Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 3

Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 3

Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 8 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Sinh học, Download.vn xin giới thiệu Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 3.

Bạn đang đọc: Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 3

Đây là tài liệu rất hữu ích, gồm 7 đề kiểm tra 15 phút chương III có đáp án chi tiết kèm theo giúp các em làm quen với cách thức ra đề thi, ôn tập lại kiến thức môn học, rèn luyện khả năng tư duy và logic. Đồng thời giúp quý thầy cô giáo có thêm tư liệu tham khảo phục vụ việc ra đề thi. Chúc các em học tập và ôn luyện tốt!

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 1

Đề bài

Câu 1. (4 điểm)

Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào? Môi trường trong có vai trò gì đối với cơ thể sống ? Máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

Câu 2. (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất :

1. Môi trường trong gồm

A. Máu, nước mô và bạch huyết; liên quan chặt chẽ với nhau, giúp tế bào thực hiện trao đổi chất.

B. Nước mô và bạch huyết bao quanh tế bào

C. Máu và bạch huyết bao quanh tế bào, giúp tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất.

D. ả A, B và C.

2. Chức năng của huyết tương là gì ?

A. Tiêu huỷ các chất thải, thừa do tế bào đưa ra.

B. Tham gia vận chuyển các chất thải từ tế bào đến cơ quan bài tiết.

C. Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng, hoóc-môn, kháng thể và các chất khoáng.

D. Cả B và C.

3. Câu nào sau đây là sai ?

A. Nhờ có môi trường trong mà các tế bào của cơ thổ có thể thực hiện được mối liên hệ với môi trường ngoài.

B. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển từ cơ quan tiêu hoá, oxi từ phổi tới các mao mạch và được khuếch tán vào nước mô, rồi thấm qua màng tế bào vào tế bào.

C. Các sản phẩm phân huỷ trong hoạt động sống của tế bào được thấm vào nước mô để lọc và đưa ra ngoài.

D. Máu, nước mô và bạch huyết thực hiện mối liên hệ thể dịch trong phạm vi cơ thể và bảo vệ cơ thể

Câu 3. (3 điểm) Hãy tìm các từ, cụm từ điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,… để hoàn chỉnh các câu sau :

Máu gồm….(l)… (55%) và các tế bào máu (45%). Các tế bào máu gồm …(2)…, bạch cầu và tiểu cầu.

Huyết tương duy trì máu ở ..(3)…. để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các …(4)…, các chất cần thiết khác và các chất thải.

Đáp án

Câu 1. (4 điểm)

Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

Máu gồm huyết tương 55% và các tế bào máu 45%. Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Câu 2. (3 điểm)

1 2 3
A D C

Câu 3. (3 điểm)

1 2 3 4
huyết tương hồng cầu trạng thái lỏng chất dinh dưỡng

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 2

Đề bài

Câu 1. (5 điểm) Bạch cầu có hình dạng, cấu tạo và chức năng như thế nào?

Câu 2. (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đãng nhất:

1. Kháng nguyên là?

A. Một loại Protein do tế bào hồng cầu tiết ra.

B. Một loại Protein do tế bào bạch cầu tiết ra.

C. Một loại Protein do tế bào tiểu cầu tiết ra.

D. Những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể.

2. Đặc điểm nào dưới đây là của bạch cầu?

A. Trong suốt không màu, có khả năng biến hình

B. Màu hồng hình đĩa lõm 2 mặt, không nhân

C. Chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ

D. Là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống

3. Thế nào là hiện tượng thực bào ?

A. Các bạch cầu bao vây, vô hiệu hoá vi khuẩn

B. Các bạch cầu tiết enzim phân giải vi khuẩn

C. Các bạch cầu hình thành chân giả bắt nuốt và tiêu hoá vi khuẩn

D. Cả A và C

4. Bạch cầu trung tính tăng lên khi?

A. nhiễm độc kim loại.

B. nhiễm khuẩn,

E. nhiễm virus

C. nhiễm độc axit

D. cả B và C

5. Chọn câu sai trong các câu sau :

A. Tế bào lympho T phá huỷ các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách tiết ra các Protein đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó.

B. Các bạch cầu tạo ra hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể bằng cách thực bào (do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện).

C. Các bạch cầu phá huỷ tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh (do tế bào lympho T thực hiện) để bảo vệ cơ thể.

D. Tế bào lympho T nuốt và tiêu hoá các tế bào bị nhiễm bệnh để bảo vệ cơ thể.

Đáp án

Câu 1. (5 điểm)

– Bạch cầu không có hình dạng nhất định, lớn hơn hồng cầu và có nhân.

– Gồm các loại : bạch cầu trung tính (tiểu thực bào) ; bạch cầu ưa axit ; bạch cầu ưa kiềm ; bạch cầu đơn nhân (đại thực bào); lympho bào.

– Chức năng chung của bạch cầu là tham gia bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn và các Protein lạ đột nhập vào tế bào.

Câu 2.(5 điểm)

1 2 3 4 5
D A C E D

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 3

Đề bài

Câu 1. (5 điểm) ở người bình thường, hiện tượng đông máu diễn ra theo cơ chế nào khi bị một vết đứt tay hay vết thương nhỏ làm máu chảy ra ngoài da ?

Câu 2. (3,5 điểm)

Hãy đánh dấu + vào ô trống ở bảng để chỉ hồng cầu không bị kết dính khi cho và nhận máu.

Huyết tương của các nhóm máu (người nhận) Hồng cầu của các nhóm máu người cho
O A B AB
O
(α ,β)
A
(β)
B
(α)
AB
(0)

Câu 3. (1,5 điểm) Chọn cụm từ phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau :

Đông máu là một cơ chế bảo vệ cơ thể ….(1)……. Sự đông máu có vai trò quan trọng của ….(2)….. Khi truyền máu cần ….(3)…….để tránh tai biến.

a. tiểu cầu

b. bạch cầu

c. chống mất máu

d. xét nghiệm máu

Đáp án

Câu 1. (5 điểm)

Trong huyết tương có một loại Protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+).

Câu 2. (3,5 điểm)

Huyết tương của các nhóm máu (người nhận)

Hồng cầu của các nhóm máu người cho

O

A

B

AB

O
(α ,β)
+
A
(β)
+ +
B
(α)
+ +
AB
(0)
+ + + +

Câu 3. (1,5 điểm)

1 2 3
C A D

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 4

Đề bài

Câu 1. (5 điểm) Hệ tuần hoàn máu ở người gồm những thành phần nào? Mỗi thành phần đó có chức năng gì?

Câu 2. (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Hướng luân chuyển bạch huyết trong mỗi phân hệ như thế nào?

A. Tĩnh mạch → mao mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → ống bạch huyết

B. Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch

C. Mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → ống bạch huyết → mạch bạch huyết → mao mạch bạch huyết → tĩnh mạch

D. Cả B và C

2. Mạch máu trong mỗi vòng tuần hoàn gồm những loại mạch nào?

A. Động mạch

B. Tĩnh mạch

C. Mao mạch

D. Cả A, B và C

3. Đặc điểm cấu tạo của mao mạch là gì ?

A. Thành mao mạch được cấu tạo nhiều lớp tế bào

B. Đường kính mao mạch rất

C. Số lượng mao mạch rất lớn

D. Cả B và C

Câu 3. (2 điểm) Hãy tìm các từ, cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3,.. để hoàn chỉnh các câu sau:

Hệ tuần hoàn máu gồm tim và hệ mạch tạo thành …(l)…. nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn nhỏ …(2)… giúp máu trao đổi O2 và CO2 . Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện …(3)…

Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện …(4)… môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Đáp án

Câu 1. (5 điếm)

Hệ tuần hoàn máu người gồm tim và hệ mạch, trong hệ mạch có mao mạch, tĩnh mạch, động mạch với vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

Động mạch làm nhiệm vụ dẫn máu từ tim đến các cơ quan.

Tĩnh mạch làm nhiệm vụ dẫn máu từ các cơ quan về tim.

Mao mạch là những mạch máu nhỏ kết thành mạng lưới nối liền giữa động mạch và tĩnh mạch nhỏ, ở đây diễn ra sự trao đổi chất giữa máu với các tế bào.

Câu 2.(3 điểm)

1 2 3
B D D

Câu 3. (2 điếm)

1. vòng tuần hoàn ; 2. dẫn máu qua phổi ;

3. sự trao đổi chất ; 4. chu trình luân chuyển.

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 5

Đề bài

Câu 1. (5 điểm) Vì sao 2 nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng?

Câu 2. (5 điểm) Hãy sắp xếp các chức năng (cột 1) tương ứng với từng bộ phận của hệ tuần hoàn (cột 2) và ghi kết quả vào cột 3.

Cột 1 Cột 2 Cột 3
1. Tâm nhĩ trái A. Bơm máu giàu chất dinh dưỡng và oxi từ tim đi nuôi cơ thể 1…………………………..
2. Tâm thất trái B. Nhận máu giàu oxi từ phổi về tim 2……………………
3. Tâm nhĩ phải C. Đưa máu từ tâm thất phải lên phổi 3……………………
4. Tâm thất phải D. Đưa máu từ phổi về tâm nhĩ trái 4………………….
5. Động mạch phổi E. Bơm máu giàu CO2 từ tim lên phổi 5…………………
6. Tĩnh mạch phổi G. Nhận máu giàu CO2 từ các tế bào về tim 6……… ……….
7. Động mạch chủ H. Đưa máu từ tâm thất trái giàu O2 đi nuôi cơ thể 7………………….
8. Tĩnh mạch chủ I. Đưa máu giàu CO2 từ các tế bào về tim 8………………….

Đáp án

Câu 1. (5 điểm)

Cấu tạo 2 nửa quả tim ở người không đối xứng là do :

– Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến 2 lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao lắm, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng.

– Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đoạn đường này rất dài, cần một áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái do đó thành tâm thất trái rất dày để tăng sức co bóp đẩy máu đi đoạn đường dài.

Câu 2. (5 điểm)

1 2 3 4 5 6 7 8
B A G E C D H I

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 6

Đề bài

Câu 1. (5 đim) Huyết áp là gì? Hãy cho biết một vài trị số của huyết áp. Làm thế nào để bảo vệ hệ tim mạch tránh được các tác nhân gây hại?

Câu 2. (5 điểm) Tìm các nội dung phù hợp điền vào ô trống để hoàn thiện bảng

sau:

Các chỉ số Trạng thái Người bình thường Vận động viên
Nhịp tim(số lần/phút) 75 40-60
150 180-240
Lượng máu được bơm 60 75-115
của một ngăn tim (ml/lần) 90 180-210

Đáp án

Câu 1. (5 điểm)

– Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương với mmHg/cm2.

– Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn và có hại cho tim mạch.

– Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hầu và điều trị các chứng bệnh cúm, thấp khớp hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.

Câu 2. (5 điểm)

Các chỉ số Trạng thái Người bình thường Vận động viên
Nhịp tim (số lần/phút) Lúc nghỉ ngơi 75 40-60
Lúc hoạt động gắng sức 150 180-240
Số máu được bơm của một ngăn tim (ml/lần) Lúc nghỉ ngơi 60 75-115
Lúc hoạt động gắng sức 90 180-210

Đề kiểm tra 15 phút Chương III Sinh học lớp 8 – Đề 7

Đề bài

Câu 1. (7 điểm) Làm thế nào để sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch ? Nêu các bước hô hấp nhân tạo.

Câu 2. (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Các biện pháp phòng chống các tác nhân gây hại tim, mạch là ?

A. Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.

B. Không sử dụng các chất kích thích có hại.

C. Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim, mạch như mỡ động vật.

D. Cả A, B và C.

2. Khi băng vết thương do chảy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch cần phải làm gì ?

Bịt chặt miệng vết thương trong vài phút

B. Sát trùng vết thương (bằng cồn), dán bằng băng dán (nếu vết thương nhỏ)

C. Cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc, đặt vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại

D. Cả A, B và C

3. Khi băng vết thương do chảy máu động mạch ở cổ tay cần phải làm gì ?

A. Tìm vị trí và bóp mạnh động mạch cánh tay để làm ngừng chảy máu vết thương vài ba phút

B. Buộc ở vị trí cao hơn vết thương (về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu

C. Sát trùng vết thương, đặt gạc bông lên miệng vết thương, băng lại rồi đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu

D. Cả A, B và C

Đáp án

Câu 1. (7 điểm)

Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy (khoảng vài phút), sau đó sát trùng vết thương bằng cồn rồi băng kín vết thương. Nếu sau khi băng thấy vết thương vẫn chảy máu cần đưa đến bệnh viện

Học sinh tự nêu các bước hô hấp nhân tạo.

Câu 2. (3 điểm)

1 2 3
D D D

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *