Tân chỉ huy” lộn xộn, lao xao và huyên náo, nó xứng đáng như là một hội chợ để các nhà tài tử thi nhau chụp ảnh. “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”. Câu văn nghe sao mà chua chát và cay đắng đến vậy. Dường như trong cái xã hội phức tạp ấy không còn tồn tại tình người. Họ đối xử vơi nhau, đến vơi nhau chỉ là do ánh sáng chói chang của đua đòi lối sống “văn minh hiện đại” đưa lối, đôi chút suy nghĩ của họ đâu có gì gửi gắm vào bản thân người chết. Trong trái tim họ, dường như không còn có sự tồn tại của tình thương giữa người với người. Giữa họ là khoảng cách của sự tàn nhẫn và dối trá.
Đọc phần đầu của đoạn trích, cứ tưởng tâm địa của bọn con cháu cụ cố tổ ghê tởm đến thế là cùng. Nhưng chưa hết, chính lũ con cháu bất hiếu, vô đạo kia lại muốn khẳng định chúng là người hiếu thảo nhất trên đời. Đám ma mà chúng đang tổ chức phải trở thành một kiểu mẫu trong thiên hạ. Những kẻ mong chờ cho cha ông mau chết đã tìm thấy hạnh phúc vì đó là dịp để họ bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách tổ chức một đám ma thật to, thật vang, cái mong muốn “bẩn thỉu” ấy tồn tại trong mỗi đứa cháu, bất nhân, bất nghĩa là cả bao phức tạp, xô bồ của cuộc sống xã hội thối nát, “chó đều”.
Câu chuyện của một gia đình trở thành cái tiêu biểu cho cả một xã hội. Từ cái hạnh phúc, sung sướng của một “lũ người gớm ghiếc” là một “thế thái nhân tình” được xây dựng trên nền tảng là sự tàn nhẫn và sự dối trá. Con người với con người đối với nhau mà như băng đá tê cứng, đóng lạnh, không còn một chút hơi ấm của yêu thương. Cụ cố tổ mất đi lại không hề mảy may làm cho bất kì một con người nào đau khổ, bọn chúng tìm đến đám ma là để lấy và thực hiện sớm di chúc. Chỉ còn lặng lẽ sau trang sách là nỗi đau cười ra nước mắt và căm phẫn của nhà văn và độc giả. Những đứa cháu, con của cụ tự cho mình là chí hiếu, chúng không nhận thấy trong suy nghĩ, hành động của chứng là sự tàn nhẫn và dối trá đến cao độ. Nhịp cầu mà họ tạo nên để với đến hai chữ “chí hiếu” là từ tàn nhẫn và dối trá mà ra.
Cố lấy cái vẻ bề ngoài che đậy cái bên trong xấu xa, thối nát là một sự dối trá đến tàn nhẫn. Thế giới họ đang sống, đang tồn tại đâu có phải là một thế giới ân tình. Cái thế giới của tình người chỉ có khi con người biết tin yêu và tồn trọng lẫn nhau. Còn ở đây con người như là vật hiến dâng cho cái vòng quay bất nhân, bất hiếu.
Nỗi hạnh phúc, sung sướng của bản thần họ là khác nhau nhưng đều quy tụ chung dưới hai điều tàn nhẫn và dối trá. Những người đi đưa đám thật đông đảo, sự xấu xa, đồi bại của xã hội có mặt ở khắp nơi. Bằng điệp khúc: “đám cứ đi”, tác giả đã đặc tả một đám ma thật to thiên hạ tha hồ chiêm ngưỡng. Nhưng trong cái đám ấy, chẳng có ai thật lòng đi đưa đám. Tất cả trong gia đình hay ngoài gia đình, già hay trẻ, đàn ông hay đàn bà, tuy cố giữ bộ mặt buồn rầu nhưng thực lòng thì đang vui vẻ, hạnh phúc vì một điều gì đó. “Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ, sự giả dối cứ ngang nhiên diễn ra không hề khép lại và chẳng biết sẽ kéo dài đến đâu, lúc nào thì kết thúc. Cái thế giới tình người mà tác phẩm, đoạn trích có nói, có thể hiện chỉ là sự tàn nhẫn và dối trá. Sự tàn nhẫn, dối trá ấy đâu chỉ diễn ra trong xã hội “người dưng”, mà nó tồn tại sâu sắc, đậm nét hơn cả trong bản thân những con người cùng một gia đình, họ hàng, thân quen. Cái đám ma giàu sang, phú quý, ồn ào của cụ tổ đâu có thể che lấp được bản chất tàn nhẫn, dối trá của cụ Hồng, ông bà Văn Minh, Xuân Tóc Đỏ và cả sư cụ Tăng Phú…
Sư lố lăng của đám tang với hình ảnh của hai tên đai bịp xuất hiện – Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú lại làm cho cái tàn nhẫn và dối trá được bộc lộ rõ hơn, sâu sắc hơn. Tại sao bà cụ cố Hồng lại hí hửng vì sự có mặt của hai nhân vật này? Vì sáu chiếc xe có lọng cắm trên chở sư chùa Bà Banh? Vì hai vòng hoa đồ sộ? Điều đó ai mà biết được! Chỉ biết sự có mặt của những thứ trên làm cho đám tang vốn đã lố lăng càng thêm lố lăng. Chỉ biết sư cụ Tăng Phú đã chớp lấy “thời cơ tang gia để kiếm lợi trong cuộc đấu tranh chính trị nhằm củng cố thanh thế của Hội Phật giáo”. Còn Xuân Tóc Đỏ lại là ân nhân của gia đình cụ cố Hồng và là “người chồng ăn hỏi” của cô Tuyết. Hạnh phúc gia đình, dưới con mắt sắc sảo của Vũ Trọng Phụng, những con người xấu xa ấy không phải là một “nhóm người”, chúng thật đông đảo và có mặt ở khắp nơi. Bởi vậy, có người coi đám tang của cụ cố tổ là hành trình xuống mộ của toàn xã hội thực dân phong kiến. Bởi sự dối trá, tàn nhẫn của nó đã đến hồi bộc lộ trắng trợn, vui vẻ ầm ĩ thế kia thì ai để cho nó tồn tại, làm trò hề mãi được.
Chứng minh Cái chết của Cụ cố Tổ – Mẫu 2
Vũ Trọng Phụng là bậc thầy của văn học trào phúng phê phán xã hội đương thời với nhiều tác phẩm để đời trong đó phải kể đến tác phẩm Số đỏ và đặc biệt đoạn trích Hạnh Phúc của một tang gia. Với tác phẩm này người đọc được cười một cách hả hê từ đầu đến cuối nhưng cũng với tác phẩm này mà người đọc cũng phải rít lên sự căm phẫn về cái xã hội kim tiền. Có người nói “Cái chết của ông già hơn 80 tuổi đã làm cho nhiều người sung sướng lắm” trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đã làm rõ được sự tài ba của Vũ Trọng Phụng trong việc thể hiện nghệ thuật viết văn trào phúng của mình.
Trong tác phẩm Số đó ngón võ sở trường về nghệ thuật trào phúng của ông đã được sử dụng tối đa và đặc biệt trong chương XV với nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia”. Ông thật đa tài tạo ra được sự mâu thuẫn mà thực ra cái sự mâu thuẫn này vốn tự có trong bản chất của xã hội thời bấy giờ cái xã hội Âu hóa. Nhà văn với cái nhìn sắc như dao cộng với cái tài của một ông vua phóng sự đã phơi bày trần truồng cái sự ghê tởm, thối nát của xã hội bấy giờ cho toàn thiên hạ xem để người ta cười và căm ghét và lên án nó.
Chính kiểu đặt nhan đề của Vũ Trọng Phụng đã khiến cho người ta phải cười mà ngẫm đó là “Hạnh phúc của một tang gia”. Hạnh phúc vốn là dùng để thể hiện sự viên mãn, sung sướng của con người khi đạt được điều mình mong mỏi và nó đã đến nên hạnh phúc còn tang gia lại là việc một gia đình có người mất, đám tang thì đau khổ, là sự mất mát của gia quyến ấy vậy mà lại là hạnh phúc của một tang gia. Hạnh phúc của một gia đình có người mất. Nhan đề này đã thôi thúc người đọc cố đọc để thỏa sự tò mò và khám phá xem vì sao tang gia lại hạnh phúc để từ đó nhà văn cho người đọc cho họ thấy cái sự thật trần trụi của xã hội ấy.
Mọi việc bắt đầu từ cái chết của ông già hơn 80 tuổi, cái chết này khiến cho mọi người sung sướng lắm. Ông già ấy là cha, là ông của một gia đình được cho là “thượng lưu” của cái xã hội thượng lưu Âu hóa. Cả gia đình ấy đã nhao lên, “nhao lên mỗi người một cách” tác giả dùng từ nhao để chỉ cái sự chuẩn bị đám tang của gia đình nhà cụ cố Hồng về cái chết của cụ cố tổ, nhao là nhôn nhao những từ này chỉ thường dùng chỉ sự nhôn nhào của loài ruồi nhặng thôi hóa ra lũ người trong ra đình kia cũng chính là lũ ruồi nhặng bởi chúng nhao lên không phải là sự đau đớn, lo lắng tiếc thương mà nhao lên thể hiện sự sung sướng và thể hiện, chúng hạnh phúc. Câu văn “cái chết kia đã làm nhiều người sung sướng lắm”. Câu văn ngắn gọn nhưng đã thâu tóm được cái sự bạc bẽo của xã hội đương thời. Nhận định này của nhà văn đã được nhà văn dẫn chứng cụ thể là ông cháu rể Phán mọc sừng, sau cái chết của cụ cố tổ cái sừng mọc của lão đã tăng giá lên vài chục nghìn đồng. Cụ có Hồng mơ màng đến lúc được mặc đồ xồ gai chống gậy ho lụ khụ, thiên hạ sẽ phải trầm trồ mà khen con zai lớn đã già thế kia cơ à. Đứa cháu đích tôn ông Văn Minh nhà cải cách xã hội sung sương vì cụ cố tổ mất tức là cái di chúc trên giấy tờ kia đã đi vào hiện thực và hắn được chia tài sản từ cái chết của ông nội nên hắn sung sướng lắm. Bà Văn Minh cũng sung sướng vì nhờ cái chết của ông nội mà bà ta mới được mặc đúng mốt của tiệm may Âu hóa, đồ xô gai tân thời. Vì thể nên lũ người kia đã tổ chức một đám ma thật to, đám ma to tát lắm để thể hiện là chúng có hiếu, hiếu thảo lắm. Nhà văn đã miêu tả cử chỉ nét mặt của những người trong đám. Trước hết là cô Tuyết một cô gái hư hỏng nhưng hư hỏng một nửa đúng chất của một cô gái tân thời, cô mặc nửa kín nửa hở và nét buồn lãng mạn nét buồn này chỉ phù hợp với buồn nhớ nhân tình chứ nào có phải buồn vì người đã chết đằng kia đâu. Còn những ông to trong đám khi đi đưa cũng chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của cô Tuyết mà cảm động cứ như cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy. Có vai hề là bầy con cháu bất hiếu và cũng có vai hề là những quan khách bạn của bầy con cháu bất hiếu ấy đó là bạn cô Tuyết, bà Văn Minh, bà phó Đoan, cô Hoàng Hôn, “những trai xinh gái lịch” đến đưa tang là để chim nhau, đề cười tình với nhau, để khen nhau, chê bai nhau. Là bạn của cụ cố Hồng đên đưa đám nhưng đeo đầy huân chương để khoe tài, khoe đức,.. đó là cảnh đưa đám. Và rồi đám cứ đi… có nghĩa là đám cứ đi và cái sự khốn nạn đấy vẫn chưa dừng mà còn tiếp diễn và đến Cảnh hạ huyệt còn cười ra nước mắt thể hiện rõ hơn nữa bi hài kịch. Cậu Tú tân luộm thuộm trong cái áo dài trắng tay cầm chiếc máy ảnh cậu bắt bẻ từng người một phải tạo dáng sao cho cảnh hạ huyệt phải giống một đám ma nhất. Cụ cố Hồng khóc mếu máo và rồi ngất đi còn lão Phán mọc sừng khóc mãi không thôi lão khóc “Hứt…hứt…hứt’’thế nhưng vẫn còn tỉnh táo để nhét vào tay Xuân tóc đỏ tờ năm đồng gấp tư đề giữ chữ tín và tỏ lòng biết ơn đối với Xuân tóc đỏ. Tiếng khóc này thật độc và lạ thường người ta chỉ khóc hu…hu…hu hay hức…hức hay hic…hic chứ không hứt nó như là câu nói hất hất hất hất nhanh cái thây ma kia xuống đi của Phán mọc sừng.
Như vậy ta có thể thấy Vũ Trọng Phụng đã sử dụng một cách linh hoạt biến hóa thủ pháp châm biếm, đẩy cao nghệ thuật trào phúng của mình qua lối sử dụng ngôn từ và miêu tả cảnh. Đó là thủ pháp châm biếm cay độc lúc thì phóng đại, lúc thì biếm họa có cử chỉ đáng cười,có cảnh gây cười tất cả con người trong đám tang ấy đều trở thành những vai hề vì thế mới có hình ảnh “người chết nằm trong quan tài phải gật đầu sung sướng nếu không cũng gật gù cái đầu”. Qua đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia’’ Vũ Trọng Phụng đã tố cáo cái xã hội tân thời Âu hóa lố bịch, bỉ ổi và đáng khinh.