Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm kiến thức lý thuyết kèm theo một số dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận trọng tâm.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề cương ôn tập Lịch sử Địa lí 7 học kì 2 Kết nối tri thức giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức.
Đề cương học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức
ỦY BAN NHÂN DÂN …………. . TRƯỜNG THCS ……. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ KNTTVCS NĂM HỌC: 2023-2024 |
Phần 1: Lý thuyết ôn thi học kì 2
A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
CHỦ ĐỀ 3: CHÂU PHI
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
– Vị trí: kéo dài từ khoảng 370B đến 350N. Tiếp giáp với: Địa Trung Hải, biển Đỏ; Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương; châu Á, châu Âu.
– Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển, các bán đảo lớn.
– Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba thế giới sau châu Á, châu Mỹ.
2. Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và khoáng sản
+ Là một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên và bồn địa thấp.
– Các khoáng sản và sự phân bố:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.
b) Khí hậu
– Châu Phi có khí hậu nóng và khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 200C, lượng mưa tương đối thấp.
– Đặc điểm các đới khí hậu:
+ Khí hậu xích đạo: nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm.
+ Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động gió mùa,, một mùa nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa khô, mát.
+ Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính chất lục địa, rất khô và nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn.
+ Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm ướt, mưa nhiều; mùa hạ khô, trời trong sáng.
c) Sông, hồ
– Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa, không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn. Có nhiều hồ lớn.
d) Các môi trường tự nhiên
* Môi trường Xích đạo
– Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
– Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
– Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo. (khoảng 20°B – 20°N).
– Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
– Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
– Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,…) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,…).
* Hai môi trường cận nhiệt
– Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
– Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
– Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng
3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên
– Suy giảm tài nguyên rừng: tốc độ khai thác quá nhanh lại không có biện pháp khôi phục diện tích đã khai thác, khiến diện tích rừng giảm => hậu quả: hoang mạc hóa nhanh, nguồn nước bị suy giảm,…
– Nạn săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác làm suy giả số lượng động vật hoang dã, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI
1. Một số vấn đề dân cư, xã hội
a) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao
– Năm 2020, số dân châu Phi khoảng 1 340 triệu người, chiếm khoảng 17% số dân thế giới.
– Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới với 2,54% (giai đoạn 2015 – 2020).
– Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,…
b) Nạn đói
– Tình trạng: hàng năm có hàng chục triệu người dân châu Phi bị nạn đói đe dọa, chủ yếu vùng nam hoang mạc Xa-ha-ra là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
– Nguyên nhân: do tình trạng hạn hán, bất ổn chính trị.
c) Xung đột quân sự
– Xung đột quân sự là vấn đề nghiêm trọng tại châu Phi:
– Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa các bộ tộc, cạnh tranh về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên nước),…
– Hậu quả: gây hậu quả nghiêm trọng, gây thương vong về người, gia tăng dân số, bệnh tật, di dân, bất ổn chính trị, ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên,… tao cơ hội cho nước ngoài can thiệp.
2. Di sản lịch sử châu Phi
+ Chữ viết tượng hình
+ Phép tính diện tích các hình
+ Các công trình kiến trúc: kim tự tháp, tượng nhân sư
PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI
1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo
+ Trồng cây quanh năm, gối vụ và xen canh nhiều loại cây (nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao).
+ Hình thành các khu vực chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,…) theo quy mô lớn
+ Tích cực trồng và bảo vệ rừng.
2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới
– Cách thức để con người khai thác:
+ Những vùng khô hạn như xa van ở Nam Xa-ha-ra: canh tác phổ biến theo hình thức nương rẫy. Cây trồng chính lạc, bông, kê,…; chăn nuôi dê, cừu,… theo hình thức chăn thả.
+ Những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,…) và cây công nghiệp (chè, thuốc lá, bông….) với mục đích xuất khẩu.
+ Khai thác xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,…), một số nước phát triển công nghiệp chế biến.
– Bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:
+ Xây dựng các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp và sinh hoạt.
+ Một số quốc gia đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, để bảo vệ hệ sinh thái cũng như phát triển du lịch.
3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc
+ Khu vực ốc đảo: trồng cây ăn quả (cam, chanh,…), chà là và 1 số cây lương thực (lúa mạch,…) trên những mảnh ruộng nhỏ.
+ Chăn nuôi gia súc (dê, lạc đà,…) dưới hình thức du mục.
+ Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện => đem lại nguồn thu lớn.
4. Khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt
– Tận dụng lợi thế về khí hậu các nước đã trồng các loại cây ăn quả (nho, oliu, cam, chanh,…) và trồng cây lương thực (lúa mì, ngô).
– Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển: khai thác dầu (An-giê-ri), vàng, kim cương (Cộng hòa Nam Phi).
– Biện pháp: chống khô hạn và hoang mạc hóa.
…………..
Phần 2: Một số dạng bài tập ôn luyện
A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở
A. nửa cầu Bắc
B. nửa cầu Tây.
C. nửa cầu Nam.
D. nửa cầu Đông.
Câu 2. Dân cư Trung và Nam Mỹ chủ yếu là
A. người nhập cư.
B. người bản địa.
C. người nhập cư và bản địa
D. người Anh-điêng
Câu 3. Các trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ gồm
A. Niu Iooc, Ottawa
B. Lôt-an-giơ-let, Mê-hi-cô-city
C. Niu Iooc, Oa-sinh-tơn
D. Ottawa, Mê-hi-cô-city
Câu 4. Rừng Amazon được gọi là
A. lá phổi của Nam Mỹ
B. lá phổi xanh của Trái Đất
C. lá phổi xanh của Bắc Mỹ
D. lá phổi xanh của Châu Mỹ
Câu 5. Châu Đại Dương nằm giữa đại dương nào sau đây?
A. Đại Tây Dương.
B. Ấn Độ Dương
C. Thái Bình Dương.
D. Bắc Băng Dương
Câu 6. Động vật nào sau đây là loài đặc trưng của Ôxtraylia?
A. Chó sói.
B. Gấu trắng.
C. Chim cánh cụt.
D. Chuột túi.
Câu 7. Châu Nam Cực không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Ấn Độ Dương
B. Thái Bình Dương
C. Đại Tây Dương
D. Bắc Băng Dương
Câu 8. Địa hình châu Nam cực là
A. cao nguyên băng.
B. núi già
C. núi trẻ
D. đồng bằng
Câu 9. Dãy núi cao đồ sộ nhất Bắc Mỹ là dãy núi nào sau đây?
A. Cooc-di-e
B. Atlat
C. Apalat
D. Andet
Câu 10. Sông nào say đây thuộc Bắc Mỹ?
A. Sông Mi-xi-xi-pi
B. Sông Amazon
C. Sông Công gô
D. Sông Nin
Câu 11. Xao Pao lô là thành phố đông dân nhất ở Nam Mỹ, thuộc quốc gia nào?
A. Pa-ra-goay
B. Ac-hen-ti-na
C. Vê-nê-xu-ê-la
D. Bra-xin
Câu 12. Trung và Nam Mỹ số dân thành thị chiếm tỉ lệ bao nhiêu ?
A. 78%
B. 60%
C. 80%
D. 50%
Câu 13. Rừng A-ma-dôn phân bố trải dài qua bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ?
A. 7
B. 9
C. 12
D. 10
Câu 14. Tính đến năm 2020 rừng nhiệt đới A-ma-dôn đã mất bao nhiêu diện tích rừng nguyên sinh?
A. 3,24 triệu ha
B. 2,3 triệu ha
C. 5 triệu ha
D. 1,2 triệu ha
Câu 15. Tổng diện tích của châu Đại Dương là bao nhiêu?
A. 8 triệu km2
B. 8,9 triệu km2
C. 9,7 triệu km2
D. 8,5 triệu km2
Câu 16. Châu Đại Dương nằm giữa hai đại dương nào?
A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1.
Trình bày đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a?
Câu 2.
a. Phân tích sự phân hóa theo chiều cao của tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ?
b. Băng ở Nam Cực đang dần tan ra do biến đổi khí hậu, em cần làm gì để góp phần hạn chế biến đổi khí hậu?
B. PHÂN MÔN LỊCH SỬ
I. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Bộ luật thành văn được biên soạn dưới thời Trần (1226 – 1400) có tên là:
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật .
C. Hồng Đức.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 2. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho ai?
A. Trần Thủ Độ.
B. Trần Quốc Toãn.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Cảnh.
Câu 3. Năm 1400, Hồ Quý Ly lập ra triều Hồ đặt tên nước là:
A. Đại Ngu.
B. Đại Việt.
C. Đại Cồ Việt.
D. Việt Nam.
Câu 4. Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là:
A. trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. trận Rạch Gầm – Xoài Mút và trận Bạch Đằng.
C. trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu.
D. trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 5. Lực lượng sản xuất chính trong xã hội nước ta thời Lê sơ (1428 – 1527) là:
A. nô tì.
B. nông dân.
C. thương nhân.
D. thợ thủ công.
Câu 6. Dưới triều đại nào Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế?
A. Nhà Lý.
B. Nhà Trần.
C. Nhà Hồ.
D. Nhà Lê sơ.
Câu 7. Tôn giáo có vị trí quan trọng nhất trong đời sống tôn giáo – tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa thời kì này là:
A. Phật giáo.
B. Nho giáo
C. Hin-đu giáo.
D. Đạo giáo.
Câu 8. Công trình kiến trúc nổi tiếng của người Chăm là:
A. tháp Chăm
B. chùa Một Cột.
C. Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
D. tháp Báo Thiên.
Câu 9. Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh nào?
A. Nhà Tiền Lê suy yếu
B. Nhà Lý suy yếu
C. Đất nước xảy ra loạn 12 sứ quân
D. Quân Mông – Nguyên xâm lược.
Câu 10. Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược năm 981?
A. Lê Hoàn
B. Lý Công Uẩn
C. Đinh Bộ Lĩnh
D. Lý Thường Kiệt.
Câu 11. Trong giai đoạn 1418 – 1423, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn gặp phải khó khăn gì?
A. Lực lượng còn yếu.
B. Quân Minh tăng thêm viện binh.
C. Nội bộ chia rẽ.
D. Chưa được sự ủng hộ của nhân dân
Câu 12. Chiến thắng nào dưới đây đánh dấu thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động.
B. Chiến thắng Đông Quan.
C. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang.
D. Chiến thắng Trà Lân.
Câu 13. Vương triều Lê sơ đã thi hành chính sách gì để xây dựng và phát triển quân đội?
A. Tăng cường luyện tập quân đội.
B. Mở trường rèn luyện quân đội.
C. Trang bị thêm vũ khí cho quân đội.
D. Ngụ binh ư nông.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử – Địa lí 7