Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh (Có đáp án)

Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh (Có đáp án)

TOP 5 Đề thi HSG Sinh học 9 cấp tỉnh giúp các em học sinh tham khảo, ôn tập, luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh (Có đáp án)

Bộ đề thi học sinh giỏi Sinh học lớp 9 được tổng hợp qua các kì thi cấp tỉnh, thành phố. Đây là tài liệu tham khảo để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi. Thông qua 5 đề thi học sinh giỏi môn Sinh 9 này các em sẽ nắm được cách ra đề, cũng như luyện giải đề để biết cách phân bổ thời gian hợp lý. Vậy sau đây là trọn bộ đề thi HSG Sinh 9 mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề thi HSG Sinh học 9 cấp tỉnh có đáp án

    Đề thi HSG Sinh 9

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TỈNH ………….

    (Đề thi gồm có 03 trang)

    KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THCS

    NĂM HỌC 20-20…

    Môn thi: SINH HỌC

    Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

    Ngày thi: 19/4/20…

    Câu 1: (3,5 điểm)

    a. Hãy cho biết prôtêin được phân giải và hấp thụ như thế nào trong hệ tiêu hóa của người?

    b. Huyết áp là gì ? Hãy cho biết huyết áp sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp nêu ra dưới đây và giải thích rõ lí do: Khi ngủ, khi chạy, khi sợ hãi.

    c. Tại sao những người sống ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người sống ở đồng bằng ?

    Câu 2: (4,5 điểm)

    a. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.

    b. Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ADN và ARN

    c. Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài sinh sản hữu tính biến dị lại phong phú hơn so với các loài sinh sản vô tính ?

    Câu 3: (3 điểm)

    a. Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE ∙ FGH

    Cho biết A,B,C,D,E,F,G,H: kí hiệu các gen trên NST, (∙) Tâm động

    Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự ABCDE ∙ FG

    – Xác định dạng đột biến

    – Nếu dạng đột biến xảy ra ở cặp NST số 21 ở người thì gây hậu quả gì?

    b. Phân biệt thường biến với đột biến

    Câu 4: (2,5 điểm)

    Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng; Hai cặpgen này nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

    a. Xác định tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của phép lai AaBB x aaBb

    b. Bố mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 37,5% cây cao,hoa đỏ: 37,5% cây cao, hoa trắng : 12,5 % cây thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thấp ,hoa trắng.

    Câu 5 (3,5 điểm)

    a. Ở một tế bào của một loài đang giảm phân, các NST đang xếp thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, tổng số NST trong tế bào là 22 NST. Tế bào đang ở kì nào của giảm phân và bộ NST lưỡng bôi của loài là bao nhiêu?

    b. Một tế bào xôma của loại trên đang tiến hành nguyên phân. Tính số NST kép, số NST đơn, số tâm động, số crômatit có trong tế bào ở kì đầu và kì sau của quá trình nguyên phân này. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.

    c. Có năm tế bào mầm đực của loài trên nguyên phân liên tiếp 3 lần để trở thành tinh bào bậc I và giảm phân. Các tinh trùng tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 6,25%

    – Tính số hợp tử được tạo ra và số NST có trong các hợp tử

    – Nếu hiệu xuất thụ tinh của trứng là 50% thì phải cần có bao nhiêu noãn bào bậc I cần cho sự tạo ra số hợp tử nói trên.

    Câu 6: (3 điểm)

    Gen A có hiệu số % giữa nuclêôtit guanin với loại nuclêôtit khác bằng 20% và có 4050 liên kết hiđrô

    a. Tính chiều dài của gen

    b. Khi gen nhân đôi 4 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trinh này.

    c. Tính số lượng từng loại của nuclêôtit của gen có trong tế bào khi tế bào đó đang ở kì giữa của nguyên phân?

    Đáp án đề thi học sinh giỏi Sinh 9

    Câu

    Sơ lược lời giải

    Điểm

    1

    (3,5 điểm)

    a. Phân giải prôtêin

    – Tiêu hóa ở miệng là cơ học (nghiền nhỏ), dịch dạ dày có axit HCl về enzim pepsin giúp phân giải 1 phần protein (cắt thành đoạn ngắn)

    – Dịch tụy, dịch ruột có enzim tripsin phân giải protein thành các axit amin và ruột non chỉ hấp thụ được các axit amin

    b. Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch

    – Khi ngủ mọi hoạt động của cơ thể ở mức thấp nhất, tim đập chậm lại do vậy huyết áp sẽ thấp hơn so với khi thấp

    – Khi chạy tim phải đập nhanh để cung cấp máu đến cơ bắp nên huyết áp sẽ tăng

    – Khi sợ hãi andrenalin tiết ra nhiều làm co mạch máu, tim đạp nhanh dẫn đến tăng huyết áp

    c. * Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì:

    + Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm.

    + Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người .

    0,5

    0,5

    0,25

    0,25

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    2 (4,5đ)

    a. Quá trình tự nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc giữ lại một nửa. Đặc biệt sự hình thành mạch mới ở hai ADN con dựa trên mạch khuôn của mẹ nên phân tử ADN được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ.

    b. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN.

    ARN

    AND

    – ARN là chuỗi xoắn đơn, có liên kết hiđrô và NTBS

    – ADN là chuỗi xoắn kép hai mạch song song, không có liên kết hiđrô và không có NTBS

    – ARN có bốn loại nuclêôtit là A, U, G, X

    – ADN có bốn loại nuclêôtit là A, T, G, X

    – Thuộc đại phân tử nhưng kích thước và khối lượng nhỏ hơn ADN.

    – Thuộc đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cacbon.

    c.Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của P trong quá trình sinh sản là xuất hiện các kiểu hình khác P

    – Ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị tổ hợp phong phú vì

    + Do có sự PLĐT và THTD của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra nhiều loại giao tử

    + Các giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau làm xuất hiện biến dị tổ hợp

    -Ở sinh sản vô tính không có sự giảm phân hình thành giao tử, không có sự thụ tinh. Cơ thể con được hình thành từ một phần hay 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu

    1,0

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    3

    (3,0đ)

    a. Dạng đột biến ; do đột biến mất đoạn mang gen H → Kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn

    – Hậu quả; Ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu NST thứ 21 gây bệnh ung thư máu

    b. Phân biệt thường biến và đột biến

    Thường biến

    Đột biến

    – Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi trong vật chất di truyền

    – Diễn ra đồng loạt, có định hướng

    – Không di truyền được

    – Có lợi , đảm bảo cho sự thích nghi của cơ thể

    – Biến đổi trong vật chất di truyền (AND, NST)

    – Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể , gián đoạn vô hướng

    – Đi truyền được

    – Đa số có hại, một số có lợi hoặc trung tính, là nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    4

    (2,5đ)

    a. TLKG: (1:1).(1:1) = 1:1;1:1, TLKH: (1:1).1 = 1

    b. Kiểu hình và kiểu gen của P

    c. – Ở F1 phân tính theo tỉ lệ: 37,5% cây cao,hoa đỏ: 37,5% cây cao, hoa trắng: 12,5 % cây thấp, hoa đỏ: 12,5% cây thấp, hoa trắng = (3 cây cao: 1 cây thấp).(1 hoa đỏ : 1 hoa trắng) → kiểu gen của P: AaBb x Aabb

    Sơ đồ lai (HS viết đúng cho điểm)

    0,25

    0,25

    0,75

    0,5

    0,75

    5

    (3,5đ)

    a. Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II (n NST kép = 22)

    Bộ NST lưỡng bội 2n= 44 (thỏ)

    b.

    Kì đầu

    Kì sau

    NST kép

    44

    0

    NST đơn

    0

    88

    Tâm động

    44

    88

    Crômatit

    88

    0

    c.

    – Số tinh bào bậc I được tạo ra sau 2 lần nguyên phân là:5.23 = 40 tế bào

    Số tinh trùng được thụ tinh tạo thành hợp tử với hiệu xuất là 6,25% là: 40.4.6,25% = 10 tinh trùng

    (1 tinh trùng thụ tinh với 1 trứng → 1 hợp tử)

    Số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh = số hợp tử

    Số hợp tử tạo ra = 10 hợp tử

    Số NST có trong các hợp tử = 10.44= 440 NST

    Số trứng tham gia thụ tinh là; 10: 50% = 20 trứng

    (1 noãn bào bậc 1 giảm phân cho 1 trứng)

    Số noãn bào cần cho qua trình tạo hợp tử = 20 TB

    0,5

    0,5

    1,0

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    6

    (3,0đ)

    Gọi N là số nucleotit của gen

    Theo bài: % G – % A = 20% (1)

    Theo NTBS %G + %A = 50% (2)

    Từ (1) và (2) → % A= %T = 15% = 0,15.N

    %G= %X= 35% = 0,35.N

    Ta lại có số liên kết hiđro: H= 4050 = 2A = 3G

    Thế A và G vào H → N= 3000 nu

    Chiều dài của gen là: L = (3000:2).3,4 = 5100Ao

    b. Số nu từng loại của gen môi trường cung cấp 4 lần nhân dôi là

    Amt = Tmt = (24 – 1) .(15%.3000) = 6750 (Nu)

    Gmt = Xmt = (24 – 1).(35%.3000) = 15750 (Nu)

    Số liên kết hiđrô bị phá vỡ: Hpv = (24 – 1) .4050 = 60750 liên kết

    c. Số nu từng loại khi tế bào chứa gen đang ở kì giữa của nguyên phân

    A = T) (15%.3000).2 = 900(nu)

    G=X= (35%.3000).2= 2100(nu)

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    0,5

    ……………

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi HSG Sinh 9

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *