Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

TOP 25 Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 6 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán 6. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023 – 2024

    1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    1.1. Đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6

    TRƯỜNG THCS…….

    KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 6
    Thời gian làm bài: 90 phút

    I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

    “Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

    Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.

    Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

    – Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

    Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :

    – Làm sao con khóc ?

    Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe…

    (Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam – Nguyễn Đổng Chi)

    * Chọn đáp án đúng nhất:

    Câu 1: Truyện “Tấm Cám” mang đặc điểm của thể loại nào?

    A.Truyện cổ tích.
    B. Truyện dài
    C. Truyện truyền thuyết.
    D. Truyện ngắn.

    Câu 2: Vì sao mà Tấm khóc?

    A. Vì sợ bị dì ghẻ đánh
    B. Vì không bắt được tôm tép
    C. Vì bị Cám trút hết giỏ tép
    D. Vì không được Bụt giúp đỡ

    Câu 3: Trong đoạn trích trên em cảm nhận Cám là người như thế nào?

    A. Gan dạ, dũng cảm.
    B. Hiền lành, chăm chỉ.
    C. Chua ngoa, độc ác.
    D. Lười nhác, ích kỉ

    Câu 4: Thành ngữ “ba chân bốn cẳng” trong câu: “Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước” có nghĩa là gì?

    A. đi thong thả, chậm rãi
    B. đi hết sức vội, hết sức nhanh
    C. bỏ đi một cách bình thản
    D. đi từ từ, thong dong

    * Trả lời câu hỏi:

    Câu 5. (1 đ) Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên?

    Câu 6. (2đ) Từ nội dung của câu chuyện, em có suy nghĩ gì về sự cần cù, chăm chỉ trong cuộc sống (Trình bày bằng một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).

    II. VIẾT (5,0 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

    Đề 1: Thuật lại một sự kiện văn hóa mà em có ấn tượng sâu sắc nhất

    Đề 2: Nhập vai một nhân vật trong truyện dân gian (ngoài chương trình sách giáo khoa) mà em thích nhất để kể lại câu chuyện đó.

    1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6

    Phần Câu Nội dung Điểm
    I ĐỌC HIỂU 5,0
    1 A 0,5
    2 C 0,5
    3 D 0,5
    4 B 0,5

    5

    Hs chỉ ra yếu tố kì ảo: Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm.

    – Ý nghĩa:Tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện

    – Sự xuất hiện đúng lúc của Bụt cho thấy sự bênh vực của nhân dân đối với kẻ yếu. Thể hiện ước mơ của nhân dân về lẽ công bằng

    – Phản ánh mâu thuẫn xã hội giữa cái thiện với cái ác.

    1,0

    6

    Đoạn văn đảm bảo đúng hình thức, dung lượng

    Trình bày được những suy nghĩ về đức tính cần cù, chăm chỉ:

    – Là đức tính tốt đẹp, cần có ở mỗi con người

    – Biểu hiện cụ thể: chăm chỉ lao động, học tập, rèn luyện bản thân để ngày càng trở lên hoàn thiện; chịu khó học hỏi, tìm tòi, trau dồi kiến thức, nhân cách; tự mình nỗ lực làm việc đến cùng, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác

    – Người chăm chỉ, cần cù sẽ thu được kết quả xứng đáng với công sức bỏ ra, được mọi người yêu mến

    – Phê phán những kẻ lười biếng, ỷ lại..

    – Bản thân đã rèn luyện để có đức tính này như thế nào?

    2.0

    II

    VIẾT

    5,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề:

    0,5

    c. Thuật và lại theo trình tự hợp lý:

    3.0

    d. Chính tả, ngữ pháp:

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

    0,25

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

    0,5

    1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 Ngữ văn 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TN

    KQ

    TL

    TN

    KQ

    TL

    TN

    KQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Truyện dân gian

    2

    0

    2

    1

    0

    1

    0

    50

    2

    Viết

    Thuật lại một sự kiện văn hóa hoặc nhập vai nhân vật kể lại một truyện dân gian.

    0

    1

    0

    1

    0

    2

    0

    1

    50

    Tổng

    10

    10

    20

    20

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    20%

    40%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều

    2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
    Môn: Ngữ văn 6
    Năm học : 2023-2024

    I .ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    DỰA VÀO BẢN THÂN

    Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.

    Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.

    “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

    “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

    “Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

    “Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

    Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.

    “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”

    (Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)

    Thực hiện các yêu cầu

    Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất
    B. Ngôi thứ hai
    C. Ngôi thứ ba
    D. Kết hợp nhiều ngôi kể

    Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
    A. Ốc sên mẹ, sâu róm
    B. Ốc sên con, giun đất
    C. Ốc sên con, ốc sên mẹ
    D. Sâu róm, giun đất

    Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” là từ đồng âm đúng hay sai?

    A. Đúng
    B. Sai

    Câu 4. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?

    A. Vì chị có xương và bò rất nhanh
    B. Vì chị biến thành bướm
    C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị
    D. Vì chị giống ốc sên

    Câu 5. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?

    A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
    B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.
    C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
    D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.

    Câu 6. Ai sẽ bảo vệ giun đất?

    A. Người mẹ.
    B. Bầu trời.
    C. Chiếc bình.
    D. Lòng đất.

    Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B)

    (A) Từ ngữ (B) Loại từ
    1. Bảo vệ a. Từ thuần Việt
    2. Ốc sên b. Từ mượn ngôn ngữ Ấn-Âu
    c. Từ Hán Việt

    Câu 8. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?

    A. Phải dựa vào trời đất.
    B. Phải dựa vào người mẹ.
    C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
    D. Phải dựa vào chính mình.

    Câu 9. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?

    Câu 10. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?

    II. VIẾT ( 4.0 điểm)

    Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,…)

    2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    C

    0,5

    3

    A

    0,5

    4

    B

    0,5

    5

    D

    0,5

    6

    D

    0,5

    7

    1+c; 2+a

    0,5

    8

    D

    0,5

    9

    Bài học: không nên bi quan, ỷ lại, phải biết tự lập, dựa vào chính mình để có thể thành công

    1,0

    10

    Nêu được một số hành động của bản thân: có ý thức tự học, biết giúp đỡ gia đình,…

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

    Kể về một trải nghiệm của bản thân

    0,25

    c. Kể lại trải nghiệm

    HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    *Về nội dung

    – Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.

    – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

    – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

    – Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

    – Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    * Về nghệ thuật

    – Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

    – Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

    0,5

    2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Truyện ngắn

    3

    0

    5

    0

    0

    2

    0

    60

    2

    Viết

    Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    15

    5

    25

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    20

    40%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    2.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/ Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    Truyện ngắn

    Nhận biết:

    – Nhận biết các chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

    – Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

    – Nhận ra từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép); từ đa nghĩa, từ đồng âm, các thành phần của câu.

    Thông hiểu:

    – Tóm tắt được cốt truyện.

    – Nêu được chủ đề của văn bản.

    – Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu.

    – Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

    – Phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

    – Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

    Vận dụng:

    – Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

    – Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

    3 TN

    5TN

    2TL

    2

    Viết

    Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

    1TL*

    Tổng

    3 TN

    5TN

    2 TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    20

    40

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

    3.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    Con yêu mẹ

    – Con yêu mẹ bằng ông trời
    Rộng lắm không bao giờ hết

    – Thế thì làm sao con biết
    Là trời ở những đâu đâu
    Trời rất rộng lại rất cao
    Mẹ mong, bao giờ con tới!

    – Con yêu mẹ bằng Hà Nội
    Để nhớ mẹ con tìm đi
    Từ phố này đến phố kia
    Con sẽ gặp ngay được mẹ

    – Hà Nội còn là rộng quá
    Các đường như nhện giăng tơ
    Nào những phố này phố kia
    Gặp mẹ làm sao gặp hết!

    – Con yêu mẹ bằng trường học
    Suốt ngày con ở đấy thôi
    Lúc con học, lúc con chơi
    Là con cũng đều có mẹ

    – Nhưng tối con về nhà ngủ
    Thế là con lại xa trường
    Còn mẹ ở lại một mình
    Thì mẹ nhớ con lắm đấy

    Tính mẹ cứ là hay nhớ
    Lúc nào cũng muốn bên con
    Nếu có cái gì gần hơn
    Con yêu mẹ bằng cái đó

    – À mẹ ơi có con dế
    Luôn trong bao diêm con đây
    Mở ra là con thấy ngay
    Con yêu mẹ bằng con dế

    (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

    Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

    Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

    Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

    Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

    Câu 5(1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

    II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

    Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

    3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    Câu hỏi Nội dung Điểm
    I. PHẦN ĐỌC HIỂU

    Câu 1

    – Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

    – Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    0,5

    0,5

    Câu 2

    – Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

    “Con yêu mẹ bằng ông trời”

    “Con yêu mẹ bằng Hà Nội”

    “Các đường như giăng tơ nhện”

    “Con yêu mẹ bằng trường học”

    “Con yêu mẹ bằng con dế”

    – Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ “ông trời”, “Hà Nội”, “trường học”, “con dế” và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

    (Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)…

    0,5

    0,5

    Câu 3

    – Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

    – Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

    0,5

    0,5

    Câu 4

    Trong bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.

    1

    Câu 5

    Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: “Mẹ” – Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa; “Con nợ mẹ” – Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nát Ta- go)…

    (HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

    1

    II. PHẦN LÀM VĂN

    A. Yêu cầu về kĩ năng:

    – Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

    Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

    – Độ dài khoảng 200 chữ.

    – Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

    – Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

    B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

    I. Mở đoạn:

    – Giới thiệu tác giả và bài thơ

    – Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

    II. Thân đoạn:

    Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

    + Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

    + Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

    + Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

    + Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

    III. Kết đoạn:

    Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

    – Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

    *Cách cho điểm:

    – Đạt 3.5 – 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

    – Đạt 1.5 – 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

    – Đạt 1.0 – 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

    – Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

    0,25

    0,25

    1

    1

    1

    1

    0,25

    0,25

    3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
    Mức độ thấp Mức độ cao

    I. Đọc- hiểu:

    Ngữ liệu: Thơ 6 chữ

    – Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt.

    – Chỉ ra được một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ

    – Xác định nghĩa của từ

    – Kể ra được những bài thơ cũng chủ đề.

    – Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc.

    – Giải thích được nghĩa của từ.

    – Hiểu được tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    3 (C1, 1/2 C2, 1/2 C3, C5)

    3

    30 %

    2 (1/2 C2, 1/2 C3, C4)

    2

    20%

    5

    5

    50%

    II. Làm văn

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

    Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    1

    10%

    1

    10%

    2

    20%

    1

    10%

    1

    5

    50%

    Tổng số câu

    Tổng điểm

    Phần %

    4

    40%

    3

    30%

    2

    20%

    1

    10%

    6

    10

    100%

    ……

    Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *