Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu tổng hợp đề cương cuối kì 2 sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều gồm kiến thức lý thuyết kèm theo đề thi minh họa.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Lịch sử 11 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.

Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 11 năm 2024 (Sách mới)

    Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

    SỞ GD&ĐT ………

    TRƯỜNG THPT

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
    NĂM HỌC 2023 – 2024
    MÔN LỊCH SỬ 11

    I. Nội dung ôn thi học kì 2

    Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ:

    – Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

    Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỷ XV):

    – Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

    Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỷ XIX):

    – Bối cảnh lịch sử, nội dung, kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách của Minh Mạng.

    Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông:

    – Xác định được vị trí của biển Đông, giải thích được tầm quan trọng chiến lược của biển Đông, của các đảo và quần đảo trên biển Đông.

    Bài 13: Việt Nam và Biển Đông:

    – Nêu được tầm quan trọng chiến lược của biển Đông đối với Việt Nam về quốc phòng, an ninh, về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm.

    – Nêu được Việt Nam là nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong lịch sử.

    – Trình bày được nét chính về cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.

    – Nêu được chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình.

    II. Đề thi minh họa

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

    Câu 1. Biển Đông là biển thuộc:

    A. Thái Bình Dương.
    B. Ấn Độ Dương.
    C. Đại Tây Dương.
    D. Nam Đại Dương.

    Câu 2. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

    “Ven Biển Đông có trên 530 cảng biển, trong đó có 2 cảng lớn và hiện đại bậc nhất là cảng Xin-ga-po và cảng Hồng Kông. Khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản và 55% lượng hàng hóa xuất khẩu của các nước ASEAN được vận chuyển qua tuyến đường này”.

    A. Biển Đông được coi là tuyến đường thiết yếu trong giao thông, giao thương, di cư giữa Đông Nam Á và châu Á.
    B. Biển Đông là một phần quan trọng kết nối phương Đông và phương Tây.
    C. Biển Đông giữ vị trí là tuyến hàng hải quốc tế nhộn nhịp thứ hai thế giới.
    D. Phần lớn hàng hóa xuất khẩu của các nước khu vực châu Á đều đi qua Biển Đông.

    Câu 3. Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?

    A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
    B. Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu.
    C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định.
    D. Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa.

    Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

    A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.
    B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).
    C. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.
    D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông.

    Câu 5. Đoạn tư liệu dưới đây đề cập đến nội dung gì?

    “Năm 1786, chính quyền Tây Sơn đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền cầu vượt biển ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra, chính quyền Tây Sơn còn thành lập các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba với nhiệm vụ hoạt động thực thi chủ quyền của Việt Nam trong Biển Đông”.

    A. Dưới thời chính quyền Tây Sơn, hoạt động khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện một cách quy củ, chặt chẽ.
    B. Việc xác lập và thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện từ thời chính quyền Tây Sơn.
    C. Chính quyền Tây Sơn tiếp tục duy trì những hoạt động thực thi chủ quyền với các vùng biển, đảo trên Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    D. Từ thời Tây Sơn, các đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ ứng chiến với nạn cướp biển.

    Câu 6. Hệ thống đảo tiền tiêu thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là:

    A. Thổ Chu.
    B. Côn Đảo.
    C. Trường Sa.
    D. Phú Quý.

    Câu 7. Những câu thơ dưới đây có nội dung gì?

    “Hoàng Sa trời nước mênh mông/ Người đi thì có mà không thấy về”,
    “Hoàng Sa mây nước bốn bề/ Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa”.
    “Chiều chiều ra ngóng biển xa/ Ngóng ai đi lính Trường Sa chưa về”.

    A. Những người con của đất đảo Lý Sơn mang theo sứ mệnh vua ban, cắm mốc, dựng bia vĩnh hằng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
    B. Số phận của những người đi lính Hoàng Sa.
    C. Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ tương lai tiếp tục gìn giữ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
    D. Sự tưởng nhớ những người đã nằm lại với biển khơi vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

    Câu 8. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp:

    A. Hòa bình.
    B. Đàm phán song phương.
    C. Không can thiệp.
    D. Hòa bình, không can thiệp.

    Câu 9. Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc:

    A. Cử các đội thủy quân chuyên trách bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
    B. Thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải.
    C. Tổ chức đơn vị hành chính của quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước lúc bấy giờ.
    D. Vẽ bản đồ về hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

    Câu 10. Ngành kinh tế nào sau đây của Biển Đông được đẩy mạnh nhờ hệ sinh vật đa dạng dưới đáy biển và cảnh quan thiên nhiên đẹp ven biển và trên nhiều hòn đảo?

    A. Du lịch biển.
    B. Nuôi trồng thủy, hải sản.
    C. Khai thác khoáng sản.
    D. Đánh bắt cá.

    Câu 11. Vùng đảo thiêng liêng của Tổ quốc thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ghi dấu cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các anh hùng, chiến sĩ trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là:

    A. Cô Tô.
    B. Côn Đảo.
    C. Cù Lao Chàm.
    D. Lý Sơn.

    Câu 12. Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn tư liệu dưới đây:

    “……………là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á, tạo nên hành lang hàng hải chính, kết nối nhiều nước, trong đó có 3 nước đông dân của thế giới là Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Trung Quốc”.

    A. Eo biển Ca-li-man-tan.
    B. Eo biển Ba-si.
    C. Eo biển Ga-xpa.
    D. Eo biển Ma-lắc-ca.

    Câu 13. Nội dung nào dưới đây không đúng về nguồn tài nguyên thiên nhiên Biển Đông?

    A. Biển Đông là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với trữ lượng lớn sinh vật biển và khoáng sản.
    B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng của Biển Đông có giá trị cao đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống hằng ngày của người dân.
    C. Biển Đông là một trong những bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
    D. Biển Đông là nơi cư trú của trên 20.000 loài sinh vật.

    Câu 14. Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

    A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
    D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

    Câu 15. Việt Nam có thể dựa vào điều kiện tự nhiên nào của Biển Đông để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng?

    A. Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều vũng vịnh nước sâu và kín gió.
    B. Giàu tài nguyên khoáng sản (titan, thiếc…), đặc biệt là dầu khí.
    C. Cảnh quan đa dạng với nhiều vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động.
    D. Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế.

    Câu 16. Đâu không phải là một trong tám cụm đảo thuộc quần đảo Trường Sa?

    A. Thám Hiểm.
    B. Tri Tôn.
    C. Sinh Tồn.
    D. Bình Nguyên.

    Câu 17. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở trung tâm của Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như thế nào?

    A. Nằm trên những tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng.
    B. Điểm trung chuyển, trao đổi và bốc dỡ hàng hóa nội địa.
    C. Điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Âu.
    D. Tuyến đường di chuyển ngắn nhất nối Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

    Câu 18. Các nước có hoạt động kinh tế nào ở khu vực Biển Đông?

    A. Thương mại, nông nghiệp, luyện kim.
    B. Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô.
    C. Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch.
    D. Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim.

    Câu 19. Ngày 11/8/2011, ngọn đuốc trên giàn khoan DH – 02 đã bùng cháy tại mỏ Đại Hùng. DH – 02 là công trình dầu khí lớn đầu tiên do chính các kĩ sư, công nhân Việt Nam chế tạo và lắp đặt, chuyên khai thác ở vùng nước sâu xa bờ, có kích thước, trọng lượng lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm đó. Sự kiện này biểu hiện điều gì?

    A. Đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ kĩ sư, công dân dầu khí Việt Nam.
    B. Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông trong thăm dò và khai thác dầu khí.
    C. Sự lớn mạnh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên Biển Đông.
    D. Ý chí, nội lực và khả năng làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí ở vùng nước sâu của Việt Nam trên Biển Đông.

    Câu 20. Trong quản lý hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa (Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

    A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.
    B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân.
    C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế.
    D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền.

    Câu 21. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân ở một số nước thuộc khu vực nào sau đây?

    A. Châu Phi.
    B. Châu Mĩ.
    C. Châu u.
    D. Châu Á – Thái Bình Dương.

    Câu 22. Đại Nam thống nhất toàn đồ (1838) là bản đồ dưới triều đại nào khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

    A. Triều vua Lê – chúa Trịnh.
    B. Triều Nguyễn.
    C. Triều Tây Sơn.
    D. Triều các chúa Nguyễn.

    Câu 23. Tháng 6/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua văn bản pháp luật nào sau đây?

    A. Luật An ninh quốc gia.
    B. Luật Biên giới quốc gia.
    C. Sách trắng quốc phòng.
    D. Luật Biển Việt Nam.

    Câu 24. Hình ảnh dưới đây miêu tả nguồn tài nguyên thiên nhiên nào ở Biển Đông?

    A. Năng lượng thủy triều.
    B. Khí tự nhiên.
    C. Cát và hóa chất trong cát.
    D. Năng lượng gió.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm)

    a. Trình bày tầm quan trọng chiến lược của quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa về quốc phòng – an ninh, kinh tế, xã hội.

    b. Theo em, những nguồn tài nguyên nào ở Biển Đông được xem là lợi thế rất quan trọng để các nước trong khu vực hợp tác phát triển?

    Câu 2 (1,0 điểm). Nêu những việc làm mà một công dân có thể đóng góp cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

    …………..

    Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 Kết nối tri thức

    SỞ GD&ĐT ………

    TRƯỜNG THPT

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II
    NĂM HỌC 2023 – 2024
    MÔN LỊCH SỬ 11

    I. Một số câu hỏi ôn luyện

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:

    Câu 1: Một trong những chính sách cải cách trên lĩnh vực kinh tế của Hồ Quý Ly là

    A. ban hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.
    B. phát hành tiền đồng “Thái Bình hưng bảo”.
    C. ban hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.
    D. phát hành tiền giấy “Việt Nam đồng”.

    Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là cải cách trên lĩnh vực chính trị – hành chính của Hồ Quý Ly?

    A. Thông qua thi cử để tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm quan lại.
    B. Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
    C. Dời đô từ Thăng Long về thành An Tôn (Tây Đô, Thanh Hóa).
    D. Đặt chức Hà đê sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu.

    Câu 3: Trên lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và nhà Hồ đã

    A. chú trọng Phật giáo, hạn chế Nho giáo.
    B. dịch sách từ chữ Nôm sang chữ Hán.
    C. đề cao và khuyến khích dùng chữ Nôm.
    D. nâng Phật giáo lên vị trí Quốc giáo.

    Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh sự khủng hoảng, suy yếu về kinh tế của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Thiên tai (hạn hán, bão, lụt,…), mất mùa thường xuyên xảy ra.
    B. Nhà nước thực hiện nghiêm ngặt chính sách “bế quan tỏa cảng”.
    C. Ruộng đất tư bị thu hẹp; diện tích ruộng đất công được mở rộng.
    D. Các đô thị (Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà,…) dần lụi tàn.

    Câu 5: Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền và hạn nô nhằm mục đích gì?

    A. Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
    B. Hạn chế thế lực của quý tộc Trần.
    C. Chia ruộng đất công cho dân nghèo.
    D. Thúc đẩy thủ công nghiệp và thương nghiệp.

    Câu 6: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc cải cách do Hồ Quý Ly và nhà Hồ tiến hành?

    A. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về việc trị nước.
    B. Tạo tiềm lực để nhà Hồ bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc.
    C. Củng cố tiềm lực đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
    D. Thể hiện tinh thần dân tộc, ý thức tự cường của Hồ Quý Ly và triều Hồ.

    Câu 7: Sau cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

    A. 13 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô.
    B. 24 lộ, phủ, châu.
    C. 12 lộ, phủ, châu.
    D. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.

    Câu 8: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực quân sự – quốc phòng?

    A. Chia cả nước thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân).
    B. Dành nhiều ưu đãi cho bình lính, như: cấp ruộng đất,…
    C. Quy định chặt chẽ về kỉ luật và huấn luyện, tập trận,…
    D. Chia quân đội thành 2 loại là: hương binh và ngoại binh.

    Câu 9: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, hệ tư tưởng giữ vai trò độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội là

    A. Phật giáo.
    B. Đạo giáo.
    C. Nho giáo.
    D. Hồi giáo.

    Câu 10: Bối cảnh chính trị – kinh tế – xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm

    A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
    B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
    C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
    D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.

    Câu 11: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ?… Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải chu di”. Lời căn dặn trên vua Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

    A. Quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhà Lê.
    B. Chính sách ngoại giao mềm dẻo của triều Lê sơ.
    C. Quyết tâm gìn giữ nền độc lập dân tộc của nhà Lê.
    D. Chính sách đại đoàn kết dân tộc của nhà Lê sơ.

    Câu 12: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách dưới thời vua Lê Thánh Tông?

    A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ.
    B. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
    C. Tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
    D. Thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực văn hóa – giáo dục.

    Câu 13: Dưới thời vua Minh Mệnh, chức quan đứng đầu các tỉnh được gọi là gì?

    A. Tổng trấn.
    B. Tổng đốc.
    C. Tuần phủ.
    D. Tỉnh trưởng.

    Câu 14: Dưới thời vua Minh Mạng, cơ quan nào có nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho nhà vua các vấn đề chiến lược về quân sự, quốc phòng, an ninh, việc bang giao và cả những vấn đề kinh tế, xã hội?

    A. Nội các.
    B. Đô sát viện.
    C. Cơ mật viện.
    D. Thái y viện.

    Câu 15: Sau cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, cả nước Việt Nam được chia thành

    A. 7 trấn và 4 doanh.
    B. 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
    C. 4 doanh và 23 trấn.
    D. 13 đạo thừa tuyên.

    Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình trạng bộ máy chính quyền nhà Nguyễn dưới thời Gia Long và những năm đầu thời Minh Mạng?

    A. Quyền lực của nhà vua và triều đình trung ương được tăng cường tuyệt đối.
    B. Tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành.
    C. Tổ chức hành chính giữa các khu vực trong cả nước được củng cố, thống nhất.
    D. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các quý tộc và quan văn nắm giữ.

    Câu 17: Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của

    A. Nội các và Lục Bộ.
    B. Cơ mật viện và Lục tự.
    C. Đô sát viện và Lục khoa.
    D. Cơ mật viện và Đô sát viện.

    Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng kết quả của cuộc cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng?

    A. Xây dựng chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ.
    B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
    C. Làm xuất hiện mầm mống của xu hướng phân tán quyền lực.
    D. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ, phân định cụ thể.

    Câu 19: Biển Đông là biển thuộc

    A. Thái Bình Dương.
    B. Ấn Độ Dương.
    C. Bắc Băng Dương.
    D. Đại Tây Dương.

    Câu 20: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông đường biển huyết mạch nối liền hai châu lục nào sau đây?

    A. Châu Âu và châu Á.
    B. Châu Phi và châu Mĩ.
    C. Châu Âu và châu Phi.
    D. Châu Á và châu Mĩ.

    Câu 21: Vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng

    A. 3,5 triệu Km2.
    B. 2,5 triệu Km2.
    C. 1,5 triệu Km2.
    D. 1 triệu Km2.

    Câu 22: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí chiến lược về kinh tế của Biển Đông ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương?

    A. Là cửa ngõ giao thương quốc tế của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp giáp.
    B. Nhiều nước ở Đông Bắc Á, Đông Nam Á có nền kinh tế gắn liền Biển Đông.
    C. Biển Đông là điểm điều tiết giao thông đường biển quan trọng bậc nhất châu Á.
    D. Là tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới theo tổng lượng hàng hóa vận chuyển.

    Câu 23: Có nhiều lý do khiến các quốc gia, vùng lãnh thổ ven Biển Đông là nơi tập trung đa dạng các mô hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa trên thế giới, ngoại trừ việc: Biển Đông là

    A. nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông với phương Tây.
    B. là tuyến giao thông đường biển duy nhất nối liền châu Á với châu Âu.
    C. địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của nhiều nước lớn.
    D. nơi diễn ra quá trình giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn.

    ………….

    II. Đáp án đề cương ôn tập học kì 2

    1-C

    2-D

    3-C

    4-A

    5-B

    6-B

    7-A

    8-D

    9-C

    10-C

    11-A

    12-B

    13-C

    14-C

    15-B

    16-B

    17-C

    18-C

    19-A

    20-A

    21-D

    22-D

    23-B

    24-A

    25-D

    26-A

    27-B

    28-D

    29-A

    30-B

    31-A

    32-A

    33-D

    34-A

    35-B

    36-B

    37-D

    38-A

    39-D

    40-D

    Đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 11 Cánh diều

    TRƯỜNG THPT ……….

    BỘ MÔN: LỊCH SỬ

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ, KHỐI 11

    A. Lý thuyết ôn thi học kì 2

    I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II.

    Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX)

    1. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

    2. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

    3. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.

    4. Trình bày nội dung chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (cuối thế kỉ VIII).

    5. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).

    6. Trình bày bối cảnh lịch sử, diễn biến chính và nêu ý nghĩa của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII

    7. Rút ra bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Nêu những giá trị bài học đó đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

    CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ CUỘC CẢI CÁCH LỚN TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (trước năm 1858)

    Bài 9. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV)

    1. Nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

    2. Trình bày các nội dung cải cách của Hồ Quý Ly về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa

    3. Rút ra kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Hồ Quý Ly. Theo em, những bài học nào có thể rút ra từ cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.

    Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (Thế kỉ XV)

    1. Nêu bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    2. Trình bày các nội dung cải cách của Lê Thánh Tông về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa

    3. Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông. Những kinh nghiệm hoặc bài

    học nào có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay.

    Bài 11. Cuộc cải cách của Minh Mạng ( nửa đầu thế kỉ XIX)

    1. Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Minh Mạng.

    2. Trình bày những cải cách của Minh Mạng đối với bộ máy chính quyền Trung ương và địa phương.

    3. Trình bày kết quả, ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.

    CHỦ ĐỀ 6. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG

    Bài 12. Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

    1. Vì sao Biển Đông được coi là tuyến giao thông đường biển huyết mạch.

    2. Giải thích tầm quan trọng chiến lược về kinh tế và chính trị – an ninh của Biển Đông.

    3. Giải thích tầm quan trọng chiến lược của các và quần đảo của Việt Nam.

    B. Một số bài tập trọng tâm

    Phần 1. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

    Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình chính trị ở Đại Việt vào cuối thế kỉ XIV?

    A. Tầng lớp quý tộc Trần cũng suy thoái, không còn giữ kỉ cương, phép nước.
    B. Vua, quan lại sa vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm việc triều chính.
    C. Nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe doạ xâm lược Đại Việt.
    D. Đại Việt và Chăm-pa duy trì mối quan hệ ngoại giao hòa hảo, tốt đẹp.

    Câu 2: Cuối năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần rời đô từ Thăng Long về

    A. Phong Châu (Phú Thọ).
    B. Tây Đô (Thanh Hóa).
    C. Phú Xuân (Huế).
    D. Thiên Trường (Nam Định).

    Câu 4: Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược (năm 938)?

    A. Cửa sông Tô Lịch.
    B. Cửa sông Bạch Đằng.
    C. Hoan Châu (Nghệ An).
    D. Đường Lâm (Hà Nội).

    Câu 5: Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của

    A. nhà Hán.
    B. nhà Ngô.
    C. nhà Lương.
    D. nhà Đường.

    Câu 6: Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427) là

    A. Lê Lợi.
    B. Lê Hoàn.
    C. Nguyễn Huệ.
    D. Nguyễn Nhạc.

    Câu 7: Dưới thời vua Lê Thánh Tông, chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên được gọi là

    A. quân điền.
    B. lộc điền.
    C. phúc điền.
    D. thọ điền.

    Câu 8: Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?

    “Được tin cấp báo, hỏi ai
    Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
    Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
    Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

    A. Nguyễn Huệ
    B. Trần Bình Trọng.
    C. Bùi Thị Xuân.
    D. Trần Quốc Toản.

    Câu 9: Bối cảnh chính trị – kinh tế – xã hội của Đại Việt vào giữa thế kỉ XV đã đặt ra yêu cầu tiến hành cải cách nhằm

    A. nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
    B. tăng cường tiềm lực đất nước để đánh bại giặc Minh xâm lược.
    C. tăng cường quyền lực của hoàng đế và nâng cao vị thế đất nước.
    D. tăng cường sức mạnh để chống lại cuộc tấn công của Chăm-pa.

    Câu 10: Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật là

    A. gia tăng hình phạt đối với người phạm tội là trẻ nhỏ hoặc người tàn tật.
    B. đề cao tuyệt đối địa vị của nam giới, phụ nữ không có quyền lợi gì.
    C. bảo vệ những người yếu thế trong xã hội (phụ nữ, trẻ em, người tàn tật,…)
    D. xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nếu tàn tật hoặc tuổi còn nhỏ.

    Câu 11: Năm 1484, vua Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu để

    A. ghi chép lại chính sử của đất nước.
    B. quy định chế độ thi cử của nhà nước.
    C. tôn vinh những người đỗ tiến sĩ trở lên.
    D. ca ngợi công lao của các vị vua.

    Câu 12: Từ những năm 60 – 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng tới xuất khẩu vì lí do nào sau đây?

    A. Muốn khắc phục hạn chế của chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
    B. Muốn hạn chế sự phụ thuộc vào vốn đầu tư và thị trường bên ngoài.
    C. Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài tới khu vực.
    D. Muốn cải thiện mối quan hệ giữa tổ chức ASEAN với các nước Đông Dương.

    Câu 13: Để ngăn chặn tình trạng quan lại cấu kết bè phái ở địa phương, vua Minh Mạng đã ban hành nhiều lệnh, dụ quy định về

    A. chế độ quân điền.
    B. chế độ lộc điền.
    C. chế độ Hồi tỵ.
    D. chế độ bổng lộc.

    ………….

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập cuối kì 2 Lịch sử 11 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *