Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 27

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 27

TOP 21 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 27

Bộ đề thi cuối học kì 2 môn Tiếng Việt 2 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Kết nối tri thức

    1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

    PHÒNG GD&ĐT HUYỆN…..
    TRƯỜNG TH..

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024
    MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2
    (Thời gian làm bài: … phút )

    A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

    I. Đọc thành tiếng (3 điểm):

    Giáo viên chọn một đoạn trong các bài tập đọc từ tuần 18 đến tuần 34 (SGK Tiếng Việt tập 2 lớp 2) cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn đó.

    II. Kiểm tra đọc – hiểu kết hợp trả lời câu hỏi: ( 7 điểm): ……………. điểm

    Chuyện quả bầu

    Ngày xưa có vợ chồng nọ đi rừng, bắt được một con dúi. Dúi xin tha, họ thương tình tha cho nó.

    Để trả ơn, dúi báo sắp có lũ lụt rất lớn và chỉ cho họ cách tránh. Họ nói với bà con nhưng chẳng ai tin. Nghe lời dúi, họ khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó. Vừa chuẩn bị xong mọi thứ thì mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông. Muôn loài chìm trong biển nước. Nhờ sống trong khúc gỗ nổi, vợ chồng nhà nọ thoát nạn.

    Ít lâu sau, người vợ sinh ra một quả bầu.

    Một hôm, đi làm nương về, họ nghe tiếng cười đùa từ gác bếp để quả bầu. Thấy lạ, họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao. Người vợ thường lấy que dùi quả bầu. Lạ thay, từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ bước ra. Người Khớ Mú ra trước. Tiếp đến, người Thái, người Mường, người Dao, người Mông, người Ê – đê , người Ba – na, người Kinh,…lần lượt ra theo.

    Đó là tổ tiên của các dân tộc anh em trên đất nước ta ngày nay.

    (Theo Truyện cổ Khơ Mú)

    Đọc thầm bài “Chuyện quả bầu” và khoanh vào các chữ cái trước ý đúng hoặc điền câu trả lời:

    Câu 1. Hai vợ chồng đi rừng, họ bắt gặp con vật gì?

    A. Con dúi
    B. Con trăn
    C. Con chim

    Câu 2. Hai vợ chồng vừa chuẩn bị xong điều gì xảy ra?

    A. Sấm chớp đùng đùng; mưa to gió lớn
    B. Mây đen ùn ùn kéo đến; mưa to gió lớn.
    C. Mưa to, gió lớn, nước ngập mênh mông

    Câu 3. Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn?

    A. Chuyển đến một làng khác để ở.
    B. Khoét rỗng khúc gỗ to, chuẩn bị thức ăn bỏ vào đó.
    C. Làm một cái bè to bằng gỗ.

    Câu 4. Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt?

    A. Cỏ cây vàng úa, mặt đất vắng tanh không một bóng người.
    B. Mặt đất xanh tươi, những đồng lúa chín vàng.
    C. Mặt đất đầy bùn và nước mưa còn đọng lại.

    Câu 5. Có chuyện gì xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?

    A. Người vợ sinh ra được một người con trai tuấn tú, mạnh khỏe.
    B. Người vợ sinh ra được một quả bầuq.
    C. Người vợ bị bệnh và mất sớm.

    Câu 6. Câu: “Họ lấy quả bầu xuống, áp tai nghe thì có tiếng lao xao” thuộc kiểu câu nào? ( M3 – 0,5 điểm)

    A. Câu giới thiệu
    B. Câu nêu đặc điểm
    C. Câu nêu hoạt động

    Câu 7. Theo em, câu chuyện nói về điều gì?

    A. Giải thích về nạn lũ lụt hàng năm.
    B. Giải thích về nguồn gốc các dân tộc trên đất nước ta.
    C. Nêu cách phòng chống thiên tai, lũ lụt.

    Câu 8: Viết tên 2 dân tộc trong bài học.

    Câu 9. Em hãy đặt một câu với từ ngữ chỉ hoạt động. (M3 – 1 điểm)

    Câu 10: Điền dấu chấm, dấu phẩy cho thích hợp. (M2 – 1 điểm)

    Mùa thu ☐ bầu trời tự nhiên cao bổng lên và xanh trong ☐ Một màu xanh trứng sáo ngọt ngào ☐ êm dịu.

    B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

    I. Chính tả (Nghe – viết) (2 điểm): Giáo viên đọc cho HS viết bài: Chiếc rễ đa tròn (từ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế – Sách giáo khoa Tiếng Việt tập 2 / trang 105)

    II. Tập làm văn: (8 điểm)

    Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu giới thiệu một đồ dùng học tập của em.

    Gợi ý:

    – Tên đồ dùng?

    – Hình dạng, màu sắc?

    – Công dụng của nó?

    – Cách bảo quản?

    1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

    A. BIỂU ĐIỂM BÀI ĐỌC (10 điểm)

    I. Kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm

    Học sinh đọc 1 đoạn trong các bài đọc và trả lời câu hỏi:

    – Chuyện bốn mùa (trang 9)

    – Mùa vàng (trang 26)

    – Khủng long (trang 42)

    – Sự tích cây thì là (trang 46)

    – Những con sao biển (trang 61)

    II. Bài đọc hiểu kết hợp với kiến thức Tiếng Việt: 7 điểm

    Câu 1: 0,5 điểm: D

    Câu 2: 0,5 điểm: D

    Câu 3: 0,5 điểm: C

    Câu 4: 0,5 điểm: A

    Câu 5: 0,5 điểm: D

    Câu 6: 0,5 điểm : D

    Câu 7: 1 điểm: B

    Câu 8: 1 điểm : C

    Câu 9: 1 điểm: B

    Câu 10: 1 điểm: Viết đúng câu theo yêu cầu. VD: Mẹ em rất yêu thương em.

    (Đặt câu phải đảm bảo: Chữ cái đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm, trong câu có từ “yêu thương”, câu diễn đạt một ý trọn vẹn thì được 1 điểm.

    Nếu thiếu mỗi ý đó trừ 0,5 điểm.)

    B. BÀI VIẾT: (10 điểm)

    1. Viết chính tả. (2,0 điểm):

    – Tốc độ đạt yêu cầu (0,5 điểm).

    – Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

    – Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp (0, 5 điểm)

    2. Tập làm văn. (8,0 điểm):

    HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài đảm bảo:

    + Nội dung: (4 điểm)

    – Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. Kể về một việc người thân đã làm cho em thành một đoạn văn khoảng 4-5 câu.

    (Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng.)

    + Kĩ năng: (4 điểm)

    – Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1điểm

    – Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1, 5 điểm

    – Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1, 5 điểm

    1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

    MA TRẬN NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT LỚP 2
    HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

    Mạch kiến thức, kĩ năng

    Số câu

    Số điểm

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    Tổng

    1. Đọc hiểu văn bản

    – Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc, nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong bài.

    – Nhận xét đơn giản một số hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc…

    Số câu

    4

    4

    0

    8

    Số điểm

    2

    2

    0

    4

    2. Kiến thức Tiếng Việt

    – Hiểu được mẫu câu.

    – Biết đặt câu với một từ cho trước

    Số câu

    2

    2

    Số điểm

    2

    2

    Tổng

    Số câu

    4

    4

    2

    10

    Số điểm

    2

    2

    3

    7

    Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt học kì II lớp 2

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    N TL TN TL TN TL
    1 Đọc hiểu văn bản Số câu 4 4 8
    Câu số 1, 2,3,4 5,6,7,8
    2 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 2
    Câu số 9 10
    Tổng số câu 4 0 4 1 1 10
    Tỉ lệ 40% 40% 20% 100%

    2. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Chân trời sáng tạo

    2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

    Trường Tiểu học ……

    Lớp: 2/……………

    Họ và tên:…………………

    KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
    NĂM HỌC: 2023-2024
    Môn: TIẾNG VIỆT (ĐỌC – HIỂU)
    Ngày: ……………………..
    Thời gian: 40 phút

    A. Đọc hiểu

    I. Đọc thầm đoạn văn sau:

    Cây gạo

    Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen… đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

    Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

    Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.

    Vũ Tú Nam

    II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: Tác giả ví cây gạo giống như: (0,5 điểm)

    A. Tháp đèn khổng lồ.
    B. Ngọn đèn khổng lồ.
    C. Chiếc ô khổng lồ.

    Câu 2: Tác giả ví búp nõn của cây gạo như: (0,5 điểm)

    A. Ngọn lửa.
    B. Ánh nến.
    C. Bóng đèn.

    Câu 3: Những chú chim làm gì trên cây gạo? (0,5 điểm)

    A. Bắt sâu
    B. Làm tổ
    C. Trò chuyện ríu rít

    Câu 4: Trong năm, cây gạo nở hoa vào mùa? (0,5 điểm)

    A. Mùa xuân.
    B. Mùa hạ.
    C. Mùa thu.

    Câu 5: Cây gạo có dáng vẻ xanh mát hiền lành là lúc: (0,5 điểm)

    A. Chưa nở hoa.
    B. Đang nở hoa.
    C. Hết mùa hoa.

    III. Bài tập:

    Câu 6: Theo em, các loài chim bay về đậu trên cây gạo làm những gì? (1 điểm)

    ………………………………………………………………………………………………………

    ………………………………………………………………………………………………………

    Câu 7: Cho các từ: bông hoa, trêu ghẹo, tháp đèn, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. (1 điểm)

    Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp:

    a. Từ chỉ sự vật : ……………………………………………………………

    b. Từ chỉ hoạt động:…………………………………………………………

    Câu 8: Đặt 1 câu nêu đặc điểm của một con vật. (0,5 điểm)

    ………………………………………………………………………………………………………

    Câu 9: Đặt câu hỏi cho từ ngữ in đậm trong câu sau: (0,5 điểm)

    Lũ chim sẻ đang trò chuyện trên vòm cây.

    ………………………………………………………………………………………………………

    Câu 10: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống cho phù hợp. (0,5 điểm)

    Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi ☐ Cô giáo giảng rằng:

    – Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi ☐ Các em đã nhớ chưa nào ☐

    B. Viết

    I. Chính tả: (Nghe- viết): Tạm biệt cánh cam

    II. Tập làm văn:

    Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.

    Gợi ý:

    • Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
    • Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?
    • Ích lợi của việc làm đó gì?
    • Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?

    2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

    A. Đọc hiểu

    I. Đọc: (10 điểm)

    1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) GV kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập cuối học kì.

    GV ghi tên các bài tập đọc, đánh số trang vào phiếu để HS bắt thăm. HS đọc xong GV nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để HS trả lời.

    • HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 1 điểm.
    • Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
    • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 1 điểm.
    • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

    2. Đọc – hiểu: (6 điểm)

    Câu 1; 2; 3; 4; 5; 9. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

    Câu 1: A. (0,5 điểm)

    Câu 2: B. (0,5 điểm)

    Câu 3: C. (0,5 điểm)

    Câu 4: A. (0,5 điểm)

    Câu 5: C. (0,5 điểm)

    Câu 6: gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. (1 điểm)

    Câu 7: (1 điểm)

    – Từ chỉ sự vật: mùa xuân, cây gạo, chim chóc.

    – Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện

    Câu 8: (1 điểm) Đầu câu viết hoa, cuối câu có dấu chấm

    Con mèo đang bắt chuột.

    Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào ô trống cho phù hợp? (0,5 điểm)

    Hôm nay đi học, em được học về dấu chấm hỏi. Cô giáo giảng rằng:

    – Dấu chấm hỏi được viết ở phía cuối của câu hỏi. Các em đã nhớ chưa nào?

    B. Viết

    1. Chính tả (4 điểm)

    * Cách chấm:

    • Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, không mắc quá 2 lỗi chính tả (4 điểm)
    • Trừ điểm theo từng lỗi cụ thể (chữ viết không đều; mắc cùng một lỗi nhiều lần chỉ trừ điểm một lần…)

    TẠM BIỆT CÁNH CAM

    Cánh cam có đôi mắt xanh biếc, óng ánh dưới nắng mặt trời. Chú đi lạc vào nhà Bống. Chân chú bị thương, bước đi tập tễnh. Bống thương quá, đặt cánh cam vào một chiếc lọ nhỏ đựng đầy cỏ. Từ ngày đó, cánh cam trở thành người bạn nhỏ xíu của Bống.

    2. Tập làm văn (6 điểm)

    • HS viết được đoạn văn từ 4 – 5 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
    • Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm.
    • Kĩ năng dùng từ đặt câu: 1 điểm.
    • Có sáng tạo: 1 điểm

    2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

    Chủ đề

    Câu

    Nội dung kiến thức cần kiểm tra

    Mức độ

    Điểm

    Đọc

    Đọc thành tiếng

    1

    Mỗi HS đọc khoảng

    50 – 60 tiếng / phút.

    Đọc hiểu văn bản

    1

    Hiểu nội dung văn bản.

    M1

    0,5

    2

    Hiểu nội dung văn bản.

    M1

    0,5

    3

    Hiểu nội dung văn bản.

    M1

    0,5

    4

    Hiểu nội dung văn bản.

    M1

    0,5

    5

    Hiểu nội dung văn bản.

    M1

    0,5

    6

    Hiểu nội dung văn bản.

    M2

    1

    Kiến thức Tiếng việt

    7

    Từ chỉ hoạt động, sự vật

    M3

    1

    8

    Đặt câu nêu hoạt động

    M2

    1

    9

    Các dấu câu (dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than)

    M2

    0,5

    Viết

    Chính tả

    Viết chính tả: Nghe – viết.

    Tạm biệt cánh cam

    Tập làm văn

    Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường

    3. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt sách Cánh diều

    3.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2

    UBND HUYỆN …..

    TRƯỜNG TH ……….

    KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
    NĂM HỌC: 2023 – 2024
    Môn: TIẾNG VIỆT – LỚP 2

    KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

    1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

    2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

    Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:

    I. Đọc thầm văn bản sau:

    HƯƠU CAO CỔ

    1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh bằng với hươu cao cổ về chiều cao. Chú hươu cao nhất cao tới gần … 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.

    2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.

    3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ, hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,…

    Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật

    Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

    Câu 1. Hươu cao cổ cao như thế nào?

    A. Rất cao
    B. Cao bằng ngôi nhà
    C. Cao 16m
    D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.

    Câu 2. Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào?

    A. Sống theo đàn
    B. Luôn tranh chấp với các loài vật khác
    C. Sống một mình
    D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào

    Câu 3. Trong bài, tác giả có nhắc tới hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật nào?

    A. Tất cả các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt
    B. Chỉ sống hòa bình với hổ, cáo
    C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,…
    D. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài như chim, ngựa, bò tót

    Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

    ……………………………………………………………………………………

    Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên.

    biển

    xe máy

    Trời tủ lạnh

    túi ni-lông

    rừng

    dòng sông

    Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

    a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.
    b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.
    c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

    Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:

    Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.

    ………………………………………………………………………………………

    Câu 8.

    Trong bài “HƯƠU CAO CỔ” có sử dụng câu hỏi hay không? Vì sao?

    II. Phần viết

    1. Chính tả:

    Con sóc

    Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy.

    Theo Ngô Quân Miện

    Bài tập chính tả

    a. Điền vần

    Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::

    thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh…..

    b. Điền âm

    x hay s

    xuất …ắc …. ung quanh

    2. Tập làm văn:

    Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp

    Bài làm tham khảo

    Cuối tuần trước, cả nhà em đã cùng nhau đi du lịch tại Hà Giang. Nơi đó đã làm em và mọi người trầm trồ với vẻ đẹp hoang sơ của mình. Hà Giang có những ngọn núi cao trập trùng ẩn mình trong mây núi. Có những ruộng hoa, những cánh đồng xanh mướt mắt. Vẻ đẹp mộc mạc và hùng vĩ ấy khiến em chưa muốn về mà cứ muốn được nán lại thêm chút nữa.

    3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2

    I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

    1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):

    Nội dung đánh giá

    Biểu điểm

    – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm.

    1 điểm

    – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)

    1 điểm

    – Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng)

    1 điểm

    – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

    1 điểm

    Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

    2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):

    Nội dung

    Điểm

    Câu 1: D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.

    0,5 điểm

    Câu 2: D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào

    0,5 điểm

    Câu 3: C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,…

    0,5 điểm

    Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?

    Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp.

    0,5 điểm

    biển

    xe máy

    Trời

    túi ni-lông

    rừng

    dòng sông

    Câu 5:

    1 điểm

    Câu 6:

    a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.

    b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.

    c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.

    Câu 7:

    Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.

    Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.

    Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.

    0,5 điểm

    0,5 điểm

    Câu 8: Trong bài không có câu hỏi. Vì nếu có câu hỏi trong bài thì kết thúc câu có phải dấu chấm hỏi.

    0,5điểm

    HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM

    1. Chính tả: (4 điểm) Không cho điểm không phần này

    – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,5 điểm)

    – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). (2,5 điểm)

    (Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi (0,5)…..)

    * Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

    – Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)

    2. Tập làm văn: (6 điểm)

    * Nội dung (ý): 3 điểm HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.

    * Kĩ năng: 3 điểm

    • Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
    • Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
    • Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
    • Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.

    3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2

    Bài kiểm tra đọc

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    TN TL TN TL TN TL
    1 Kiến thức Số câu 01 01 01 04
    Câu số 6, 8 7 9
    Số điểm 0,5 0,5 1 3
    2 Đọc hiểu văn bản Số câu 04 01 05
    Câu số 1, 2, 3, 4 5
    Số điểm 2 1 3
    Tổng số câu 04 02 01 1 01 9
    Tổng số điểm 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 6,0

    Bài kiểm tra viết

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    TN TL TN TL TN TL
    1 Bài viết 1 Số câu 1 1
    Câu số 1
    Số điểm 4 4
    2 Bài viết 2 Số câu 1 1
    Câu số 2
    Số điểm 6 6
    Tổng số câu 1 1 2
    Tổng số điểm 4 6 10

    >> Download tài liệu để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 27

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *