Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm lý thuyết, các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận cuối học kì 2.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7.

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024

    Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

    ỦY BAN NHÂN DÂN …………..

    TRƯỜNG THCS …….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

    MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ

    NĂM HỌC: 2023-2024

    I. Phân môn Lịch sử

    Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh.

    Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ.

    – Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu trong cải cách của Hố Qúy Ly và nêu được tác động của những cải cách ấy đối với xã hội thời Hồ.

    – Mô tả được những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Giải thích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

    Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn

    – Trình bày được các sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    – Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    – Nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đánh giá vai trò của một số nhân vật tiêu biểu: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích…

    Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ

    – Mô tả được sự thành lập nhà Lê Sơ.

    – Nhận biết được tình hình kinh tế, xã hội thời Lê Sơ.

    – Giới thiệu được một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ.

    II. Phân môn Địa lí

    CHƯƠNG 5 : CHÂU ĐẠI DƯƠNG

    – Xác định được các bộ phận của châu Đại Dương; vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Australia.

    – Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và khoáng sản. Phân tích được đặc điểm khí hậu Australia, những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Australia.

    – Trình bày được đặc điểm dân cư, một số vấn đề về lịch sử và văn hoá độc đáo của Australia.

    – Phân tích được phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Australia.

    CHƯƠNG 6 : CHÂU NAM CỰC

    – Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

    – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

    – Trình bày được đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

    – Mô tả được kịch bản về sự thay đổi của thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

    III. Một số câu hỏi ôn tập

    A. Phần trắc nghiệm:

    Câu 1. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 – 1400) có tên là:

    A. Hình thư.
    B. Quốc triều hình luật
    C. Hồng Đức.
    D. Hoàng triều luật lệ.

    Câu 2. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?

    A. Trần Thủ Độ.
    B. Trần Quốc Toãn.
    C. Trần Quốc Tuấn.
    D. Trần Cảnh.

    Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là:

    A.Đại Ngu.
    B. Đại Việt.
    C. Đại Cồ Việt.
    D. Việt Nam.

    Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

    A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
    B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
    C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
    D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

    Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là:

    A. nô tì
    B. nông dân.
    C. thương nhân.
    D. thợ thủ công.

    Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?

    A. Nhà Lý.
    B. Nhà Trần.
    C. Nhà Hồ.
    D. Nhà Lê sơ.

    Câu 7.Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là:

    A. Phật giáo.
    B. Nho giáo
    C. Hin-đu giáo.
    D. Đạo giáo.

    Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là:

    A. tháp Chăm
    B. chùa Một Cột.
    C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
    D. tháp Báo Thiên.

    Câu 9. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    A. Nhà Tiền Lê suy yếu
    B. Nhà Lý suy yếu
    C. Đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân
    D. Quân Mông – Nguyên xâm lược.

    Câu 10. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981?

    A.Lê Hoàn
    B. Lý Công Uẩn
    C. Đinh Bộ Lĩnh
    D. Lý Thường Kiệt.

    Câu 11. Trong giai đoạn 1418 – 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải khó khăn gì?

    A. Lực lượng còn yếu.
    B. Quân Minh tăng thêm viện binh.
    C. Nội bộ chia rẽ.
    D. Chưa được sự ủng hộ của nhân dân

    Câu 12. Chiến thắng nào dưới đây đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

    A. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
    B. Chiến thắng Đông Quan.
    C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
    D. Chiến thắng Trà Lân.

    Câu 13. Vương triều Lê sơ đã thi hành chính sách gì để xây dựng và phát triển quân đội?

    A.Tăng cường luyện tập quân đội.
    B. Mở trường rèn luyện quân đội.
    B. Trang bị thêm vũ khí cho quân đội.
    D. Ngụ binh ư nông.

    Câu 14. Dưới thời Lê sơ, sự phát triển mạnh mẽ của nghề thủ công truyền thống đã hình thành:

    A. làng nghề chuyên nghiệp.
    B. các làng nghề.
    C. các trung tâm sản xuất
    D. các đô thị.

    Câu 15. Ở Vương quốc Chăm – pa, tôn giáo nào có vị trí quan trọng nhất?

    A. Phật giáo.
    B. Hin đu giáo.
    C. Thiên chúa giáo.
    D. Hồi giáo.

    Câu 16. Vương quốc Chăm-pa được khởi đầu bởi Vương triều nào?

    A. Vương triều Vi-giay-a.
    B. Vương triều Sim-ha-pu-ra.
    A. C. Vi-ra-pu-ra. s
    D. In-dra-pu-ra.

    Câu 17. Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích khoảng

    A. 7,3 triệu km2.
    B. 7,4 triệu km2.
    C. 7,5 triệu km2.
    D. 7,7 triệu km2.

    Câu 18. Loại đất màu mỡ nhất ở châu Đại Dương là

    A. đất núi lửa trên các đảo.
    B. đất phù sa ở đồng bằng.
    C. đất feralit đá vôi ven biển.
    D. đất xám khu vực bồn địa.

    Câu 19 Quốc gia nào sau đây của châu Đại Dương có tỉ lệ dân thành thị cao nhất?

    A. Ô-xtrây-li-a.
    B. Pa-pua Niu Ghi-nê.
    C. Va-nu-a-tu.
    D. Niu Di-len.

    Câu 20. Nhận định nào sau đây không đúng với dân cư Ô-xtrây-li-a?

    A. Mật độ dân số thấp nhất thế giới.
    B. Dân ở đô thị đông hơn nông thôn.
    C. Có dân bản địa và người nhập cư.
    D. Hầu hết sống tập trung ở đảo nhỏ.

    Câu 21 Các nước ở châu Đại Dương có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh là

    A. Pa-pua Niu Ghi-nê và Niu Di-len.
    B. Niu Di-len và Ô-xtrây-li-a.
    C. Ô-xtrây-li-a và Va-nu-a-tu.
    D. Va-nu-a-tu và Pa-pua Niu Ghi-nê.

    Câu 22 Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các nước đang phát triển ở châu Đại Dương là

    A. khí đốt, thịt lợn, chuối, ca cao.
    B. than nâu, lúa mì, chuối, cá ngừ.
    C. bôxit, sắt, hàng điện tử, cà phê.
    D. phốt phát, ca cao, cá ngừ, ngô.

    Câu 23. Châu lục nào sau đây biết đến muộn nhất?

    A. Châu Nam Cực.
    B. Châu Mĩ.
    C. Châu Phi.
    D. Châu Âu.

    Câu 24. Châu Nam Cực bao gồm những bộ phận nào dưới đây?

    A. Lục địa Nam Cực và các cao nguyên băng khổng lồ.
    B. Lục địa Nam Cực và các đảo, quần đảo ven lục địa.
    C. Châu Nam Cực và các quần đảo lớn nhỏ ven lục địa.
    D. Một khối băng khổng lồ thống nhất,các đảo ven bờ.

    Câu 25. Động vật ở châu Nam Cực thường sinh sống ở đâu?

    A. Các cao nguyên băng.
    B. Sâu trong lục địa.
    C. Ven lục địa và trên các đảo.
    D. Ngoài biển.

    Câu 26. Khi có biến đổi khí hậu, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, lớp băng ở Nam Cực sẽ biến đổi như thế nào?

    A. Lớp băng dày hơn.
    B. Lớp băng vỡ ra.
    C. Lớp băng lan rộng.
    D. Lớp băng tan chảy ngày càng nhiều.

    Câu 27. Khoáng sản nhiều nhất ở châu Nam Cực là:

    A. than, sắt.
    B. dầu mỏ, khí tự nhiên.
    C. đồng, vàng.
    D. bô-xit, kim cương.

    Câu 28. Địa hình chủ yếu của châu Nam Cực là gì?

    A. Cao nguyên băng khổng lồ.
    B. Đồi núi thấp.
    C. Đồng bằng rộng lớn.
    D. Núi cao và cao nguyên.

    Câu 29. Nơi xuất hiện đô thị đầu tiên trong lịch sử nhân loại là:

    A. phương Đông.
    B. phương Tây.
    C. Trung Quốc.
    D. Hy Lạp.

    Câu 30. Cơ sở phát triển của các thành thị ở phương Tây là gì?

    A. Sự phát triển của nông nghiệp.
    B. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
    C. Sự phát triển của thương nghiệp.
    D. Sự phát triển của thủ công và thương nghiệp.

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần xâm lược lần thứ thứ ba 1287-1288?

    Câu 2. Khi Hưng Đạo Vương ốm nặng vua Trần lo lắng đến thăm, hỏi ông kế sách giữ nước nếu quân Nguyên lại sang xâm lược, Hưng Đạo Vương nói “vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vậy. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt.. Tùy thời, tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được”. Từ câu nói trên em hãy lí giải nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên?

    Câu 3. Trình bày diễn biến trận Chi Lăng- Xương Giang 1427 của khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo?

    Câu 4. Trong “Bình Ngô Đại Cáo” Nguyễn Trãi viết

    “Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
    Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
    Mã Kì, Phương Chính cấp cho năm trăm chiến thuyền ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc
    Vương Thông, Mã Anh phát cho vài nghìn cỗ ngựa về đến nước mà vẫn tim đập chân run
    Họ đã tham sống, sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
    Ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức”

    …………

    Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức

    ỦY BAN NHÂN DÂN …………. .

    TRƯỜNG THCS …….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II

    MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ KNTTVCS

    NĂM HỌC: 2023-2024

    Phần 1: Lý thuyết ôn thi học kì 2

    A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

    CHỦ ĐỀ 3: CHÂU PHI

    VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

    1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước

    – Vị trí: kéo dài từ khoảng 370B đến 350N. Tiếp giáp với: Địa Trung Hải, biển Đỏ; Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương; châu Á, châu Âu.

    – Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, các bán đảo lớn.

    – Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ.

    2. Đặc điểm tự nhiên

    a) Địa hình và khoáng sản

    + Là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên và bồn địa thấp.

    – Các khoáng sản và sự phân bố:

    + Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.

    + Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.

    + Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.

    b) Khí hậu

    – Châu Phi có khí hậu nóng và khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa tương đối thấp.

    – Đặc điểm các đới khí hậu:

    + Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.

    + Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động gió mùa,, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.

    + Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính chất lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.

    + Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm ướt, mưa nhiều; mùa hạ khô, trời trong sáng.

    c) Sông, hồ

    – Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa, không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn. Có nhiều hồ lớn.

    d) Các môi trường tự nhiên

    * Môi trường Xích đạo

    – Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.

    – Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

    * Hai môi trường nhiệt đới

    – Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo. (khoảng 20°B – 20°N).

    – Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

    – Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.

    – Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,…) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,…).

    * Hai môi trường cận nhiệt

    – Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.

    – Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.

    – Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng

    3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

    – Suy giảm tài nguyên rừng: tốc độ khai thác quá nhanh lại không có biện pháp khôi phục diện tích đã khai thác, khiến diện tích rừng giảm => hậu quả: hoang mạc hóa nhanh, nguồn nước bị suy giảm,…

    – Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác làm suy giả số lượng động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

    ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI

    1. Một số vấn đề dân cư, xã hội

    a) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao

    – Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.

    – Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 – 2020).

    – Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,…

    b) Nạn đói

    – Tình trạng: hàng năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa, chủ yếu vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

    – Nguyên nhân: do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị.

    c) Xung đột quân sự

    – Xung đột quân sự là vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi:

    – Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước),…

    – Hậu quả: gây hậu quả nghiêm trọng, gây thương vong về người, gia tăng dân số, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,… tao cơ hội cho nước ngoài can thiệp.

    2. Di sản lịch sử châu Phi

    + Chữ viết tượng hình

    + Phép tính diện tích các hình

    + Các công trình kiến trúc: kim tự tháp, tượng nhân sư

    PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI

    1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo

    + Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây (nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao).

    + Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,…) theo quy mô lớn

    + Tích cực trồng và bảo vệ rừng.

    2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới

    – Cách thức để con người khai thác:

    + Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra: canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy. Cây trồng chính lạc, bông, kê,…; chăn nuôi dê, cừu,… theo hình thức chăn thả.

    + Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,…) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.

    + Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), một số nước phát triển công nghiệp chế biến.

    – Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

    + Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.

    + Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát triển du lịch.

    3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc

    + Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,…), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,…) trên những mảnh ruộng nhỏ.

    + Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,…) dưới hình thức du mục.

    + Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.

    4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt

    – Tận dụng lợi thế về khí hậu các nước đã trồng các loại cây ăn quả (nho, oliu, cam, chanh,…) và trồng cây lương thực (lúa mì, ngô).

    – Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển: khai thác dầu (An-giê-ri), vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi).

    – Biện pháp: chống khô hạn và hoang mạc hóa.

    …………..

    Phần 2: Một số dạng bài tập ôn luyện

    A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở

    A. nửa cầu Bắc
    B. nửa cầu Tây.
    C. nửa cầu Nam.
    D. nửa cầu Đông.

    Câu 2. Dân cư Trung và Nam Mỹ chủ yếu là

    A. người nhập cư.
    B. người bản địa.
    C. người nhập cư và bản địa
    D. người Anh-điêng

    Câu 3. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ gồm

    A. Niu Iooc, Ottawa
    B. Lôt-an-giơ-let, Mê-hi-cô-city
    C. Niu Iooc, Oa-sinh-tơn
    D. Ottawa, Mê-hi-cô-city

    Câu 4. Rừng Amazon được gọi là

    A. lá phổi của Nam Mỹ
    B. lá phổi xanh của Trái Đất
    C. lá phổi xanh của Bắc Mỹ
    D. lá phổi xanh của Châu Mỹ

    Câu 5. Châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào sau đây?

    A. Đại Tây Dương.
    B. Ấn Độ Dương
    C. Thái Bình Dương.
    D. Bắc Băng Dương

    Câu 6. Động vật nào sau đây là loài đặc trưng của Ôxtraylia?

    A. Chó sói.
    B. Gấu trắng.
    C. Chim cánh cụt.
    D. Chuột túi.

    Câu 7. Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

    A. Ấn Độ Dương
    B. Thái Bình Dương
    C. Đại Tây Dương
    D. Bắc Băng Dương

    Câu 8. Địa hình châu Nam cực là

    A. cao nguyên băng.
    B. núi già
    C. núi trẻ
    D. đồng bằng

    Câu 9. Dãy núi cao đồ sộ nhất Bắc Mỹ là dãy núi nào sau đây?

    A. Cooc-di-e
    B. Atlat
    C. Apalat
    D. Andet

    Câu 10. Sông nào say đây thuộc Bắc Mỹ?

    A. Sông Mi-xi-xi-pi
    B. Sông Amazon
    C. Sông Công gô
    D. Sông Nin

    Câu 11. Xao Pao lô là thành phố đông dân nhất ở Nam Mỹ, thuộc quốc gia nào?

    A. Pa-ra-goay
    B. Ac-hen-ti-na
    C. Vê-nê-xu-ê-la
    D. Bra-xin

    Câu 12. Trung và Nam Mỹ số dân thành thị chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?

    A. 78%
    B. 60%
    C. 80%
    D. 50%

    Câu 13. Rừng A-ma-dôn phân bố trải dài qua bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?

    A. 7
    B. 9
    C. 12
    D. 10

    Câu 14. Tính đến năm 2020 rừng nhiệt đới A-ma-dôn đã mất bao nhiêu diện tích rừng nguyên sinh?

    A. 3,24 triệu ha
    B. 2,3 triệu ha
    C. 5 triệu ha
    D. 1,2 triệu ha

    Câu 15. Tổng diện tích của châu Đại Dương là bao nhiêu?

    A. 8 triệu km2
    B. 8,9 triệu km2
    C. 9,7 triệu km2
    D. 8,5 triệu km2

    Câu 16. Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào?

    A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
    B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
    C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
    D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương

    II. PHẦN TỰ LUẬN

    Câu 1.

    Trình bày đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a?

    Câu 2.

    a. Phân tích sự phân hóa theo chiều cao của tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ?

    b. Băng ở Nam Cực đang dần tan ra do biến đổi khí hậu, em cần làm gì để góp phần hạn chế biến đổi khí hậu?

    B. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

    I. Phần trắc nghiệm:

    Câu 1. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 – 1400) có tên là:

    A. Hình thư.
    B. Quốc triều hình luật .
    C. Hồng Đức.
    D. Hoàng triều luật lệ.

    Câu 2. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?

    A. Trần Thủ Độ.
    B. Trần Quốc Toãn.
    C. Trần Quốc Tuấn.
    D. Trần Cảnh.

    Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là:

    A. Đại Ngu.
    B. Đại Việt.
    C. Đại Cồ Việt.
    D. Việt Nam.

    Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:

    A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
    B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
    C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
    D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.

    Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là:

    A. nô tì.
    B. nông dân.
    C. thương nhân.
    D. thợ thủ công.

    Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?

    A. Nhà Lý.
    B. Nhà Trần.
    C. Nhà Hồ.
    D. Nhà Lê sơ.

    Câu 7. Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là:

    A. Phật giáo.
    B. Nho giáo
    C. Hin-đu giáo.
    D. Đạo giáo.

    Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là:

    A. tháp Chăm
    B. chùa Một Cột.
    C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
    D. tháp Báo Thiên.

    Câu 9. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    A. Nhà Tiền Lê suy yếu
    B. Nhà Lý suy yếu
    C. Đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân
    D. Quân Mông – Nguyên xâm lược.

    Câu 10. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981?

    A. Lê Hoàn
    B. Lý Công Uẩn
    C. Đinh Bộ Lĩnh
    D. Lý Thường Kiệt.

    Câu 11. Trong giai đoạn 1418 – 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải khó khăn gì?

    A. Lực lượng còn yếu.
    B. Quân Minh tăng thêm viện binh.
    C. Nội bộ chia rẽ.
    D. Chưa được sự ủng hộ của nhân dân

    Câu 12. Chiến thắng nào dưới đây đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

    A. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
    B. Chiến thắng Đông Quan.
    C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
    D. Chiến thắng Trà Lân.

    Câu 13. Vương triều Lê sơ đã thi hành chính sách gì để xây dựng và phát triển quân đội?

    A. Tăng cường luyện tập quân đội.
    B. Mở trường rèn luyện quân đội.
    C. Trang bị thêm vũ khí cho quân đội.
    D. Ngụ binh ư nông.

    ……………..

    Đề cương học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều

    I. Câu hỏi tự luận ôn thi học kì 2

    CHƯƠNG 5 . VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

    BÀI 14:CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (939 – 1009)

    1/ Những việc làm thể hiện ý thức độc lập, tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước.

    2/ Công cuộc thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

    3/ Nét chính công cuộc kháng chiến chống Tống năm 981.

    Bài 15:CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI LÝ. (1009 – 1225)

    4/ Hoàn cảnh thành lập nhà Lý. Lý do nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La? Đánh giá ý nghĩa sự kiện này.

    5/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống ( 1075-1077): Nét độc đáo, vai trò của Lý Thường Kiệt.

    6/ Những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lý.

    BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN ( 1226- 1400)

    7/ Sự thành lập nhà Trần.

    8/ Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa thời Trần.

    BÀI 17. BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN

    9/ Em hãy điền các trận đánh tiêu biểu vào các ô trống tương ứng với từng cuộc kháng chiến

    Các cuộc kháng chiến

    Các trận đánh tiêu biểu tiêu biểu

    Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ (1258)

    Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (1285)

    Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên(1287-1288)

    10/ Đánh giá vai trò của Trần Quốc Tuấn trong các cuộc kháng chiến chông quân Nguyên.

    11/ Trình bày nguyên nhân nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên?

    BÀI 18: NHÀ HỒ VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MINH (1400 -1407)

    11/ Sự thành lập nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly.

    BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427)

    12/ Thống kê các sự kiện tiêu biểu về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo các mốc thời gian sau:

    Thời gian

    Sự kiện tiêu biểu

    1416

    Tháng 10/ 1424

    Tháng 11/ 1426

    Tháng 10/ 1427

    Tháng 12/ 1427

    13/ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

    BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527)

    14/ Sự thành lập nhà Lê sơ.

    14/ Tình hình kinh tế-xã hội , văn hóa giáo dục thời Lê sơ. Nhận xét.

    Bài 21:VÙNG ĐẤT PHÍA NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI

    15/ Những diễn biến cơ bản về chính trị của vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X-đến đầu thế kỉ XVI

    II. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi học kì 2

    Câu 1/ Từ tháng 10/ 1424 đến tháng 8 / 1425 nghĩa quân Lam sơn đã giải phóng khu vực rộng lớn, đó là

    A. từ Nghệ An đến Thuận Hóa.
    B . từ Thanh Hóa đến Quảng Nam.
    C. từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân .
    D. từ Nghệ An vào đến Tân Bình.

    Câu 2/ Điểm giống nhau trong cách đánh của quân ta qua hai trận Tốt Động-Chúc Động và Chi Lăng-Xương Giang là

    A. cả hai đều được đánh theo cách tấn công ồ ạt.
    B. cả hai đều là trận phục binh, nghĩa quân đã dựa vào địa hình để tổ chức tiêu diệt sinh lực địch.
    C. cả hai đều là trận thủy chiến,nghĩa quân tấn công trên đường biển.
    D. cả hai đều thực hiện cách đánh du kích.

    Câu 3/ Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa lam Sơn là

    A . sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân cho cuộc khởi nghĩa.
    B . bộ chỉ huy khởi nghĩa là những người tài giỏi, mưu lược cao, tiêu biểu là Lê Lợi và Nguyễn trãi.
    C . lòng yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ.
    D . nghĩa quân Lam Sơn có tinh thần kĩ luật cao và chiến đấu dũng cảm.

    Câu 4/ Qua những thành tựu về văn hóa, giáo dục thời Lê sơ,rút ra được bài học gì cho công cuộc xây dựng đất nước ngày nay ?

    A. Nhà nước xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.
    B. Nhà nước xem phát triển văn học là hàng đầu.
    C. Nhà nước xem phát triển văn hóa là hàng đầu.
    D. Nhà nước xem phát triển khoa học là hàng đầu.

    Câu 5/ Thời Lê sơ tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn?

    A. Phật giáo
    B. Đạo giáo
    C. Thiên chúa giáo
    D. Nho giáo.

    Câu 6/ Hậu quả lớn nhất của chiến tranh Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn là

    A. nhân dân phiêu bạt đói khổ.
    B. chia cắt đất nước,tổn hại nhân dân và đất nước.
    C. đồng ruộng bỏ hoang,kinh tế chậm phát triển.
    D. sản xuất đình đốn.

    Câu 7/ Công cuộc đào kênh Thoại Hà và kênh Vĩnh Tế do ai thực hiện?

    A. Nguyễn Hữu Cảnh
    B. Nguyễn Cư Trinh
    C. Nguyễn Văn Thoại
    D. Nguyễn Văn Thoại và Nguyễn Hữu Cảnh.

    Câu 8/ Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi lớn, đó là

    A. hạ thành Quy Nhơn.
    B. hạ thành Phú Xuân.
    C. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong
    D. lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

    Câu 9/ Năm 1785, nghĩa quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi lớn, đó là

    A. lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
    B. lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
    C. đánh tan quân xâm lược Xiêm .
    D. đánh tan quân xâm lược Thanh.

    Câu 10/ Chiến thắng nào đã kết thúc cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta vào cuối thế ki XVIII?

    A. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang.
    B. Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động
    C. Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
    D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.

    Câu 11/ Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông từ Rạch Gầm-Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

    A. Đây là vị trí chiến lược quan trọng của địch.
    B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh.
    C. Đó là con sông lớn, đi lại dễ dàng.
    D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp.

    Câu 12/ Ai là người chỉ huy của trận thủy chiến tại Rạch Gầm-Xoài Mút?

    a. Nguyễn Ánh.
    b. Nguyễn Nhạc .
    c. Nguyễn Huệ.
    d. Nguyễn Lữ.

    Câu`13/ Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian diễn ra của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

    1. Nghĩa quân Lam Sơn tiến ra Bắc,

    2. Chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang,

    3. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa.

    4. Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động.

    5. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình Thuận Hóa,

    A . 1, 3,2 , 4, 5
    B. 3,1, 5, 2, 4
    C. 3, 5, 1, 2, 4
    D . 3, 5, 1, 4, 2

    Câu 14/ Hãy sắp xếp các sự kiện sau đây theo đúng trình tự thời gian diễn ra của phong trào Tây Sơn:

    1. Đánh tan quân xâm lược Xiêm,

    2. Lật đổ chính quyền họ Trịnh,

    3. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ,

    4. Đánh tan quân xâm lược Thanh,

    5. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn,

    6. Lật đổ nhà Lê.

    A . 1, 3,2 , 4, 6,
    B . 5, 3, 1, 2, 4, 6
    C. 3, 5, 1, 2, 6,4
    D. 3, 5,1, 6, 2, 4

    Câu 15/ Tại sao trong nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần?

    A . Chúa Trịnh- chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương. .
    B . Chúa Trịnh- chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa.
    C . Chúa Trịnh-chúa Nguyễn chỉ lo phát triển nông nghiệp.
    D . Các chúa không thích sự có mặt của người nước ngoài.

    Câu 16/ Vì sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa?

    A. Lam Sơn nằm bên tả ngạn sông Chu dễ vận chuyển bằng đường thủy.
    B. Lam Sơn nối liền đồng bằng với miền núi và có địa thế hiểm trở.
    C . Lam Sơn đã từng là căn cứ các cuộc khởi nghĩa trước đây.
    D . Lam Sơn có nhiều thắng cảnh nổi tiếng.

    Câu17 / Luật pháp thời Lê Sơ có điểm nào khác luật pháp thời Lý – Trần ?

    A. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua và giai cấp thống trị
    B. Bảo vệ trật tự xã hội
    C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ
    D. Bảo vệ sản xuất nông nghiệp

    Câu18 / Năm 1700, ông đến cù lao Cây Sao( cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới), mở ra thời kì mới cho việc khẩn hoang vùng đất An Giang, ông là ai?

    A. Nguyễn Hữu Cảnh.
    B. Nguyễn Cư Trinh.
    C. Nguyễn Văn Thoại.
    D. Nguyễn Tri Phương.

    Câu 19/ Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở Huế còn lại đến ngày nay đã được xây dựng dưới thời nào?

    A. Nhà Lê.
    B. Nhà mạc
    C. Nhà Nguyễn.
    D. Tây Sơn.

    ………….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *