Soạn bài Chẳng phải chuyện đùa giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 86, 87, 88. Qua đó, cũng hiểu rõ hơn ý nghĩa bài Tập đọc Chẳng phải chuyện đùa – Bài 17: Khám phá thế giới.
Bạn đang đọc: Chia sẻ và đọc: Chẳng phải chuyện đùa – Tiếng Việt 4 Cánh diều
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài đọc 1: Chẳng phải chuyện đùa – Chủ điểm Ngôi nhà chung theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết đọc này:
Soạn bài Chẳng phải chuyện đùa Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều trang 86, 87, 88
Chia sẻ
Câu 1: Em hiểu thế nào là “khám phá thế giới”?
Trả lời:
Em hiểu “khám phá thế giới” là việc tìm tòi, khám phá ra những gì mới lạ, tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội loài người ở khắp nơi trên thế giới.
Câu 2: Theo em, vì sao người ta cần khám phá thế giới?
Trả lời:
Theo em, người ta cần khám phá thế giới vì để khám phá ra những điều mới lạ và có thể phát minh ra được những thứ mới tiện ích hơn.
Bài đọc
Chẳng phải chuyện đùa
Lẳng lặng mà nghe
Những lời tôi đặt
Toàn là chuyện thật
Chẳng phải đùa đâu
Cai chai không đầu
Mà sao có cổ
Bảo rằng ngọn gió
Thì gốc ở đâu
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc
Ở trong chiếc bút
Lại có ruột gà
Có mắt đâu mà
Quả na biết mở
Chân bàn, chân tủ
Chẳng bước bao giờ
Gọi là bánh xe
Mà không ăn được
Gọi là cây bút
Sao chẳng thấy cành
Bàn chân chúng mình
Mọc ra… mắt cá
Chiếc hoa gọng vó
Chẳng mắc lưới vào
hẳng phải đùa đâu
Toàn là chuyện thật
Những lời tôi đặt
Lẳng lặng mà nghe
Quang Huy
(:) Giải nghĩa từ:
– Hoa gọng vó: một loài hoa có khả năng bắt côn trùng để làm thức ăn
Đọc hiểu
Câu 1: Câu thơ sau nói đến sự vật nào? Tác giả thắc mắc về điều gì?
Cái chai không đầu
Mà sao có cổ
Trả lời:
Câu thơ sau nói đến chai, lọ dùng để đựng nước…. Tác giả thắc mắc lí do cái chai không có đầu nhưng vẫn có cổ.
Câu 2: Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác?
Trả lời:
Tác giả còn phát hiện những điều gì lạ ở tên các sự vật khác như ngọn gió có gốc ở đâu?, răng cào nhai như nào?, mũi thuyền có ngửi được gì?, ấm sao lại có tai?, bút sao lại có ruột?, na có mắt đâu sao biết mở?, chân bàn, chân tủ bước như nào?, bánh xe mà không ăn được?, cây bút không có cành?, bàn chân lại mọc ra mắt cá?
Câu 3: Em thích câu thơ (đoạn thơ) nào nhất, vì sao?
Trả lời:
Em thích câu thơ (đoạn thơ) bàn chân chúng mình mọc ra mắt cá vì nó thể hiện cái nhìn thú vị.
Câu 4: Em hãy kể tên một vài sự vật khác có tên gọi “lạ” như trong bài thơ.