Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Hóa học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập Hóa học 10 giữa học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Hóa học 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức
A. Lý thuyết ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10
Chương 4: Phản ứng oxi hóa khử
1. Khái niệm và quy tắc xác định của số oxi hóa.
2. Khái niệm phản ứng oxi hóa – khử, chất khử, chất oxi hóa, quá trình khử ,quá trình oxi hóa.
3. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng e.
4. Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng trong cuộc sống.
Chương 5: Năng lượng hóa học
1. Khái niệm phản ứng tỏa nhiệt, thu nhiệt, điều kiện chuẩn, nhiệt tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng.
2. Ý nghĩa của biến thiên enthalpy chuẩn.
3. Tính biến thiên enthalpy chuẩn của một số phản ứng theo năng lượng liên kết, nhiệt tạo thành.
B. Bài tập ôn thi giữa kì 2 Hóa học 10
* Trọn bộ bài tập trong SGK Hóa học 10.
* Một số dạng bài tập tiêu biểu:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. Số oxi hóa của S trong SO2 và SO 2– lần lượt là
A. +2, +4.
B. -2, -4.
C. +4, +6.
D. -4, +6.
2. Cho các chất sau: Cl2; HCl; NaCl; KClO3; HClO4; số oxi hóa của nguyên tử Cl trong phân tử các chất trên lần lượt là
A. 0; +1; +1; +5; +7.
B. 0; -1; -1; +5; +7.
C. 1; -1; -1; -5; -7.
D. 0; 1; 1; 5; 7.
3. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?
A. Số khối.
B. Số oxi hóa.
C. Số hiệu
D. Số mol.
4. Chất khử là chất
A. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. Nhường e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. Nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
5. Quá trình oxi hoá là
A. Quá trình nhường electron.
B. Quá trình nhận electron.
C. Quá trình tăng electron.
D. Quá trình giảm số oxi hoá.
6. Trong phản ứng hoá học: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2, mỗi nguyên tử Mg đã
A. nhường 2
B. nhận 2 electron.
C. nhường1 electron.
D. nhận 1 electron.
7. Cho phản ứng hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Zn2+ và sự oxi hóa
B. sự khử Zn2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu.
D. sự oxi hóa Zn và sự khử Cu2+.
8. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. acid.
D. base.
9. Cho cácphương trình phản ứng:
(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.
(2) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(3) Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2.
(4) AgNO3 + NaCl → AgCl + NaNO3.
Trong các phản ứng trên, các phản ứng thuộc loại oxi hóa – khử là
A. (1),(2).
B. (2), (3)
C. (1), (3)
D. (2), (4)
…….
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.
Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.
a. NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O.
b. P + H2SO4đ → H3PO4 + SO2 + H2O
c. KMnO4 + HClđ → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
d. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O.
e. Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO3 + H2O
Câu 2. Các quá trình sau thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích ngắn gọn?
a. Quá trình pháo hoa cháy sáng trong không khí.
b. Quá trình quang hợp của thực vật vào ban ngày.
c. Quá trình oxi hóa carbohydrate trong cơ thể con người.
d. Nhiệt phân magnesium nitrate.
e. Hòa tan muối NH4Cl vào nước thấy cốc nước trở nên mát.
f. Giọt nước đọng lại trên lá cây vào ban đêm.
Câu 3. Một số loại xe ôtô được trang bị một thiết bị an toàn là túi chứa môt lượng nhất định hợp chất ion sodium azide (NaN3), được gọi là túi khí. Khi có va cham xảy ra mạnh sodium azide bị phân hủy rất nhanh, giải phóng khí N2 và nguyên tố Na, làm túi phồng lên, bảo vệ được người trong xe tránh khỏi thương tích. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và xác định đây có phải phản ứng oxi hóa – khử không? Vì sao? Xác định số oxi hóa của mỗi nguyên tử trong NaN3.
Câu 4. Hàm lượng iron (II) sulfate được xác định qua phản ứng oxi hóa – khử với potassium permanganate:
FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 — Fe2 (SO4 )3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
a. Hoàn thành phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron. Chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.
b. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,02M để phản ứng vừa đủ 20 mL dung dịch FeSO4 0,1M.
Câu 5. Cho 2,34 g kim loại M (hóa trị n) tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được muối sulfate của M, 3,2227 lít SO2 (đk chuẩn), và nước. Xác định kim loại M.
Câu 6: Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành những chất sau từ đơn chất.
a. Nước ở trạng thái khí biết rằng khi tạo thành 1 mol hơi nước từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện thường giải phóng 214,6 kJ nhiệt.
b. Ammonia (NH3) ở trạng thái khí biết để tạo thành 2,5 gam ammonia từ các đơn chất ở trạng thái bền vững nhất trong điều kiện thường giải phóng 22,99 kJ nhiệt.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương giữa kì 2 Hóa học 10