Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên

Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên

Dẫn chứng về lí tưởng sống tổng hợp 10 ví dụ, tấm gương tiêu biểu xác thực và được nhiều người biết đến về những người sống có lý tưởng. Qua đó giúp bài văn nghị luận của các bạn thêm thuyết phục, lập luận chặt chẽ, đạt điểm cao.

Bạn đang đọc: Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên

Dẫn chứng về lí tưởng sống của thanh niên

Lý tưởng sống là những mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Lí tưởng sống cao đẹp chính là điều kiện để con người sống có ý nghĩa hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của mỗi người. Vậy sau đây là 10 dẫn chứng về lý tưởng sống mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: dẫn chứng về tinh thần ham học hỏi trong cuộc sống, dẫn chứng về tình bạn, dẫn chứng về tính kỷ luật.

Dẫn chứng về lý tưởng sống hay nhất

    Dẫn chứng 1

    Anh hùng Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ra trong một gia đình yêu nước và khởi nghĩa ở Hà Tĩnh. Sống trong cảnh “nước mất, nhà tan”, gia đình Lý Tự Trọng phải lưu lạc nơi xứ người. Lý Tự Trọng ngay từ nhỏ đã cần cù lao động, ham học, thấu hiểu những gian khổ mà nhân dân ta phải chịu dưới ách thống trị của thực dân phong kiến.

    Năm mười tuổi, ông được cử sang Quảng Châu học tại trụ sở của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội ở Trung Quốc. Từ đó, Lý Tự Trọng được cử làm nhiệm vụ liên lạc và giúp việc cho cơ quan Tổng bộ của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu. Đồng chí tích cực tham gia liên lạc giữa Tổng bộ với các cán bộ Việt Nam cách mạng thanh niên hoạt động ở Trung Quốc, chuyển thư từ tài liệu cách mạng.

    Dẫn chứng 2

    Kỹ sư trẻ Vũ Văn Bình sinh năm 1989 tại Hải Phòng, một thanh niên đang ở đỉnh cao khoa học công nghệ của Viettel. Bình là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội, tốt nghiệp năm 2012. Anh là trưởng phòng cố định băng rộng tại Viettel, và được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng. Anh và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và lựa chọn thành công công nghệ Internet băng thông rộng GPON. Nghiên cứu này đã giúp tập đoàn tạo ra một dịch vụ chất lượng cao hơn. Ngoài ra, Bình còn chủ trì nghiên cứu, tự thiết kế hệ thống chính (hệ thống Headend) của các dịch vụ truyền hình. Vũ Văn Bình không chỉ là một gương mặt trẻ xuất sắc mà còn là một bí thư năng nổ.

    Dẫn chứng 3

    Remi Camus, chàng trai người Pháp, đã bơi dọc sông Mê Kông tổng chiều dài 4400km để truyền tới thế giới thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ nguồn nước sạch.

    Dẫn chứng 4

    Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH Hoa Sen – đã tạo ra Cây Tri Thức, một giá sách công cộng đặt ở sảnh trường đại học để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ đam mê đọc sách. Việt mong mỏi không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng hơn, Việt muốn tập tành xây dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho đi.

    Dẫn chứng 5

    Ca sĩ Thái Thùy Linh nổi tiếng với chương trình Mang âm nhạc đến bệnh viện, hội tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng tham gia đến các bệnh viện để phục vụ văn nghệ và quyên góp từ thiện cho các bệnh nhân khó khăn.

    Dẫn chứng 6

    Xuân Diệu thì mải mê với lí tưởng:

    “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
    Còn hơn ngồi buồn le lói suốt trăm năm”

    Cảm ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được hiến dâng cả cuộc đời để đổi lấy “1 phút huy hoàng”, đó là giây phút cháy bỏng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đồng thời, nhà thơ cũng muốn gửi gắm lí tưởng sống ấy cho mọi người trong cuộc đời. Sống phải sống sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi theo tiếng gọi của “lí tưởng” như L. Tôn-xtôi đã khẳng định “không có lí tưởng thì không có phương hướng, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”

    Dẫn chứng 7

    Ngày 5. 6. 1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng bàn tay trắng xuống tàu buôn ra nước ngoài, mang trên mình hành trang duy nhất là lí tưởng tìm đường cứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác đã không bao giớ có can đảm ra đi. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sống khi đã có lí tưởng riêng của bàn thân.

    Dẫn chứng 8

    Liệt sĩ – Bác sĩ Đặng Thùy Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 tại Hà Nội trong một gia đình có năm người con. Gia đình bác sĩ Trâm là một gia đình trí thức yêu nước, bố là bác sĩ, mẹ là dược sĩ. Đặng Thùy Trâm có tuổi thơ gian khó trong những năm kháng chiến. Cô là người yêu văn học nên đọc nhiều sách, thuộc lòng nhiều bài thơ, chịu ảnh hưởng về tính cách của những nhân vật lý tưởng trong văn học, chẳng hạn như Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy”, Ruồi Trâu… Đó là những nhân vật mà lý tưởng sống của họ luôn cháy bỏng trong cô thời xuân xanh. Nối bước cha mẹ, cô thi đỗ Đại học Y khoa Hà Nội và tốt nghiệp trước thời hạn một năm. Ra trường, cô tình nguyện vào Trường Sơn công tác tại chiến trường Quảng Ngãi, cô đã có thể chọn nghề và sống một cuộc đời bình lặng. Nhưng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của miền Nam ruột thịt, cô gái Hà Nội ấy đã quyết định đi đến nơi ác liệt nhất.

    Dẫn chứng 9

    Anh em nhà Wright: Từ nhỏ đã mơ ước có thể bay như cánh chim trên bầu trời. Để đạt được ước mơ ấy, họ đã trải qua không ít khó khăn, thất bại và cả những lời chế nhạo: “Chúng tôi không thể không nghĩ họ chỉ là hai kẻ điên rồ tội nghiệp. Họ đứng trên bãi biển nhiều giờ chỉ nhìn những con hải âu bay lên bay xuống.” Nhưng những thất bại và sự chế nhạo không làm cho Wilbur và Orville Wright nản chí, họ đã thành công, sáng tạo ra những chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới.

    Dẫn chứng 10

    Bác sĩ trẻ Đặng Minh Hiệu (28 tuổi, Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) Sẵn sàng xuống tóc để đi vào tuyến lửa Bắc Giang, góp một phần sức lực vào công cuộc chống dịch: “Tôi mong đến ngày có lệnh điều động để bản thân có thể thực hiện được lý tưởng của tuổi trẻ, được cống hiến phần nào sức mình cho cuộc chiến chống đại dịch, sớm trả lại cuộc sống bình yên cho dân. Và hôm nay tôi đã đạt ý nguyện ấy” – bác sĩ Đặng Minh Hiệu nói.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *