Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 8 tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận ôn luyện.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 8 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

I. Phần vật lý

1. Khối lượng riêng

– Khối lượng riêng của một chất cho ta biết khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

– Công thức: tính khối lượng riêng

2. Áp suất trên một bề mặt

– Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

– Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

– Cách làm tăng, giảm áp suất:

+ Để tăng áp suất: tăng áp lực và giảm diện tích bị ép.

+ Giảm áp suất: Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép.

3. Áp suất chất lỏng – Áp suất khí quyển

– Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

– Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

– Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương.

II. Phần hóa học:

Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Bài 2: Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

III. Phần sinh học:

Bài 27: Khái quát về cơ thể người

Bài 28: Hệ vận động ở người

Bài 29: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở người

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Câu 2. Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

A. Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm.
B. Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm.
C. Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
D. Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Câu 3. Muốn tăng áp suất thì:

A. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ.
B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực.
C. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ.
D. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực.

Câu 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu.
B. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.
C. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực ma sát giữa tàu và đường ray
D. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng cả ba lực trên.

Câu 5. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

A. phương của lực.
B. chiều của lực.
C. điểm đặt của lực.
D. độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép.

Câu 6. Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?

A. Săm ruột xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ.
B. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.
C. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.
D. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng.

Câu 7. Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng?

A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.
B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang.
C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên.
D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa.

Câu 8. Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào liên quan đến áp suất khí quyển?

A. Các ống thuốc tiêm nếu bẻ một đầu rồi dốc ngược thuốc vẫn không chảy ra ngoài.
B. Các nắp ấm trà có lỗ nhỏ ở nắp sẽ rót nước dễ hơn.
C. Trên các nắp bình nước uống 20lit có lỗ nhỏ thông với không khí.
D. Các ví dụ trên đều liên quan đến áp suất khí quyển.

Câu 9: Phản ứng tỏa nhiệt là:

A. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 10: Thể tích mol là

A. Là thể tích của chất lỏng
B. Thể tích của 1 nguyên tử nào đó.
C. Thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
D. Thể tích ở đktc là 22,4l.

Câu 11: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

A. Chất bão hòa.
B. Chất chưa bão hòa.
C. Chất tan.
D. Dung môi.

Câu 12: Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?

A. Xương đốt sống.
C. Xương bả vai.
C. Xương cánh chậu.
D. Xương sọ.

Câu 13: Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở?

A. Chỉ phụ thuộc vào thành phần các chất chứa trong thức ăn.
B. Phụ thuộc vào thành phần và năng lượng các chất chứa trong thức ăn.
C. Chỉ phụ thuộc vào năng lượng chứa trong thức ăn.
D. Khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.

Câu 14: Khối lượng mol nguyên tử Oxygen là bao nhiêu?

A. 12 g/mol.
B. 1 g/mol.
C. 16 g/mol
D. 8 g/mol.

Câu 15: Hòa tan 3 gam muối NaCl vào trong nước thu được dung dịch muối. Chất tan là

A. nước.
B. dung dịch nước muối thu được.
C. muối NaCl và nước.
D. muối NaCl.

…………

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *