Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 học kì 1

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 học kì 1

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 học kì 1 là tài liệu hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 9 tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 học kì 1

Tài liệu gồm 3 đề kiểm tả 45 phút môn Sinh học 9 kèm theo ma trận đề kiểm tra giúp các em có thêm nhiều tài liệu sử dụng ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết sắp tới. Ngoài ra quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 học kì 1

    Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 – Đề 1

    I. Phần trắc nghiệm

    1. Ai là người đã đặt nền móng cho di truyền học

    A. Men đen

    B. Moocgan

    C. Newton

    D. Anhxtanh

    2. Trong quá trình phân bào NST bắt đầu nhân đôi ở

    A. Kì giữa

    B. Kì sau

    C.Kì cuối

    D.Kì trung gian

    3. Từ một tế bào mẹ sau giảm phân tạo ra mấy tế bào con

    A. 2

    B. 3

    C. 4

    D. 5

    4. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là

    A. Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái

    B. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái Sự

    C. tạo thành hợp tử

    D. Sự kết hợp nhân của 2 giao tử đơn bội

    5. Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh trên diện rộng xấp xỉ là 1:1

    A. Do số giao tử đực bằng số giao tử cái

    B. Do 2 loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương

    C. Do số con trai bằng số con gái

    D. Do xác suất thụ tinh của 2 loại giao tử đực ( mang NST X và NST Y) là tương đương.

    6. ADN được cấu tạo nên bởi các nguyên tố

    A – C, H, O, N, P

    B – C, H, P, S, O

    C – H, N, P, Fe, Cu

    D – C, Fe, Ca, O, H

    7. Theo nguyên tắc bổ sung thì mặt số lượng đơn phân những trường hợp nào sau đây là đúng

    A. A + G = T + X

    B. A + T = G + X

    C. A + T + G = A + X + G

    D. A + X + T = G + X + T

    8. Loại ARN nào sau đây có chức năng truyền đạt thông tin di truyền

    A. mARN

    B.tARN

    C.rARN

    D. Cả A và B

    9. Giảm phân trải qua mấy lần phân bào?

    A. 1 lần

    B. 2 lần

    C. 3 lần

    D. 4 lần

    10. Bản chất của gen là:

    A. Một đoạn phân tử ADN

    B. Một đoạn của phân tử ARN

    C. Một đoạn của phân tử Prôtêin

    D. Là một chuỗi axit amin

    11. Để xác định độ thuần chủng của giống cần thực hiện phép lai nào ?

    A. Lai với cơ thể đồng hợp trội

    B. Lai với cơ thể dị hợp

    C. Lai phân tích

    D. Lai hai cặp tính trạng

    12. Ở cà chua tính trạng quả đỏ (A) là trội so với tính trạng quả vàng (a). Khi lai phân tích thu được toàn quả đỏ. Cơ thể mang kiểu hình trội sẽ có kiểu gen:

    A.aa

    B. Aa

    C. AA

    D. Cả AA và Aa

    II. Phần tự luận

    Câu 1. Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Men đen? Ý nghĩa ?

    Câu 2. Mô tả cấu trúc không gian của ADN?

    Câu 3. Ở chuột tính trạng lông nâu là trội hoàn toàn so với tính trạng lông đen. Khi cho chuột lông nâu thuần chủng lai với chuột lông đen thuần chủng thu được F1.

    Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1?

    Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 – Đề 2

    A.Phần trắc nghiệm:Hãy khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất trong các câu sau.

    Câu 1: Cấu trúc điển hình của NST gồm hai cromatit dính nhau ở tâm động được biểu hiện ở kì nào?

    A. Kỳ đầu

    B. Kỳ giữa

    C. Kỳ sau

    D. Kỳ cuối

    Câu 2: Quá trình tự nhân đôi của ADN được thực hiện theo các bước nào:

    Hai mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc.

    Hai mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau.

    Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS.

    A. 1→2→3

    B. 3→1→2

    C. 2→ 3→1

    D.1→ 3→2

    Câu 3: Đặc điểm của cây đậu hà lan tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu của Menđen vì :

    A. Sinh sản và phát triển nhanh.

    B. Có hoa lưỡng tính.tự thụ phấn khá nghiêm ngặt.

    C. Tốc độ sinh trưởng nhanh

    D. Đơn tính

    Câu 4: Một hợp tử với 2n = 20 thực hiện nguyên phân. Khi chuyển sang kì giữa, hợp tử trên có bao nhiêu nhiễm sắc thể kép ?

    A. 20

    B. 30

    C. 40

    D. 50

    Câu 5: Nguyên tắc bổ sung trong cơ chế di truyền có ý nghĩa gì?

    A. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể.

    B. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào, duy trì đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ.

    C. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể, bảo đảm sự sinh sôi nảy nở của sinh vật.

    D. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể, duy trì đặc tính của loài ổn định qua các thế hệ, bảo đảm sự sinh sôi nảy nở của sinh vật.

    Câu 6: Trên phân tử ADN,vòng xoắn có đường kính là bao nhiêu Ăngxtơrông?

    A. 10 A0.

    B. 20A0.

    C. 35A0.

    D. 50A0.

    Câu 7: Ở kỳ nào trong quá trình phân chia, NST có cấu trúc điển hình gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động ?

    A. kỳ đầu.

    B. Kỳ giữa.

    C. Kỳ sau.

    D. Kỳ cuối.

    Câu 8. Trong lai phân tích, nếu kết quả phép lai phân tính thì tính trạng đó có kiểu gen ?

    A. đồng hợp

    . B. dị hợp.

    C. đồng hợp trội.

    D. đồng hợp lặn.

    Câu 9. Một tế bào sinh dục ở gà mái phát sinh giao tử cho mấy loại trứng ?

    A. 4 trứng.

    B. 3 trứng.

    C. 2 trứng.

    D. 1 trứng.

    Câu 10. Người ta áp dụng di truyền liên kết gen để làm gì ?

    A. chọn được nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

    B. Đoán trước được tính trạng di truyền

    C. Loại bỏ nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.

    D. Tạo giống mới

    Câu 11. ADN được cấu tạo từ những nguyên tố nào ?

    A. H, C, O N.

    B. H, O, C, N, P.

    C. C, H, O, N, S.

    D. C, H, O, P, S.

    Câu 12.Một phân tử ADN có G bằng 4500 nu. Khi phân tử này nhân đôi liên tiếp 2 lần môi trường cung cấp bao nhiêu X ?

    A. 9000 .

    B. 18000

    C. 4500.

    D. 13500.

    B.Phần tự luận: (7.0đ)

    Câu 1: (1,5 điểm) Cho lai hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ và màu xanh được F1 đều hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn với nhau, ở F2 thu được : 30 hoa đỏ : 11 hoa xanh. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P -> F2 ?.

    Câu 2: (1 điểm) Nêu nội dung của quy luật phân li độc lập?

    Câu 3: (2 điểm) So sánh giảm phân 1 với giảm phân 2?

    Câu 4.(2,5 điểm)Một gen có số nuclêôtit loại G Là 510 và bằng 17% tổng số nuclêôtit.

    a, Khi gen này tự nhân đôi 2 lần liên tiếp thì môi trường nội bào đó cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?

    b, Nếu gen này tổng hợp phân tử ARN thông tin thì môi trường đó cung cấp bao nhiêu nuclêôtit?

    Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 9 – Đề 3

    I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

    Câu 1. Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào tròn chu kỳ tế bào:

    A. Kỳ đầu

    B. Kỳ giữa

    C. Kỳ trung gian

    D. Kỳ cuối

    Câu 2. Ở ruồi giấm 2n=8. Số lượng NST ở kỳ sau và kỳ cuối của nguyên phân là:

    A. 4 và 8

    B. 16 và 8

    B. 16 và 4

    D. 32 và 16

    Câu 3. Ở người 2n=46. Số lượng NST ở kì cuối giảm phân I và kì sau giảm phân II lần lượt là:

    A. 23 và 46

    B. 46 và 23

    B. 92 và 46

    D. 92 và 23

    Câu 4. 3 tế bào sinh trứng và 4 tế bào sinh tinh của 1 loài trải qua quá trình giảm phân tạo giao tử, số giao tử tạo ra lần lượt là:

    A. 3 và 4

    B. 12 và 4

    C. 4 và 12

    D. 3 và 16

    Câu 5. Một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n=8) nguyên phân liên tiếp 3 lần. Số tế bào con tạo ra và số nhiễm sắc thể có trong tất cả các tế bào con là:

    A. 8 và 32

    B. 32 và 8

    C. 8 và 64

    D. 32 và 16

    Câu 6. Một mạch của gen có trình tự như sau:

    Mạch 1: – A-T-T-A-X-G-X-G-X-T-X-A

    a. Trình tự Nuclêôtit trên mạch 2 của gen là:

    A. –T-A-X-A-T-G-X-X-G-A-X-T-

    C. –A-T-X-G-G-X-X-A-T-X-A-A-

    B. –A-U-X-G-G-X-X-U-U-A-G-A-

    D.-T-A-A-T-G-X-G-X-G-A-G-T-

    b. Trình tự Ribônuclêôtit trên phân tử mARN do gen tổng hợp với mạch 2 là gốc:

    A. –A-U-U-A-X-G-X-G-X-U-X-A-

    C.-A-U-X-G-G-X-U-A-U-A-A-U-

    B. –A-T-A-X-G-G-X-A-T-X-T-A-

    D.-A-U-X-G-G-U-A-A-X-X-U-A-

    c. Số nuclêôtit loại A và G của gen là:

    A. 6 và 8

    B. 6 và 6

    C. 12 và 8

    D. 6 và 12

    d. Số nuclêôtit của gen là:

    A. 12

    B. 24

    C. 48

    B. 60

    Câu 7. Một gen có tổng số nuclêôtit là 1500. Trong đó A:G= 2:3. Số Nuclêôtit loại A và G của gen là:

    A. 1000 và 500

    B. 600 và 900

    C. 1200 và 300

    D. 750 và 750

    II. TỰ LUẬN (5 điểm)

    Câu 1 (1.5đ). Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?

    Câu 2 (1.5đ). Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra như thế nào?

    Câu  3(2đ). Mối quan hệ giữa gen và tính trạng thể hiện như thế nào theo sơ đồ sau:

    Gen (một đoạn ADN) mARN Prôtêin Tính trạng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *