Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều

Đề cương học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều năm 2023 – 2024 gồm 2 bộ, tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Toán, Ngữ văn. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024:

Đề cương học kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều năm 2023 – 2024

    1. Đề cương học kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều – Bộ 1

    UBND THÀNH PHỐ……
    TRƯỜNG THCS……

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
    MÔN TIN HỌC 6 NĂM HỌC 2023-2024

    I. KIẾN THỨC TRỌNGTÂM.

    Chủ đề E. Ứng dụng tin học

    – Trình bày được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng, tìm kiếm, thay thế trong phần mềm soạn thảo văn bản.

    – Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in.

    – Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm soạn thảo.

    – Trình bày được thông tin ở dạng bảng.

    – Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày.

    – Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

    – Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.

    – Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin.

    – Sử dụng được phần mềm để tạo sơ đồ tư duy đơn giản phục vụ học tập và trao đổi thông tin.

    Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính

    – Diễn tả được sơ lược khái niệm thuật toán, nêu được một vài ví dụ minh hoạ.

    – Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

    – Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được

    II. ĐỀ MINH HOẠ:

    ĐỀ SỐ 1

    Học sinh làm bài thực hành trên máy tính:

    Câu 1 (4 điểm): Soạn thảo văn bản có nội dung như sau:

    TIÊM VACCINE NGỪA COVID-19 CHO TRẺ TỪ 5-11 TUỔI MANG LẠI NHIỀU LỢI ÍCH HƠN LÀ NGUY CƠ.

    Chia sẻ về vấn đề tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em, PGS.TS.BS. Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi là việc hết sức cần thiết, mang lại nhiều lợi ích để bảo vệ trẻ hơn là nguy cơ.

    Kết luận của nhóm nghiên cứu, nếu được tiêm 0.2ml vaccine Pfizer 2 mũi cách nhau 21 ngày, thì trẻ giảm tỉ lệ chuyển nặng cũng như giảm tỉ lệ phải nhập viện khi bị nhiễm COVID-19 .

    Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/

    Câu 2 (2 điểm): Định dạng văn bản ở câu 1 như sau:

    – Tiêu đề: Size 16; kiểu chữ: Đậm; màu chữ: Đỏ; căn giữa.

    – Nội dung: Size: 14; kiểu chữ: Bình thường; màu chữ: Đen; căn thẳng hai lề.

    Câu 3 (2 điểm): Tạo bảng và nhập nội dung thông tin như hình sau:

    CỘT A CỘT B
    Bước 1 Tính Tổng = a+b
    Bước 2 Nhập 2 số a và b
    Bước 3 Thông báo ra kết quả trung bình cộng
    Bước 4 Tính Trung bình cộng = Tổng/2

    Câu 4 (1 điểm): Em hãy dùng công cụ Shapes (vẽ hình dạng) trong Word để nối cột A với cột B ở câu 3 sao cho đúng các bước của thuật toán tính Trung bình cộng 2 số a và b.

    ….

    2. Đề cương học kì 2 môn Tin học 6 Cánh diều – Bộ 2

    2.1. Ôn tập Lý thuyết giữa học kì 2 môn Tin học 6

    1. Tìm kiếm và thay thế trong soạn thảo văn bản

    • Biết được cách sử dụng công cụ tìm kiếm và thay thế.
    • Trình bày được tác dụng của công cụ tìm kiếm và thay thế

    2. Trình bày thông tin ở dạng bảng

    • Biết được khái niệm trình bày thông tin ở dạng bảng.
    • Hiểu được các lệnh trong điều chỉnh hàng, cột trong trình bày thông tin ở dạng bảng.

    3. Sơ đồ tư duy

    • Biết được các chức năng cơ bản chung của phần mềm sơ đồ tư duy.
    • Hiểu được ưu, nhược điểm của sơ đồ tư duy.

    4. Khái niệm thuật toán

    • Biết thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc thường ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán.
    • Diễn tả được sơ lược thuật toán là gì, nêu được ví dụ minh họa.

    5. Mô tả thuật toán. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán

    • Biết được chương trình máy tính là gì và quan hệ của chương trình máy tính với thuật toán.
    • Hiểu được tại sao cần mô tả thuật toán cho tốt.
    • Mô tả được cấu trúc tuần tự trong thuật toán

    6. Cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán

    • Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh.
    • Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh thông qua các bài toán cụ thể.

    7. Cấu trúc lặp trong thuật toán

    • Biết được cấu trúc lặp trong thuật toán là gì và khi nào trong trong thuật toán có cấu trúc lặp
    • Thể hiện được cấu trúc lặp khi biết và khi không biết trước số lần lặp cần làm.

    2.2. Bài tập ôn thi giữa học kì 2 môn Tin học 6

    Câu 1: Bạn Tuấn nghĩ về những công việc sẽ thực hiện sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn ấy viết một thuật toán bằng cách ghi ra từng bước, từng bước một. Bước đầu tiên bạn ấy viết ra là: “Thức dậy”. Em hãy cho biết bước tiếp theo là gì?

    A. Đánh răng.
    B. Thay quần áo.
    C. Đi tắm.
    D. Ra khỏi giường.

    Câu 2: Hãy chỉ ra mỗi Hình (1a, 1b, 1c) sau đây, sơ đồ nào là cấu trúc lặp?

    Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học 6 sách Cánh diều

    A. Hình 1a
    B. Hình 1b
    C. Hình 1c
    D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.

    Câu 3: Ba cấu trúc điều khiển cơ bản để mô tả thuật toán là gì?

    A. Tuần tự, rẽ nhánh và lặp.
    B. Tuần tự, rẽ nhánh và gán.
    C. Rẽ nhánh, lặp và gán.

    D. Tuần tự, lặp và gán.

    Câu 4: Hãy chọn trong các câu sau những câu đúng:

    A. Chỉ có một mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.
    B. Có nhiều mũi tên ra khỏi hình tròn điểm bắt đầu thuật toán.
    C. Chỉ có một mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán.
    D. Có thể có nhiều mũi tên đi vào hình tròn điểm kết thúc thuật toán.
    E. Cả hai đáp án A, D đều đúng

    Câu 5: Câu lệnh được mô tả như sau: “Nếu Điều kiện đúng thực hiện Lệnh, nếu sai thì dừng” là câu lệnh gì?

    A. Cấu trúc lặp
    B. cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu
    C. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ
    D. Cấu trúc tuần tự

    Câu 6: Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?

    A. 1.
    B. 2.
    C. 3.
    D. 4.

    Câu 7: Hãy chọn phương án ghép đúng. Với cấu trúc rẽ nhánh IF THEN ELSE , câu lệnh 2 được thực hiện khi:

    A. Biểu thức điều kiện đúng và câu lệnh 1 thực hiện xong.
    B. Câu lệnh 1 được thực hiện.
    C. Biểu thức điều kiện sai.
    D. Biểu thức điều kiện đúng.

    Câu 8: Điều kiện x >= 2 và x

    A. (2 >x) or (x B. (x C. (x >= 2) and (xD. (x >= 2) or (x

    Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, về mặt cú pháp cách viết các câu lệnh ghép nào sau đây là đúng:

    A. Begin : A := 1 ; B := 5 ; End.
    B.Begin ; A := 1 ; B := 5 ; End.
    C. Begin A := 1 ; B := 5 ; End.
    D. Begin A := 1 ; B := 5 ; End.

    Câu 10: Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau:

    1. Rửa sạch bàn chải.
    2. Súc miệng.
    3. Chải răng.
    4. Cho kem đánh răng vào bàn chải.

    Câu 11: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

    A. Một bản nhạc hay.
    B. Một bức tranh đầy màu sắc.
    C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.
    D. Một bài thơ lục bát.

    Câu 12: Khi biểu diễn thuật toán bằng lưu đồ (sơ đồ khối), hình chữ nhật có ý nghĩa gì?

    A. Thể hiện thao tác so sánh và tính toán.
    B. Thể hiện các thao tác ghi nhập.
    C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác.
    D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu.

    Câu 13: Output là gì?

    A. Thông tin ra.
    B. Thông tin vào.
    C. Thuật toán.
    D. Chương trình.

    Câu 14: Cấu trúc một sơ đồ tư duy gồm?

    A. Các ý chi tiết của chủ đề nhánh.
    B. Tên của các chủ đề phụ (triển khai từ ý của chủ đề chính).
    C. Tên của chủ đề trung tâm (chủ đề chính).
    D. Cả 3 ý trên.

    Câu 15: Trong bảng (Table), để thêm một dòng mới và dòng mới này nằm phía trên dòng hiện tại (dòng đang chọn hoặc là dòng có con trỏ đang đứng), ta thực hiện:

    A. Table – Insert rows – Below.
    B. Table – Insert – Rows Below.
    C. Table – Insert rows – Above.
    D. Table – Insert – Rows Below.

    Câu 16: Để chia ô đang chọn trong bảng (Table) thành nhiều ô, ta dùng lệnh:

    A. Table – Merge Cells.
    B. Format – Merge Cells.
    C. Table – Split Cells.
    D. Format – Split Cells.

    Câu 17: Có thể nhập những loại nội dung nào sau đây vào trong ô của bảng?

    A. Văn bản.
    B. Hình ảnh.
    C. Một bảng khác.
    D. Siêu liên kết.

    E. Tất cả các đáp án trên

    Câu 18: Mục đích của định dạng văn bản là:

    A. Văn bản dễ đọc hơn
    B. Trang văn bản có bố cục đẹp
    C. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
    D. Tất cả ý trên

    Câu 19: Phát biểu nào đúng khi nói đến các cách để xác định đoạn văn bản cần định dạng

    A. Đặt con trỏ vào trong đoạn văn bản.
    B. Đánh dấu một phần đoạn văn bản.
    C. Đánh dấu toàn bộ đoạn văn bản.
    D. Hoặc A hoặc B hoặc C.

    Câu 20: Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào dưới đây?

    A. Ctrl + I
    B. Ctrl + L
    C. Ctrl + E
    D. Ctrl + B

    ĐÁP ÁN

    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
    D C A E B B C C 9 A
    11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
    C A A A B C E D C D

    ….

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ đề cương!

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *