Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 3 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

Với 3 Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lí, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn, Toán. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều năm 2023 – 2024

    1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều – Đề 1

    1.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    I. Trắc nghiệm (7 điểm)

    Câu 1: Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì?

    A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì.
    B. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng.
    C. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì.
    D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn.

    Câu 2. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không biết. Em sẽ làm gì?

    A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay.
    B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn.
    C. Vào Facebook của họ đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thi kết bạn, không phải thì thôi.
    D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn.

    Câu 3. Em nên sử dụng webcam khi nào?

    A. Không bao giờ sử dụng webcam.
    B. Khi nói chuyện với những người em biết trong thế giới thực như bạn học, người thân,…
    C. Khi nói chuyện với những người em chỉ biết qua mạng.
    D. Khi nói chuyện với bất kì ai.

    Câu 4. Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

    A. Dòng.
    B. Trang.
    C. Đoạn.
    D. Câu.

    Câu 5. Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

    A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
    B. Chọn chữ màu xanh.
    C. Căn giữa đoạn văn bản.
    D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

    Câu 6. Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

    A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
    B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
    C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
    D. Nhấn phím Enter.

    Câu 7. Để đặt hướng cho trang văn bản, trên thẻ Page Layout vào nhóm lệnh Page Setup sử dụng lệnh:

    A. Orientation.
    B. Size.
    C. Margins.
    D. Columns.

    Câu 8. Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

    A. Chọn hướng trang đứng.
    B. Chọn hướng trang ngang.
    C. Chọn lề trang.
    D. Chọn lề đoạn văn bản.

    Câu 9. Thao tác nào sau đây không thực hiện được sau khi dùng lệnh File/Print để in văn bản?

    A. Nhập số trang cần in.
    B. Chọn khổ giấy in.
    C. Thay đổi lề của đoạn văn bản.
    D. Chọn máy in để in nếu máy tính được cài đặt nhiều máy in.

    Câu 10. Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

    A. 10 cột, 10 hàng.
    B. 10 cột, 8 hàng.
    C. 8 cột, 8 hàng.
    D. 8 cột, 10 hàng.

    Câu 11: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

    A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
    B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
    C. Chọn lệnh Insert/Table/lnsert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
    D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

    Câu 12. Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

    A. Tiêu đề, đoạn văn.
    B. Chủ đề chính, chủ đề nhánh,
    C. Mở bài, thân bài, kết luận.
    D. Chương, bài, mục.

    Câu 13. Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

    A. Bút, giấy, mực.
    B. Phần mềm máy tính.
    C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
    D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…

    Câu 14. Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

    A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
    B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
    C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
    D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người

    II. TỰ LUẬN: 3 điểm.

    Câu 15: (1,5 điểm): Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Câu 16: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Theo em vẽ sơ đồ tư duy có những ưu điểm và hạn chế gì?

    1.2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    I. TRẮC NGHỆM

    Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
    Đáp án D C B C D C A A C
    Câu 10 11 12 13 14
    Đáp án B C B C D

    II. TỰ LUẬN:

    Câu 16.

    – Tiêu đề: Căn lề giữa.

    – Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.

    – Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.Viettel, VNPT, FPT

    Câu 17 (1,5): Hướng dẫn: Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

    * Ưu điểm:

    • Quan hệ tương hỗ được làm rõ
    • Các khái niệm then chốt được liên hệ ngay bằng thị giác
    • Ghi nhớ dễ dàng hơn
    • Dễ dàng thêm thông tin vào sơ đồ tư duy
    • Có thể tận dụng sự hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính

    * Hạn chế:

    • Sơ đồ tư duy có thể gây khó khăn cho những người rất logic trong cách họ suy nghĩ. Khi động não thì sơ đồ tư duy khuyến khích bạn để dòng chảy ý tưởng tự do, thậm chí cần phải để trực giác làm việc. Đối với người logic trong suy nghĩ sẽ khó tin vào trực quan vì suy nghĩ của họ sẽ tự cho rằng việc đó không khả thi.
    • Sơ đồ tư duy cung cấp thông tin và cấu trúc tự giải thích có thể hiểu rõ nhất bởi người tạo ra nó. Chính vì vậy, sẽ khó khăn với những người không chứng kiến hiệu quả hoàn toàn với sơ đồ tư duy.

    1.3. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    TT

    Chương/chủ đề

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Số CH

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    Số CH

    Thời gian (phút)

    TN

    TL

    1

    Chủ Đề D (17%): Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

    Bài 9: An toàn thông tin trên internet.

    2

    3’

    1

    4’

    1

    7’

    3

    0

    30%

    2

    Chủ đề E (20%): Ứng dụng tin học

    Bài 10: Sơ đồ Tư duy

    2

    3’

    1

    1

    7’

    3

    1

    20%

    Bài 11: Định Dạng Văn Bản

    2

    3’

    2

    4’

    1

    7’

    4

    1

    30%

    Bài 12: Trình bày thông tin dạng bảng

    2

    3’

    2

    4’

    4

    20%

    Tổng

    Tỉ lệ %

    40

    30

    20

    10

    14

    2

    100

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    100%

    1.4. Bản đặc tả đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số

    An Toàn thông tin trên internet.

    Nhận biết

    – Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ, chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. Câu 1

    – Nêu được một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet. Câu 2

    Thông hiểu

    – Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ. Câu 3

    2TN

    1TN

    2

    Chủ đề E. Ứng dụng tin học

    1. Soạn thảo văn bản cơ bản

    Nhận biết

    – Nhận biết được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng, trong phần mềm soạn thảo văn bản.

    Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

    Câu 4,5,6

    Thông hiểu

    – Hiểu được các lệnh soạn thảo văn bản cơ bản. Câu 7,8

    – Hiểu được các thao tác định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. Câu 9,10,14

    – Hiểu được các thao tác Trình bày thông tin ở dạng bảng.

    Vận dụng cao

    Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày. Câu 15

    4TN

    4TN

    1TL

    2. Sơ đồ tư duy và phần mềm sơ đồ tư duy

    Nhận biết

    – Nêu được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin. Câu 11,12,13

    Vận dụng

    – Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm. Câu 16

    3TN

    1TL

    Tổng

    9

    5

    1

    1

    Tỉ lệ %

    40%

    30%

    20%

    10%

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    2. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều – Đề 2

    2.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    A. TRẮC NGHIỆM (3,5 đ)

    * Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 14 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

    Câu 1: Hãy cho biết tên chủ đề chính trong sơ đồ trên?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    A. Thùy Anh
    B. Sở thích
    C. Mục tiêu
    D. Gia đình

    Câu 2: Hãy sắp xếp các bước sử dụng phần mềm XMind vẽ sơ đồ tư duy:

    1. Tạo sơ đồ tư duy mới
    2. Thay đổi màu sắc, kích thước sơ đồ
    3. Tạo chủ đề chính
    4. Tạo chủ đề nhánh
    5. Tạo chủ đề nhánh nhỏ hơn

    A. 1-3-4-5-2
    B. 1-2-3-4-5
    C. 5-1-2-3-4
    D. 5-4-3-2-1

    Câu 3: Các cách khởi động phần mềm Xmind là?

    A. Nháy đúp vào biểu tượng Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều trên màn hình máy tính.
    B. Chọn biểu tượng Xmind-> chuột phải-> Open
    C. Start-> Program->Xmind
    D. Tất cả đáp án trên

    Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

    A. Không thể tạo ra chủ đề con trước khi tạo ra chủ đề mẹ.
    B. Có thể chỉnh sửa tên của một chủ đề.
    C. Có thể kéo một nhánh của sơ đồ tư duy từ bên phải chủ đề trung tâm sang bên trái hoặc ngược lại.
    D. Cả A, B, C đều đúng.

    Câu 5: Những phát biểu nào sau đây là đúng đối với việc sử dụng tổ hợp phím tắt?

    A. Phải nhớ tổ hợp phím.
    B. Cần phải mở bảng chọn tương ứng.
    C. Mất nhiều thời gian hơn.
    D. Cả ba ý trên đều đúng.

    Câu 6: Trong các phông chữ cho hệ điều hành WINDOWS dưới đây, phông chữ nào không dùng mã VNI?

    A. Time New Roman
    B. VNI-Times
    C. VNI-Top
    D. Cả B và C đều đúng

    Câu 7: Để thay thế từ “che” thành từ “tre”, em gõ từ “che” vào ô nào?

    A. Từ “che” gõ vào ô Replace with
    B. Từ “che” gõ vào ô Find what
    C. Máy tính tự phát hiện lỗi chính tả và tự sửa
    D. Cả A và B đều đúng

    Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng

    A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản.
    B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.
    C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
    D. Hoặc A hoặc B hoặc C.

    Câu 9: Để định dạng đoạn văn bản em sử dụng các lệnh nào?

    A. Format/Font
    B. Home /Paragraph
    C. Page Layout/Page Setup
    D. Format/Paragraph

    Câu 10: Dải lệnh Table Tools và nhánh Layout KHÔNG xuất hiện ở những phương án nào sau đây?

    A. Khi chọn cả bảng.
    B. Khi đặt con trỏ soạn thảo bên phải bảng.
    C. Khi đặt con trỏ soạn thảo vào trong một ô bất kì của bảng.
    D. Khi đặt con trỏ soạn thảo trên dòng bên ngoài bảng.

    Câu 11: Để chia nhỏ 1 ô trong Table, ta chọn ô sau đó:

    A. Chọn Table – Split Cells.
    B. Chọn Table – Merge Cells.
    C. Chọn Format – Split Cells.
    D. Chọn Format – Merge Cells.

    Câu 12: Trong bảng biểu, muốn đẩy các ký tự bên phải điểm chèn qua phải một khoảng Tab, ta thực hiện:

    A. Ấn phím Tab.
    B. Ấn tổ hợp phím Ctrl + Tab.
    C. Ấn tổ hợp phím Shift + Tab.
    D. Chọn menu Format – Tab – Insert.

    Câu 13: Để tìm nhanh 1 từ hay 1 dãy các kí tự, ta thực hiện như sau:

    1. Nháy chuột vào bảng chọn Edit → Find → xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
    2. Nhập từ cần tìm vào hộp [……..].
    3. Nhấn chọn nút Find Next trên hộp thoại để thực hiện tìm.

    A. Find Next.
    B. Find What.
    C. Find.
    D. Edit.

    Câu 14: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.

    B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);

    B3: ………………………………………………………………………………………

    A. Nháy chuột vào nút Find next để thay thế tất cả.
    B. Nháy chuột vào nút Replace để thay thế tất cả.
    C. Nháy chuột vào nút Replace All để thay thế tất cả.
    D. Nháy chuột vào nút Cancel để thay thế tất cả.

    B. TỰ LUẬN (6,5 đ)

    Câu 1 (1,0 đ): Nêu nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công?

    Câu 2 (1,5 đ): Hãy sắp xếp mỗi chức năng ở cột bên trái với lệnh tương ứng ở cột bên phải.

    a) Tạo bảng 1) Table→ Merge Cells
    b) Thêm hàng, cột 2) Table→ Insert→ columns (rows)…
    c) Xoá hàng, cột 3) Table→ Insert→ Table…
    d) Gộp ô 4) Table→ Delete
    e) Tách ô 5) Table→ Sort
    6) Table→ Split Cells…

    Câu 3 (2,5 đ): Quan sát sơ đồ tư duy “Danh sách mua sắm” của mẹ sau và cho biết:

    a) Tên của chủ đề chính.

    b) Tên các chủ đề nhánh.

    c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    Câu 4 (1,5 đ): Nêu các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong một đoạn văn có từ “sa pa”.

    2.2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6

    A. TRẮC NGHIỆM (3,5 đ)

    Mỗi câu đúng 0,25 điểm

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Đáp án

    A

    A

    D

    D

    A

    A

    A

    C

    C

    D

    A

    B

    B

    C

    B. TỰ LUẬN (6,5 đ)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    1

    (1,0đ)

    Nhược điểm của sơ đồ tư duy:

    – Khi tạo sơ đồ tư duy thủ công trên giấy, chúng ta không dễ dàng thay đổi, thêm bớt nội dung như khi tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm trên máy tính.

    – Sản phẩm tạo ra trên giấy rất khó để sử dụng chúng cho mục đích khác.

    – Bản vẽ tay khó chia sẻ khi mọi người các địa điểm khác nhau.

    – Chỉ cần giấy và bút là những vật rất phổ biến, chúng ta có thể tạo sơ đồ tư duy ở bất kì đâu.

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    2

    (1,5đ)

    + Tạo bảng: Table→ Insert→ Table…

    + Thêm hàng, cột → Table→ Insert→ columns (rows)…

    + Xoá hàng, cột → Table→ Delete

    + Gộp ô → Table→ Merge Cells

    + Tách ô → Table→ Split Cells…

    a-3, b-2, c-4, d-1, e-6 (mỗi ý đúng 0,25đ)

    1,5

    3

    (2,5đ)

    a) Tên chủ đề chính: Danh sách mua sắm.

    b) Tên các chủ đề nhánh: Đồ uống, món ăn cho bé, trái cây, thức ăn dặm, đồng dùng trong nhà, rau củ.

    c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Quần áo, đồ chơi…

    0,75

    1

    0,75

    4

    (1,5đ)

    Các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.

    B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);

    B3: Nháy chuột vào nút Replace All để thay thế tất cả.

    0,5

    0,5

    0,5

    3. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều – Đề 3

    3.1. Đề thi giữa kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều

    Trường:…………………..

    KIỂM TRA GIỮA KỲ II
    MÔN TIN HỌC 6 NĂM HỌC 2023 – 2024

    A. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

    * Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

    Câu 1: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

    A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.
    B. Hạn chế khả năng sáng tạo.
    C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.
    D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

    Câu 2: Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?

    A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung.
    B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
    C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
    D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.

    Câu 3: Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành:

    A. tiêu đề, đoạn văn.
    B. chủ đề chính, chủ đề nhánh.
    C. mở bài, thân bài, kết luận.
    D. chương, bài, mục.

    Câu 4: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần:

    A. Bút, giấy, mực.
    B. Phần mềm máy tính.
    C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,…
    D. Con người, đồ vật, khung cảnh,…

    Câu 5: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản?

    A. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng.
    B. Chọn chữ màu xanh.
    C. Căn giữa đoạn văn bản.
    D. Thêm hình ảnh vào văn bản.

    Câu 6: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là:

    A. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph.
    B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản.
    C. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản.
    D. Nhấn phím Enter.

    Câu 7: Trong phần mềm soạn thảo văn bản Word 2010, lệnh Portrait dùng để

    A. chọn hướng trang đứng.
    B. chọn hướng trang ngang.
    C. chọn lề trang.
    D. chọn lề đoạn văn bản.

    Câu 8: Phát biểu nào sai về việc tạo được sơ đồ tư duy tốt?

    A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.
    B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.
    C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
    D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

    Câu 9: Các phần văn bản được phân cách nhau bởi dấu ngắt đoạn được gọi là:

    A. Dòng.
    B. Trang.
    C. Đoạn.
    D. Câu.

    Câu 10: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai?

    A. Bảng giúp trình bày thông tin một cách cô đọng.
    B. Bảng giúp tìm kiếm, so sánh và tổng hợp thông tin một cách dễ dàng hơn.
    C. Bảng chỉ có thể biểu diễn dữ liệu là những con số.
    D. Bảng có thể được dùng để ghi lại dữ liệu của công việc thống kê, điều tra, khảo sát,…

    Câu 11: Sử dụng lệnh Insert/Table rồi dùng chuột kéo thả để chọn số cột và số hàng thì số cột, số hàng tối đa có thể tạo được là:

    A. 10 cột, 10 hàng.
    B. 10 cột, 8 hàng.
    C. 8 cột, 8 hàng.
    D. 8 cột, 10 hàng.

    Câu 12: Để chèn một bảng có 30 hàng và 10 cột, em sử dụng thao tác nào?

    A. Chọn lệnh Insert/Table, kéo thả chuột chọn 30 hàng, 10 cột.
    B. Chọn lệnh Insert/Table/Table Tools, nhập 30 hàng, 10 cột.
    C. Chọn lệnh Insert/Table/Insert Table, nhập 30 hàng, 10 cột.
    D. Chọn lệnh Table Tools/Layout, nhập 30 hàng, 10 cột.

    B. Tự luận: (7 điểm)

    Câu 13: (1,5 điểm) Sơ đồ tư duy là gì? Nêu tác dụng của sơ đồ tư duy?

    Câu 14: (3 điểm) Quan sát Hình và cho biết:

    Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều

    a) Tên của chủ đề chính.

    b) Tên các chủ đề nhánh.

    c) Có thể bổ sung thêm chủ đề nhánh nào nữa không?

    Câu 15: (1,5 điểm) Bạn Minh đã soạn thảo một câu ca dao và định dạng văn bản như Hình 11. Theo em, bạn Minh đã sử dụng những lệnh nào để căn chỉnh lề của các đoạn văn bản? Giải thích?

    Câu 16: (1 điểm) Ghép mỗi lệnh ở cột bên trái với ý nghĩa của chúng ở cột bên phải cho phù hợp.

    1) Insert Left

    a) Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn.

    2) Insert Right

    b) Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn.

    3) Insert Above

    c) Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn.

    4) Insert Below

    d) Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn.

    3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 6

    I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)

    * Điền vào trong bảng đáp án đúng là một trong các chữ cái A, B, C, D tương ứng với các câu hỏi từ câu 1 đến hết câu 12 (mỗi câu đúng 0,25 điểm)

    Câu hỏi

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    C

    D

    C

    D

    C

    D

    C

    A

    C

    B

    C

    II. Tự luận: (7 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    Câu 13:

    – Sơ đồ tư duy là phương pháp trình bày thông tin một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, hình ảnh và các đường nối.

    – Sơ đồ tư duy tận dụng tối đa khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não, giúp chúng ta dễ dàng ghi nhớ chi tiết, tổng hợp hay phân tích vấn đề.

    0,75

    0,75

    Câu 14:

    a) Tên chủ đề chính: sổ lưu niệm lớp 6.

    b) Tên các chủ đề nhánh: Các bài viết cảm nghĩ; Giới thiệu thành viên; Giáo viên; Hoạt động, sự kiện.

    c) Có thể bổ sung thêm nội dung: Những hình ảnh đáng nhớ.

    0,5

    1,5

    1

    Câu 15:

    – Tiêu đề: Căn lề giữa.

    – Khổ thơ: Căn thẳng lề trái và tăng mức thụt lề, đặt khổ thơ lùi vào một khoảng cách tạo điểm nhấn cho văn bản.

    – Dòng cuối: Căn thẳng lề phải.

    0,5

    0,5

    0,5

    Câu 16:

    1 – c

    2 – d

    3 – a

    4 – b

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *