Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 6 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Với 6 Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Toán, Khoa học tự nhiên, Tin học, Tiếng Anh 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 Cánh diều

    Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 1

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Giáo dục công dân

    Phần I – Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)

    Câu 1: Mỗi gia đình, dòng họ Việt nam đều có truyền thống …

    A. về văn hóa, đạo đức, lao động, nghề nghiệp, học tập… .
    B. hiếu thảo.
    C. có giá trị tinh thần.
    D. nhân nghĩa.

    Câu 2: Câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy” nói về truyền thống nào?

    A. Truyền thống yêu nước
    B. Truyền thống đoàn kết.
    C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
    D. Truyền thống văn hóa.

    Câu 3: Truyền thống gia đình, dòng họ là

    A. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra.
    B. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, được lưu truyền.
    C. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, được phát huy.
    D. những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

    Câu 4: Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” nói về truyền thống nào?

    A. Truyền thống yêu nước
    B. Truyền thống đoàn kết.
    C. Truyền thống hiếu học.
    D. Truyền thống hiếu thảo.

    Câu 5: Lòng yêu thương con người là

    A. xuất phát từ tấm lòng, chân thành, vô tư, trong sáng.
    B. xuất phát từ mục đích
    C. hạ thấp giá trị con người
    D. làm những điều có hại cho người khác

    Câu 6: Yêu thương con người chúng ta sẽ nhận được điều gì?

    A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
    B. Mọi người kính nể và yêu quý.
    C. Mọi người coi thường.
    D. Mọi người xa lánh.

    Câu 7: Biểu hiện của yêu thương con người là?

    A. Sống vô cảm
    B. Không giúp gia đình người già, neo đơn
    C. Không quan tâm gia đình nghèo trong thôn.
    D. Tặng chăn ấm cho gia đình nghèo trong thôn.

    Câu 8: Hành động không yêu thương con người?

    A. Quan tâm, chia sẻ
    B. Cảm thông, hỗ trợ.
    C. Thờ ơ trước những khó khăn của người khác.
    D. Tha thứ,biết hy sinh vì người khác.

    Câu 9: Đức tính tự giác, cần cù, chịu khó thường xuyên của con người là phẩm chất gì?

    A. Siêng năng, chăm chỉ.
    B. Lười biếng.
    C. Tiết kiệm.
    D. Trung thực.

    Câu 10: Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là?

    A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
    B. Không học bài cũ.
    C. Bỏ học chơi game.
    D. Đua xe trái phép.

    Câu 11: Kiên trì là

    A. miệt mài làm việc.
    B. thường xuyên làm việc.
    C. quyết tâm làm đến cùng.
    D. tự giác làm việc.

    Câu 12: Câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”nói về đức tính gì?

    A. Đức tính khiêm nhường.
    B. Đức tính tiết kiệm.
    C. Đức tính trung thực.
    D. Đức tính siêng năng.

    Phần I – Tự luận (7 điểm)

    Câu 1 (1.5 điểm).

    Truyền thống gia đình, dòng họ, có ý nghĩa gì đối với mỗi người chúng ta.

    Câu 2 (2,5 điểm).

    Thông tin: Về dịch Covid-19 hôm nay 13-8, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận 1.815 ca mắc, giảm so với 1 ngày trước đó nhưng vẫn ở mức cao trong thời gian qua.

    a. Từ thông tin trên em hãy kể 3 việc làm thể hiện tình yêu thương giữa con người với con người.

    b. Em hãy viết (5 dòng) có thông điệp về “Yêu thương con người”.

    Câu 3 (3 điểm).Có người cho rằng, siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công.

    a. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?

    b. Hãy kể 3 việc làm siêng năng trong học tập của em.

    Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD

    TT

    Mạch nội dung

    Nội dung

    Mức độ đánh giá

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Câu TN

    Câu TL

    Tổng điểm

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Giáo dục đạo đức

    1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. (2 tiết)

    4 câu

    (1đ)

    1 câu

    (1.5đ)

    4 câu

    1 câu

    2.5

    2. Yêu thương con người. (3 tiết)

    4 câu

    (1đ)

    1/2 câu

    (1.5đ)

    1/2 câu

    (1đ)

    4 câu

    1 câu

    3.5

    3. Siêng năng kiên trì. (3 tiết)

    4 câu

    (1đ)

    1/2 câu

    (1.5đ)

    1/2 câu

    (1.5đ)

    4 câu

    1 câu

    4

    Tổng câu

    12

    1.5

    1

    1/2

    12

    3

    10

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    100

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    100

    Bản đặc tả đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD

    TT

    Mạch nội dung

    Nội dung

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ đánh giá

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Giáo dục đạo đức

    1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.

    Nhận biết :

    Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

    4 TN

    Thông hiểu:

    Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ một cách đơn giản.

    1TL

    2. Yêu thương con người.

    Nhận biết:

    Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

    – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người

    4 TN

    Vận dụng:

    – Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người

    – Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân.

    1/2TL

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người

    1/2TL

    3. Siêng năng kiên trì.

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì

    – Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì

    – Nêu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

    4 TN

    Thông hiểu:

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động.

    1/2TL

    Vận dụng:

    – Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

    – Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

    – Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân.

    1/2TL

    Tổng

    12TN

    1.5TL

    1TL

    1/2TL

    Tỉ lệ %

    30

    30

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 2

    Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD

    TT

    Mạch nội dung

    Chủ đề

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Tỉ lệ

    Tổng điểm

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1

    GD đạo đức

    Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.

    4 câu

    1 câu

    5 câu

    2,5

    Yêu thương con người.

    4 câu

    1 câu

    5 câu

    2,5

    Siêng năng kiên trì

    4 câu

    1/2

    câu

    1/2

    câu

    5 câu

    5,0

    Tổng

    12

    2

    1/2

    1/2

    12

    3

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    20%

    20%

    30%

    70%

    10 đ

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    100%

    Bản đặc tả đề thi giữa kì 1 môn GDCD 6

    TT Mạch nội dung Nội dung Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

    1

    Giá trị đạo đức

    1. Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

    Nhận biết:

    – Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

    Thông hiểu:

    – Giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình dòng họ một cách đơn giản

    Vận dụng:

    – Xác định được một số việc làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân.

    Vận dụng cao:

    – Thực hiện được một số việc làm phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

    4TN

    1TL

    2. Yêu thương con người

    Nhận biết:

    – Nêu được khái niệm tình yêu thương con người

    – Nêu được biểu hiện của tình yêu thương con người .

    Thông hiểu:

    – Nhận xét , đánh giá được thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương con người

    Vận dụng:

    – Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người

    – Xác định được một số việc làm thể hiện tình yêu thương con người phù hợp với bản thân.

    Vận dụng cao:

    Thực hiện được một số việc làm phù hợp để thể hiện tình yêu thương con người

    4TN

    1TN

    3. Siêng năng kiên trì

    Nhận biết

    – Nêu được khái niệm siêng năng kiên trì

    – Nêu được biểu hiện siêng năng kiên trì

    – Nêu được ý nghĩa của siêng năng kiên trì

    Thông hiểu:

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của bản thân trong học tập, lao động.

    – Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng kiên trì của người khác trong học tập, lao động.

    Vận dụng:

    – Thể hiện sự quý trọng những người siêng năng kiên trì trong học tập, lao động

    – Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng hay nản lòng để khắc phục hạn chế này

    – Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng kiên trì trong lao động, học tập và trong cuộc sống hàng ngày phù hợp với bản thân.

    Vận dụng cao

    – Thực hiện được siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hàng ngày

    4TN

    1/2TL

    1/2TL

    Tổng

    12TN

    2TL

    1/2TL

    1/2TL

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    40%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    I. Trắc nghiệm khách quan (3,0đ)

    Em hãy chọn đáp án đúng với mỗi câu trả lời dưới đây:

    Câu 1: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là:

    A. Là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
    B. Là của cải vật chất được truyền từ đời này sang đời khác.
    C. Là những câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác.
    D. Là những bài học được truyền từ đời này sang đời khác.

    Câu 2: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

    A. Gia đình đoàn kết.
    B. Gia đình hạnh phúc.
    C. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp.
    D. Gia đình văn hóa.

    Câu 3: Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

    A. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.
    B. Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và có động lực vươn lên để thành công;
    C. Có ý nghĩa tích cực đối với gia đình và xã hội góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.
    D. Giúp chúng ta có động lực vượt qua khó khăn, thử thách có ý nghĩa tích cực đối với gia đình và xã hội

    Câu 4: Hành vi nào sau đây không thể hiện việc tự hào và giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ?

    A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình.
    B. Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ.
    C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ
    D. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ.

    Câu 5: Biểu hiện yêu thương con người?

    A. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác.
    B. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau.
    C. Giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình
    D. Có nghị lực vượt qua khó khăn

    Câu 6: Ý nghĩa của tình yêu thương con người?

    A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
    B. Mọi người chê bai
    C. Mọi người coi thường.
    D. Mọi người xa lánh.

    Câu 7: Yêu thương con người là:

    A. quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. Nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
    B. quan tâm, giúp đỡ họ có được nhiều tiền bạc..
    C. giúp đỡ mọi người thường xuyên.
    D. giúp đỡ những người thân thiết.

    Câu 8: biểu hiện nào sau đây không thể hiện tình yêu thương con người:

    A. Chăm sóc ông bà cha mẹ khi ốm đau.
    B. Giúp đỡ bạn nghèo trong lớp, trong trường.
    C. Quyên góp ủng hộ đồng bào Miền Trung bị lũ lụt.
    D. Thờ ơ, không quan tâm tới những người bạn nghèo đang gặp khó khăn.

    Câu 9: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là:

    A. Học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
    B. Không học bài cũ.
    C. Bỏ học chơi game.
    D. Không giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà

    Câu 10: Kiên trì là:

    A. Bơ dở công việc
    B. Thường xuyên làm việc.
    C. Quyết tâm làm đến cùng.
    D. Tự giác làm việc.

    Câu 11: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì?

    A. Giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống, được mọi người tin tưởng và yêu quý.
    B. Giúp con người có nghị lực vượt qua những khó khăn
    C. Được mọi người kính trọng
    D. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

    Câu 12: Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

    A. Chăm chỉ và tự giác học tập.
    B. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
    C. Học thuộc lòng trong quyển sách học tốt.
    D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới.

    II. Tự luận: (7,0 điểm)

    Câu 1: (1.5 điểm): Thầy tặng Nam tập vở mong bạn khắc phục hoàn cảnh khó khăn để tiếp tục đến lớp học tập. Theo em đây có phải là việc làm thể hiện tình yêu thương con người không? Vì sao?

    Câu 2 (1.5 đ): Gia đình Lan có truyền thống làm nghề mây tre đan. Ngoài giờ học Lan rất chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ những công việc trong gia đình, chăm sóc ông bà khi ốm đau để bố mẹ chuyên tâm làm việc….

    Theo em những việc làm của Lan có giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ không? Em hãy cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ.

    Câu 3: (4,0 điểm): An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh.”

    a. Nhận xét việc làm của bạn An? Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

    b. Em hãy xác định những việc em có thể làm để rèn luyện tính siêng năng kiên trì.

    Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục công dân 6

    Phần I. Trắc nghiệm khách quan( 3.0 đ) Đúng mỗi câu được 0,25đ

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    A

    C

    A

    D

    B

    A

    A

    D

    A

    C

    A

    A

    Phần II: Tự luận 7.0 đ

    Câu

    Nội dung cần đạt

    Điểm

    Câu 1

    1.5 đ

    – Đây là việc làm thể hiện tình yêu thương con người

    – Vì: thầy giáo đã quan tâm, giúp đỡ và tặng vở cho Nam giúp bạn khắc phục hoàn cảnh khó khăn

    0,5 đ

    1,0đ

    Câu 2

    1.5 đ

    – Việc làm của Lan đã góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ.

    – Ý nghĩa: giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú thêm truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam

    0,5 đ

    1.0 đ

    Câu 3

    4.0 đ

    – An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm bài tập khi gặp bài khó.

    – Em sẽ khuyên An: Là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn cứ phụ thuộc vào sách giải thì sẽ không hiểu được kiến thức, sẽ bị lệ thuộc và như vậy kết quả học tập sẽ không cao

    2.0

    – HS xác định những việc cần làm để rèn luyện tính siêng năng, kiên trì

    2.0

    Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Cánh diều – Đề 3

    Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD sách Cánh diều

    Cấp độ
    Chủ đề
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng

    Bài 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

    – Nhận biết được thế nào là giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ.

    – Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

    – Giả thích được ý nghĩa của giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ.

    Hiểu được vì sao chúng ta cần phải giữ gìn truyền thống của gia đình, dòng họ.

    Biết liên hệ bản thân bằng những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

    Phân tích tình huống rồi rút ra nhận xét những việc làm phát huy hoặc không phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    3

    0.75

    7.5%

    4

    1.00

    10.0%

    2

    0.5

    5.0 %

    1

    0.25

    2.5 %

    10

    2.5

    25%

    Bài 2. Yêu thương con người

    -Nêu được khái niệm và biểu hiện của lòng yêu thương con người.

    – Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.

    Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

    – Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người của người khác.

    – Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    4

    1.00

    10.0%

    6

    1.5

    15.0%

    3

    0.75

    7.5%

    2

    0.5

    5.0 %

    15

    3.75

    37.5%

    Bài 3. Siêng năng, kiên trì

    -Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

    – Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

    – Hiểu được giá trị của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.

    – Thực hiện được những việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.

    Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.

    – Qúy trọng người siêng năng, kiên trì; góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    4

    1.00

    10.0%

    6

    1.5

    15.0%

    3

    0.75

    7.5%

    2

    0.5

    5.0 %

    15

    3.75

    37.5%

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    11

    2.75

    27.5%

    16

    4.00

    40.0%

    8

    2.00

    20.0%

    5

    1.25

    12.5%

    40 câu

    10 điểm

    100%

    Năng lực

    Năng lực sử dụng ngôn ngữ, gii quyết vấn đề, tự học, sáng tạo.

    Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD sách Cánh diều

    Trắc nghiệm (10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới:

    Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là

    A. truyền thống đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
    B. truyền thống làm bánh chưng, bánh dày.
    C. truyền thống yêu nước.
    D. truyền thống làm bánh trôi.

    Câu 2. Những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là

    A. truyền thống
    B. hiếu thảo.
    C. giá trị tinh thần.
    D. nhân nghĩa, thủy chung.

    Câu 3. Phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu, làm cản trở tiến trình phát triển được gọi là

    A. truyền thống
    B. phong tục.
    C. điều tốt đẹp.
    D. hủ tục.

    Câu 4. Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nói về truyền thống nào?

    A. Truyền thống yêu nước.
    B. Truyền thống tôn sư trọng đạo.
    C. Truyền thống hiếu học.
    D. Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.

    Câu 5. Gia đình An luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc Nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?

    A. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
    B. Yêu thương con cháu.
    C.Giúp đỡ con cháu.
    D. Quan tâm con cháu.

    Câu 6. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng được gọi là?

    A. Gia đình hạnh phúc.
    B. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
    C. Gia đình văn hóa.
    D. Gia đình đoàn kết.

    Câu 7. Bản thân em đã làm những việc gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

    A. Quảng bá về ngành nghề truyền thống của quê hương, vừa giữ gìn nét đẹp quê hương.
    B. Bán lại bí quyết làm món ăn ngon cho người nhiều tiền.
    C. Làm giàu bằng mọi cách.
    D. Xấu hổ vì sự nghèo nàn của quê hương.

    Câu 8. Quê H. là một vùng quê nghèo khó. Bao đời này, trong dòng họ của H. chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. H. không muốn giới thiệu quê hương và dòng họ mình với bạn bè. H. cảm thấy xấu hổ về đất quê nghèo và dòng họ của mình. Em có đồng tình với cách nghĩ của H. không? Vì sao?

    A. Có, vì quê hương H.cũng như dòng họ của H. chẳng có gì đáng nói.
    B. Phân vân. Có thể H. suy nghĩ vừa đúng vừa sai.
    C. Không, vì quê hương nào và dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp.
    D. Có, vì vùng quê của H. là một vùng quê nghèo khó, dòng họ của H. chẳng có ai đỗ đạt cao.

    Câu 9. Gia đình Tuấn có truyền thống yêu nước, ông của bạn là lão thành cách mạng, bố đang làm việc trong quân đội. Tuấn rất tự hào về truyền thống gia đình mình nhưng lại muốn trở thành một doanh nhân, bởi theo Tuấn làm công việc gì mà có đóng góp cho đất nước cũng là tiếp nối truyền thống của gia đình. Tùng phản đối và cho rằng Tuấn phải tiếp nối công việc, nghề nghiệp được truyền từ đời ông, cha đến nay mới là tiếp nối truyền thống của gia đình? Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào?

    A. Em đồng ý với suy nghĩ và việc làm bạn Tùng.
    B. Em đồng ý với suy nghĩ của bạn Tuấn.
    C. Em đồng ý với cả 2 suy nghĩ và việc làm của bạn Tùng và Tuấn.
    D. Em đang phân vân không biết đồng ý với suy nghĩ và việc làm của bạn nào.

    Câu 10. Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần phải làm gì?

    A. Chăm ngoan, học giỏi.
    B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà.
    C. Sống trong sạch, lương thiện.
    D. Làm hết các bài tập mà cô giáo giao cho.

    Câu 11. Biểu nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

    A. Thù hận.
    B. Thờ ơ, lạnh nhạt trước nỗi khổ đau của người khác
    C. Mâu thuẫn.
    D. Quan tâm, chia sẻ tới người khác.

    Câu 12. Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói vẻ tình yêu thương con người?

    A.Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
    B. Lá lành đùm lá rách.
    C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
    D. Có công mài sắt có ngày nên kim

    Câu 13. Câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” nói đến điều gì?

    A. Tinh thần yêu nước.
    B. Đức tính tiết kiệm.
    C. Lòng yêu thương con người.
    D. Tinh thần đoàn kết.

    Câu 14. Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì?

    A. Mọi người yêu quý và kính trọng.
    B. Mọi người kính nể và yêu quý.
    C. Mọi người coi thường.
    D. Mọi người khen ngợi.

    Câu 15. Đối với các hành vi: Chửi rủa, đánh đập người khác chúng ta cần phải làm gì?

    A. Làm theo.
    B. Cổ vũ nhiệt tình.
    C. Không quan tâm.
    D. Lên án, tố cáo.

    Câu 16. Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây hành vi nào không thể hiện tình yêu thương con người?

    A. Vân bị ốm phải xin phép nghỉ học ở nhà một tuần. Chi đội lớp 7 A cử Toàn chép và giảng bài cho Vân sau mỗi buổi học, nhưng bạn Toàn không đồng ý với lí do Vân không phải là bạn thân của Toàn
    B. Bé Thuý ở nhà một mình, chẳng may bị ngã. Long đi học về qua thấy vậy đã vào băng bó vết thương cho Thuý và mời thầy thuốc đến khám cho em.
    C. Mẹ bạn Hải không may bị ốm, Nam biết tin đã rủ một bạn khác tới thăm hỏi; chăm sóc mẹ bạn Hải.
    D. An luôn giúp đỡ người khác.

    Câu 17. Khi có một người lầm đường lạc lối biết ăn năn hối cải, chúng ta cần làm gì?

    A. Xua đuổi.
    B. Thờ ơ.
    C. Phê bình nghiêm khắc.
    D. Khoan dung.

    Câu 18. Nghĩa của câu tục ngữ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ là

    A. khi trong gia đình, trong tập thể có một người gặp chuyện không may thì những người còn lại cũng lo lắng không yên.
    B. thể hiện tình yêu thương của anh chị em trong gia đình, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
    C. tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau những lúc khó khăn hoạn nạn
    D. trong khó khăn càng thấy rõ tinh thần đoàn kết, yêu thương gắn bó.

    Câu 19. Lòng yêu thương con người

    A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sang.
    B. xuất phát từ mục đích.
    C. làm tổn hại đến người khác.
    D. hạ thấp giá trị con người.

    Câu 20. Trong những việc sau, việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao?

    A. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.
    B. Nâng giá một số hàng hoá khi xảy ra dịch bệnh.
    C. Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt
    D. Hạn chế đưa chất độc hại vào thực phẩm đề kinh doanh, buôn bán,..

    Câu 21. Vào lúc rảnh rỗi C thường sang nhà V dạy bạn V học vì bạn V là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn C là người như thế nào?

    A. C là người sống giản dị.
    B. C là người trung thực
    C. C là người có lòng tự trọng.
    D. C là người có lòng yêu thương mọi người.

    Câu 22. Gia đình bạn H là gia đình nghèo, bố bạn bị bệnh hiểm nghèo. Nhà trường miễn học phí cho bạn, lớp tổ chức đi thăm hỏi, động viên ban. Hành động đó thể hiện điều gì?

    A. Tinh thần đoàn kết.
    B. Lòng yêu thương mọi người.
    C. Tinh thần yêu nước.
    D. Lòng trung thành.

    Câu 23. Sau buổi học, Bình và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì Thân kéo tay Bình: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Bình đi theo Thân nhưng chân cứ như đừng lại không muốn bước. Em hãy nhận xét hành động của Bình và Thân?

    A. Hành động của Bình là đúng đắn.
    B. Hành động của Thân là không đúng.
    C. Hành động của Bình là không đúng.
    D. Hành động của Bình và Thân đều không nên.

    Câu 24. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

    A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.
    B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.
    C. Trêu tức bạn.
    D. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

    Câu 25. “Không ai sinh ra đã căm ghét người khác bởi vì màu da, xuất thân hay tôn giáo. Con người phải học để hận thù, và nếu họ có thể học được hận thù, họ cũng có thể được dạy biết……….., vì ………….đến với trái tim con người tự nhiên hơn là thứ tình cảm đối lập với nó – Nelson Mandela”. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm…

    A. yêu thương, tình yêu thương
    B. nhân ái, lòng nhân ái
    C. nhân từ, lòng nhân từ
    D. tốt bụng, lòng tốt

    Câu 26. Biểu hiện của siêng năng, chăm chỉ là

    A. học thuộc bài và soạn bài trước khi đến lớp.
    B. không học bài cũ.
    C. bỏ học chơi game.
    D. đua xe trái phép.

    Câu 27. Câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim nói về?

    A. đức tính khiêm nhường.
    B. đức tính tiết kiệm.
    C. đức tính siêng năng.
    D. đức tính trung thực.

    Câu 28. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta

    A. thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
    B. yêu đời hơn.
    C. sống có ích.
    D. tự tin trong công việc.

    Câu 29. Câu tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì là:

    A. Lá lành đùm lá rách.
    B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ
    C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ..
    D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    Câu 30. Trường hợp nào sau đây chưa có đức tính siêng năng?

    A. Ngày nào được bố mẹ động viên bằng tiền thưởng, Tấn mới học siêng năng và có hiệu quả.
    B. Sau khi khỏi ốm, Hồng bắt tay ngay vào việc chép bài học đã vắng.
    C. Ngoài những giờ đến lớn và học bài ở nhà, Hoa luôn phụ giúp mẹ làm việc nhà.
    D. Khi đã giải xong toán, Kiên thường suy nghĩ để tìm thêm cách giải hay hơn.

    Câu 31. Biểu hiện không siêng năng, kiên trì đối với học sinh là

    A. đi học chuyên cần.
    B. chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
    C. chăm chỉ làm việc nhà.
    D. ngày chủ nhật có thể ngủ dậy muộn.

    Câu 32. Cứ thấy phim hay trên tivi, Thành lại dừng công việc học tập để xem. Em thấy Thành là người như thế nào?

    A. Tiết kiệm.
    B. Vô tâm.
    C. Lười biếng, ỉ lại.
    D. Siêng năng, kiên trì.

    Câu 33. Không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại điều gì?

    A.Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
    B.Trở thành người có ích cho xã hội.
    C.Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
    D. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.

    Câu 34. Kiên trì là

    A. miệt mài làm việc.
    B. tự giác làm việc.
    C. thường xuyên làm việc.
    D. quyết tâm đến cùng.

    Câu 35. Để đạt kết quả cao trong học tập, em cần phải làm gì?

    A. Chép bài của bạn để đạt điểm cao.
    B. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không cần thiết chuẩn bị bài mới.
    C. Chăm chỉ học tập và không chơi la cà.
    D. Học thuộc lòng trong quyển sách hướng dẫn giải bài tập.

    Câu 36. Dù nhà cách trường 2 km, phải đi bộ đến trường, nhưng ngày nào Thắng cũng đi học đúng giờ. Việc làm của Thắng thể hiện

    A. sự tự tin.
    B. lòng yêu thương con người.
    C. truyền thống tốt đẹp của gia đình.
    D. không ngại khó khăn gian khổ.

    Câu 37. Để chuẩn bị cho bài kiểm tra tuần tới, T. (ngồi cạnh) rủ em chia đôi bài ra học cho đỡ vất vả và để giờ kiểm tra cùng làm bài vừa nhanh, vừa hiệu quả. Em sẽ làm gì?

    A. Đồng ý với ý kiến của T. và cùng thực hiện việc đó.
    B. Không nhận lời vì sợ cô giáo phát hiện.
    C. Không đồng ý với ý kiến của T. nhưng không nói gì.
    D. Giải thích cho T. hiểu học không phải chỉ làm bài kiểm tra.

    Câu 38. Buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ dù còn nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh lại buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép. Hành động của N thể hiện điều gì?

    A. Vô tâm.
    B. Lười biếng.
    C. Vô tư.
    D. Trung thực, thẳng thắn.

    Câu 39. Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn D đang chép tài liệu. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?

    A. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
    B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
    C. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
    D. Đồng tình với việc làm của D.

    Câu 40. Bác Hồ từng dạy thanh niên: “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Lời dạy của Bác thể hiện điều gì?

    A. Chúng ta cần phải biết xây dựng tình đoàn kết dân tộc.
    B. Chúng ta cần phải chung sức, đồng lòng chống lại mọi kẻ thù xâm lược.
    C. Chúng ta cần xây dựng đất nước giàu mạnh, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới.
    D. Bất cứ việc gì, dù khó khăn gian khổ, nếu chúng ta có lòng quyết tâm, chúng ta sẽ đạt được thành quả mình mong muốn.

    Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD sách Cánh diều

    Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
    Đáp án C A D C A B A C B C
    Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
    Đáp án D B C A D A D A A C
    Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
    Đáp án D B D D A A C A B A
    Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
    Đáp án D C A D C D D B A D

    …..

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *