Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tiếng Việt 4 sách Cánh diều
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Toán, Âm nhạc 4 sách Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn để hoàn thành khóa tập huấn SGK lớp 4 với kết quả cao nhất:
Đáp án tập huấn SGK Tiếng Việt 4 Cánh diều
Câu 1. Thầy/Cô hiểu quan điểm “tiếp cận mục tiêu” của SGK Tiếng Việt 4 như thế nào?
Có thể chọn nhiều phương án
a) Lấy việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe làm trục phát triển của cuốn sách để phục vụ mục tiêu phát triển các năng lực đặc thù (năng lực ngôn ngữ và văn học), đồng thời phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực một cách vững chắc.
b) Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (HS) để hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực một cách vững chắc.
c) Thiết kế sách thành phần cứng và phần mềm để phù hợp với các đối tượng và điều kiện dạy – học khác nhau, thực hiện dạy học phân hoá.
d) Thống nhất nội dung rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong mỗi bài học theo hệ thống chủ đề, chủ điểm để phục vụ mục tiêu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng sống và các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Câu 2. Thầy/Cô hiểu quan điểm “tiếp cận đối tượng” của SGK Tiếng Việt 4 như thế nào?
Có thể chọn nhiều phương án
a) Thiết kế các nội dung giáo dục theo nguyên tắc vừa sức và phát triển.
b) Thiết kế hoạt động học tập phù hợp với các đối tượng học tập khác nhau.
c) Thống nhất nội dung rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe trong mỗi bài học theo hệ thống chủ đề, chủ điểm.
d) Lấy việc rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe làm trục phát triển của cuốn sách.
Câu 3. SGK Tiếng Việt 4 sắp xếp hệ thống các bài học như thế nào?
a) Sắp xếp theo hệ thống phân môn.
b) Sắp xếp theo hệ thống thể loại văn học.
c) Sắp xếp theo hệ thống chủ đề, chủ điểm.
d) Sắp xếp theo hệ thống hoạt động rèn luyện kĩ năng.
Câu 4. Nội dung mỗi bài học trong SGK Tiếng Việt 4 được sắp xếp như thế nào?
a) Sắp xếp theo theo hệ thống phân môn.
b) Sắp xếp theo hệ thống thể loại văn học.
c) Sắp xếp theo hệ thống chủ đề, chủ điểm.
d) Sắp xếp theo hệ thống hoạt động rèn luyện kĩ năng.
Câu 5. Mỗi bài học chính trong SGK Tiếng Việt 4 được học trong bao lâu?
a) Mỗi bài học chính được học trong 1 tuần.
b) Mỗi bài học chính được học trong 2 tuần.
c) Mỗi bài học chính được học trong 2 tuần; riêng Bài 18 – 3 tuần.
d) Mỗi tuần có 2 bài học, một bài được học trong 3 tiết, một bài 4 tiết.
Câu 6. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đầy đủ các hoạt động chính của HS trong một bài học?
a) Khởi động (chia sẻ), khám phá, luyện tập, vận dụng, tự đánh giá.
b) Khởi động (chia sẻ), khám phá, luyện tập, tự đọc sách báo.
c) Khám phá, luyện tập, củng cố, vận dụng, góc sáng tạo.
d) Khởi động (chia sẻ), khám phá, trải nghiệm, vận dụng.
Câu 7. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hoạt động chính của giáo viên để hướng dẫn HS học tập?
a) Giao nhiệm vụ cho HS; tổ chức cho HS làm việc bằng các kĩ thuật khác nhau.
b) Giao nhiệm vụ cho HS; tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng các kĩ thuật khác nhau.
c) Theo dõi, giúp đỡ HS làm việc, trả lời thắc mắc của HS; tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
d) Giao nhiệm vụ cho HS; tổ chức cho HS làm việc; tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
Câu 8. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hoạt động chính của HS trong bài đọc?
a) Đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi đọc hiểu.
b) Đọc thành tiếng, luyện tập về tiếng Việt.
c) Đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi đọc hiểu, luyện tập về tiếng Việt.
d) Đọc thành tiếng, trả lời câu hỏi đọc hiểu, luyện viết đoạn văn.
Câu 9. Kiểu bài viết nào dưới đây được dạy trong 6 tiết học? Có thể chọn nhiều phương án
Viết đơn
Viết báo cáo
Viết thư thăm hỏi
Viết bài văn tả cây cối
Viết bài văn tả con vật
Viết đoạn văn về một nhân vật
Viết đoạn văn tưởng tượng
Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
Viết bài văn thuật lại một sự việc được chứng kiến/tham gia
Viết hướng dẫn thực hiện 1 công việc, sử dụng 1 sản phẩm
Câu 10. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hình thức rèn luyện kĩ năng nói và nghe ở lớp 4?
a) Nghe – kể lại một câu chuyện; kể hoặc phân vai đọc lại (diễn lại) câu chuyện đã học; quan sát và nói theo đề tài; giới thiệu một tác phẩm đã đọc ở nhà.
b) Nghe và kể lại một câu chuyện; kể hoặc phân vai đọc lại (diễn lại) câu chuyện đã học; thảo luận về một đề tài; tập diễn kịch.
c) Nghe và kể lại một câu chuyện; đọc và kể lại truyện tranh; giới thiệu và trao đổi về một tác phẩm đã đọc ở nhà; thảo luận về một đề tài; tập diễn kịch.
d) Nghe và kể lại một câu chuyện; kể hoặc phân vai đọc lại (diễn lại) câu chuyện đã học; kể hoặc đọc lại và trao đổi về một tác phẩm đã đọc ở nhà.
Câu 11. Giáo viên cần làm gì nếu một số HS không mang sách báo đến lớp hoặc mang đến lớp sách báo không phù hợp trong các tiết trao đổi về sách báo tự đọc ở nhà?
a) Hướng dẫn những HS đó mượn sách để đọc sau giờ học.
b) Hướng dẫn những HS đó đọc bài có kí hiệu M trong SGK.
c) Hướng dẫn những HS đó đọc chung với bạn ngồi bên cạnh.
d) Nhắc nhở những HS đó lần sau cần mang sách báo đến lớp.
Câu 12. Đâu là các kiến thức dạy ngữ pháp trong Luyện từ và câu ở lớp 4?
Có thể chọn nhiều phương án
Mở rộng vốn từ
Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức
Danh từ
Động từ
Tính từ
Chủ ngữ
Vị ngữ
Trạng ngữ
Nhân hoá
Từ điển, tra từ điển
Lựa chọn từ
Câu 13. Sau mỗi bài học, HS thực hiện tự đánh giá như thế nào?
a) Đọc và đánh dấu x vào các ô thích hợp trong bảng kiểm.
b) Đọc và đánh dấu x vào các ô ở cột Những điều đã biết.
c) Đọc và đánh dấu x vào các ô ở cột Những việc đã làm được.
d) Đọc và làm bài tập tự đánh giá trong SGK.
Câu 14. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các hoạt động chính của giáo viên trong các tiết học từ tiết 1 đến tiết 5 ở bốn bài Ôn tập?
a) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng; hướng dẫn làm các bài tập.
b) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng và đọc hiểu.
c) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu và viết.
d) Hướng dẫn HS làm các bài tập đọc, viết, nói và nghe.
Câu 15. Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ các nội dung kiểm tra định kì ở bài Ôn tập?
a) Đánh giá kĩ năng đọc hiểu, viết và kiến thức tiếng Việt.
b) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt.
c) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng, viết và kiến thức tiếng Việt.
d) Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng, đọc hiểu, viết và kiến thức tiếng Việt.