Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024

Đề thi cuối kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 – 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024

Đề thi Giáo dục địa phương lớp 7 học kì 1 năm 2023 gồm tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 2 đề thi cuối kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bộ đề thi học kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 (Có đáp án, ma trận)

    1. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 – Thái Nguyên

    1.1 Đề thi cuối kì 1 GDĐP 7

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng trong các câu sau:

    Câu 1. Thái Nguyên có địa hình chủ yếu là gì?

    A. Đồi núi thấp
    B. Đồi
    C. Núi
    D. Đồi núi cao

    Câu 2: Thái Nguyên có mạng lưới sông ngòi như thế nào?

    A. Thưa thớt
    B. Lưa thưa
    C. Mỏng
    D. Dày đặc

    Câu 3: Hồ lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên là hồ nào?

    A. Hồ Ba Bể
    B. Hồ Khe Mo
    C. Hồ Núi Cốc
    D. Hồ Xương Rồng

    Câu 4: Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nào?

    A. Nhiệt đới nóng
    B. Cận nhiệt đới ẩm
    C. Nhiệt đới lạnh
    D. Cận nhiệt đới

    Câu 5: Theo báo cáo của Thường trực ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên 10 tháng của năm 2020 toàn tỉnh xảy ra bao nhiêu vụ tai nạn giao thông?

    A. 100 vụ
    B. 130 vụ
    C. 110 vụ
    D. 123 vụ

    Câu 6: Loại hình nhà truyền thống phổ biến nhất của các dân tộc ít người tại tỉnh Thái Nguyên?

    A. Nhà xây
    B. Nhà sàn.
    C. Nhà đất
    D. Nhà nứa

    Câu 7: Đất Thái Nguyên có tổng diện tích bao nhiêu ha?

    A. 352 664 ha
    B. 350 111 ha
    C. 320 222 ha
    D. 350 555 ha

    Câu 8: Dòng tranh thờ của người dân tộc ở Thái Nguyên thể hiện niềm tin gì?

    A. Nho giáo
    B. Thiên chúa giáo
    C. Hồi giáo
    D. Đạo giáo, Phật giáo

    II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

    Câu 1. (4 điểm): Cho biết những nét đặc sắc trong hình dáng ngôi nhà của người Nùng và người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Câu 2. (2 điểm): Theo em nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là gì?

    Bản thân em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông

    1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 GDĐP 7

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

    Chọn ý đúng nhất và khoanh tròn vào chữ cái đầu câu

    (mỗi câu đúng 0,5 điểm)

    Câu hỏi Đáp án
    Câu 1 A
    Câu 2 D
    Câu 3 C
    Câu 4 D
    Câu 5 D
    Câu 6 D
    Câu 7 B
    Câu 8 A

    II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    1

    ( 4 điểm)

    * Nhà sàn người Nùng

    – Ngôi nhà được làm bằng gỗ có hai mái, thường lợp cỏ tranh hay phổ biến hơn là ngói âm dương có nhiều điểm tương đồng với nhà người Tây nhà làm theo kiểu cột kê, không gian bên trong chia thành ba đến năm gian tùy thuộc vào sinh hoạt của từng gia đình. Sàn nhà thường có độ cao 1,6m, dưới gầm sàn là nơi chứa các nông vụ hoặc giữ lương thực. Người Nùng thường đặt trong nhà hai bếp, bếp trong dùng để nấu ăn còn bên ngoài là bếp để đun nước, sưởi ấm , tiếp khách.

    * Nhà sàn người Sán Chay

    Thường được chia thành ba đến năm gian được quy định rõ ràng chức năng sinh hoạt. Thành phần chính của ngôi nhà hệ thống cột, mái lợp cỏ tranh, sàn và vách đều làm bằng nguyên liệu tự nhiên, có thể tìm thấy xung quanh khu vực cư trú. Cầu thang được dựng lên ở gian cuối, là nơi bếp núc hoặc là chỗ ở của người phụ nữ. Người Sán Chay phân biệt hai kiểu nhà là nhà trâu đực (ba cột) và nhà châu cái (bốn cột)

    Câu 2

    ( 2điểm )

    * Theo em nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông là gì ?

    – Người tham gia giao thông không chấp hành nội quy

    + Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đội mũ không đúng quy định.

    + Phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách đánh võng..

    * Bản thân em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông ?

    – Học sinh trả lời theo nhận thức của bản thân

    ( Đảm bảo tuân thủ các quy đinh, không xuyên tạc, nói tiêu cực ….)

    1.3 Ma trận đề thi học kì 1 GDĐP 7

    Mức độ

    Chủ đề

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Cộng

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    CHỦ ĐỀ 6 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

    Địa hình chủ yếu của Thái Nguyên

    Mạng lưới sông ngòi Thái Nguyên

    khí hậu Thái Nguyên

    Hồ lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên

    Huyền thoại Hồ núi Cốc gắn liền

    CHỦ ĐỀ 8

    THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG

    Theo báo cáo của Thường trực ban An toàn giao thông tỉnh Thái Nguyên 10 tháng của năm 2020 toàn tỉnh xảy ra bao nhiêu vụ tai nạn giao thông

    Nguyên nhân của các vụ tai nạn giao thông.

    Bản thân em có trách nhiệm trong việc thực hiện trật tự an toàn giao thông

    ?

    CHỦ ĐỀ 4

    NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG

    ( MỸ THUẬT )

    Loại hình nhà truyền thống phổ biến nhất của các dân tộc ít người tại tỉnh Thái Nguyên

    Dòng tranh thờ của người dân tộc ở Thái Nguyên

    Những nét đặc sắc trong hình dáng ngôi nhà của người Nùng và người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Số câu:

    Số điểm:

    Tỉ lệ:

    4

    2

    20%

    4

    2

    20%

    1

    2

    20%

    1

    4

    40 %

    10

    10

    100%

    TS câu:

    TS điểm:

    Tỉ lệ %:

    4

    2

    20%

    4

    2

    20%

    1

    2

    20%

    1

    4

    40%

    10

    10

    100%

    2. Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 – Bắc Giang

    2.1 Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục địa phương

    PHÒNG GD& ĐT …………..

    TRƯỜNG THCS …………..

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7

    Thời gian làm bài 45 phút

    I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 Điểm) Mỗi câu 0,5 điểm.

    * Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

    Câu 1: Thời Đinh – Tiền Lê Bắc Giang gọi là gì?

    A. Long Biên.
    B. Hà Bắc
    C. Bắc Giang
    D. Kinh Bắc.

    Câu 2 : Quân Tống sang xâm lượt nước ta năm 981 do ai cầm đầu:

    A. Tào Tháo
    B. Tôn Quyền
    C. Liễu Thăng
    D. Hầu Nhân Bảo

    Câu 3. Thân Cảnh Phúc sinh ra ở huyện nào?

    A. Lạng Giang
    B. Lục Nam
    C. Bắc Giang
    D. Sơn Động

    Câu 4. Ngành kính tế nào phát triển mành thời nhà Trần:

    A. Khai thác khoáng sản
    B. Xuất khẩu nông sản
    C. Trồng trọt và chăn nuôi
    D. Công nghiệp nhẹ

    Câu 5. Đền thờ Khánh Vân ở Bắc Giang thờ tướng quân nào?

    A. Thân Cảnh Phúc
    B. Vi Hùng Tháng
    C. Lều Văn Minh
    D. Trần Quốc Tuấn

    Câu 6. Quân Mông Nguyên xâm lược nước ta mấy lần?

    A. 1
    B. 2
    C. 3
    D. 4

    II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 Điểm)

    Câu 7. Nêu sự hiểu biết của mình về tướng quân Vi Hùng Tháng? (3.0 điểm)

    Câu 8. Cảm xúc của em như thế nào khi đến Đền Hả thờ tướng quân Thân Cảnh Phúc ở xã Hồng Giang huyện Bắc Giang.(3,5 điểm)

    2.2 Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục địa phương

    I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)

    Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
    Đáp án A x
    B x
    C x x x
    D x

    II. TỰ LUẬN

    Câu 7.

    – Vi Hùng Tháng người làng Vai, xã Kim Sơn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, là tướng giỏi trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở Bắc Giang. Ông được vua Trần phong tước Quốc Công. (1.5 điểm)

    – Trong trận Nội Bàng, Vi Hùng Tháng chiến đấu dũng cảm và hi sinh ngày 20/2/1288 ở đồi Tân Dã nay thuộc huyện Lục Ngạn. Để nhớ ơn Vi Hùng Tháng, nhân dân Bắc Giang đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi. (1.5 điểm)

    Câu 8.

    – Học sinh tự do viết bằng kiến thức và cảm xúc của mình. (4 điểm)

    2.3 Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7

    Mức độ

    Nội dung

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng thấp

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1. Bắc Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

    Câu

    1,2, 3

    1,5đ

    8

    2. Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV

    Câu 4,5,6

    1,5 đ

    7

    Tổng cộng

    Số câu: 6

    Số điểm: 3

    Tổng: 30%

    Số câu: 1

    Số điểm: 3,0

    Tổng: 30%

    Số câu: 1

    Số điểm: 4,0

    Tổng: 40%

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *