Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2023 – 2024 tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp thầy cô giao đề cương ôn tập cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi giữa học kì 2 đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 2 năm 2023 – 2024:
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2023 – 2024
1. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
PHÒNG GD&ĐT QUẬN…… |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II |
I. Phạm vi kiến thức:
- Bài 7: Trang phục trong đời sống
- Bài 8: Sử dụng và bảo quản trang phục
- Bài 9: Thời trang
- Bài 10: Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình
- Bài 11: Đèn điện
II. Các câu hỏi ôn tập
Câu 1: Trang phục có vai trò như thế nào trong đời sống con người?
Câu 2: Nêu các cách bảo quản trang phục?
Câu 3: Trình bày về thông số kĩ thuật của đồ dùng điện trong gia đình.
III. Một số câu hỏi trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Trong hình sau, hình nào là trang phục ở nhà?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 2. Loại trang phục nào có kiểu dáng đơn giản, rộng, dễ hoạt động; thường có màu sẫm, được may từ vải sợi bông?
A. Trang phục đi học
B. Trang phục lao động
C. Trang phục dự lễ hội
D. Trang phục ở nhà
Câu 3. Hình nào sau đây thể hiện phong cách cổ điển?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 4. Phát biểu sau đây nói về phong cách nào?
“thể hiện sự nhẹ nhàng, mềm mại”
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn
Câu 5. Hình ảnh nào sau đây không phải là trang phục?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 6. Yếu tố nào dưới đây được dùng để trang trí, làm tăng vẻ đẹp và tạo hiệu ứng thẩm mĩ cho trang phục?
A. Chất liệu
B. Kiểu dáng
C. Màu sắc
D. Đường nét, họa tiết
Câu 7. Chất liệu để may trang phục có sự khác biệt về những yếu tố nào?
A. Độ nhàu; độ dày, mỏng, kiểu may.
B. Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu; độ thấm hút mồ hôi.
C. Độ thấm hút; độ bền; độ nhàu, kiểu may.
D. Độ bền; độ dày, mỏng; độ nhàu, kiểu may
Câu 8. Có mấy cách phân loại trang phục?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Loại vải nào có ưu điểm độ hút ẩm cao, mặc thoáng mát và ít nhàu?
A. Vải sợi nhân tạo
B. Vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi pha
D. Vải sợi thiên nhiên
Câu 10. Để tạo cảm giác béo ra, thấp xuống cho người mặc, không lựa chọn chất liệu vải nào sau đây?
A. Vải cứng
B. Vải dày dặn
C. Vải mềm vừa phải
D. Vải mềm mỏng
Câu 11. Ý nghĩa của phong cách thời trang là:
A. tạo nên vẻ đẹp cho từng cá nhân
B. tạo nên nét độc đáo cho từng cá nhân
C. tạo nên vẻ đẹp hoặc nét độc đáo cho từng cá nhân
D. tạo nên vẻ đẹp và nét độc đáo riêng cho từng cá nhân
Câu 12. Căn cứ để lựa chọn phong cách thời trang là gì?
A. Căn cứ vào tính cách người mặc.
B. Căn cứ vào sở thích người mặc.
C. Căn cứ vào tính cách hoặc sở thích người mặc
D. Căn cứ vào tính cách và sở thích người mặc.
Câu 13. Hãy cho biết, có mấy cách để giặt ướt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14. Phong cách thể thao được sử dụng cho:
A. nhiều đối tượng khác nhau
B. nhiều lứa tuổi khác nhau
C. nhiều đối tượng và lứa tuổi khác nhau
D. chỉ sử dụng cho người có điều kiện.
Câu 15. Phát biểu sau đây nói về phong cách nào? “Trang phục có hình thức giản dị, nghiêm túc, lịch sự”
A. Phong cách cổ điển
B. Phong cách thể thao
C. Phong cách dân gian
D. Phong cách lãng mạn
Câu 16. Đại lượng điện định mức chung của đồ dùng điện là:
A. điện áp định mức
B. công suất định mức
C. điện áp hoặc công suất định mức
D. điện áp định mức và công suất định mức
Câu 17. Kí hiệu đơn vị của điện áp định mức là:
A. V
B. W
C. KW
D. I
Câu 18. Kí hiệu của đơn vị công suất định mức là:
A. W
B. V
C. KV
D. A
Câu 19. Hãy cho biết đâu là đèn chùm?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
Câu 20. Hãy cho biết tên của vị trí số 1 trong hình sau?
A. Bóng thủy tinh
B. Sợi đốt
C. Đuôi đèn
D. Dây điện
2. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo
2.1. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 – Số 1
Câu 1. Trang phục có vai trò gì đối với con người?
A. Bảo vệ cơ thể.
B. Làm đẹp cho con người.
C. Bảo vệ cho cơ thể và làm đẹp cho con người.
D. Giúp con người tránh mưa, nắng.
Câu 2. Có mấy cách phân loại trang phục?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 3. Theo giới tính, người ta chia trang phục làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây thể hiện bề ngoài của trang phục, thể hiện tính thẩm mĩ, tính đa dạng của trang phục?
A. Chất liệu.
B. Kiểu dáng.
C. Màu sắc.
D. Chất liệu, màu sắc, kiểu dáng.
Câu 5. Dựa theo nguồn gốc sợi dệt, vải được chia thành mấy loại chính?
A.1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6. Vải cotton thuộc loại vải nào dưới đây?
A. Vải sợi thiên nhiên.
B. Vải sợi nhân tạo.
C. Vải sợi tổng hợp.
D. Vải sợi pha.
Câu 7. Em hãy cho biết, loại vải nào được dệt bằng các loại sợi có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ?
A. Vải sợi thiên nhiên.
B. Vải sợi nhân tạo.
C. Vải sợi tổng hợp.
D. Vải sợi pha.
Câu 8. Khi lựa chọn trang phục cần lưu ý điểm gì?
A. Đặc điểm trang phục.
B. Vóc dáng cơ thể.
C. Đặc điểm trang phục và vóc dáng cơ thể.
D. Đáp án khác.
Câu 9. Trang phục lao động có đặc điểm nào sau đây?
A. Kiểu dáng đơn giản.
B. Thường có màu sẫm.
C. May từ vải sợi bông.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 10. Loại trang phục nào có kiểu dáng đơn giản, gọn gàng, dễ mặc, dễ hoạt động; có màu sắc hài hòa; thường được may từ vải sợi pha?
A. Trang phục đi học.
B. Trang phục lao động.
C. Trang phục dự lễ hội.
D. Trang phục ở nhà.
….
2.2. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 – Số 2
Lý thuyết ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
1. Các loại vải thường dùng trong may mặc
- Nguồn gốc các loại vải
- Đặc điểm các loại vải
2. Trang phục
- Các loại trang phục
- Ý nghĩa nhãn trên trang phục
- Lựa chọn trang phục
- Sử dụng và bảo quản trang phục
3. Thời trang
- Biết các bước lựa chọn trang phục
- Lưu ý khi lựa chọn thời trang
Bài tập ôn thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 6
Câu 1. Nguyên liệu sản xuất vải sợi thiên nhiên là:
A. Sợi tơ tằm
B. Tre
C. Than đá
D. Dầu mỏ
Câu 2. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ:
A. Thực vật
B. Động vật
C. Thực vật và động vật
D. Than đá
Câu 3. Vải lanh được tạo ra từ:
A. Lông cừu
B. Cây lanh
C. Lông dê
D. Lông vịt
Câu 4. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc thực vật là:
A. Vải tơ tằm
B. Vải bông
C. Vải len
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5. Vải sợi thiên nhiên có nguồn gốc động vật là:
A. Vải bông
B. Vải lanh
C. Vải len
D. Vải bông và vải len
Câu 6. Đâu không phải đặc điểm của vải sợi thiên nhiên?
A. Dễ bị nhàu
B. Độ hút ẩm thấp
C. Mặc thoáng mát
D. Phơi lâu khô
Câu 7. Vải sợi hóa học được chia làm mấy loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 8. Đâu không phải là vải sợi hóa học?
A. Vải sợi nhân tạo
B. Vải sợi tổng hợp
C. Vải sợi thiên nhiên
D. Vải sợi tổng hợp và vải sợi nhân tạo
Câu 9. Trang phục mùa hè thuộc loại trang phục nào?
A. Theo thời tiết
B. Theo công dụng
C. Theo lứa tuổi
D. Theo giới tính
Câu 10. Trang phục thể thao thuộc kiểu trang phục nào?
A. Theo thời tiết
B. Theo công dụng
C. Theo lứa tuổi
D. Theo giới tính
Câu 11. Trang phục trẻ em thuộc kiểu trang phục nào?
A. Theo thời tiết
B. Theo công dụng
C. Theo lứa tuổi
D. Theo giới tính
Câu 12. Trang phục nữ thuộc kiểu trang phục nào?
A. Theo thời tiết
B. Theo công dụng
C. Theo lứa tuổi
D. Theo giới tính
Câu 13. Trang phục có kí hiệu như sau cho biết điều gì?
A. Có thể giặt
B. Không được giặt
C. Chỉ giặt bằng tay
D. Có thể sấy
Câu 14. Lựa chọn trang phục căn cứ vào:
A. Vóc dáng cơ thể
B. Lứa tuổi
C. Môi trường và tính chất công việc
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Sử dụng trang phục có kiểu dáng thoải mái khi:
A. Đi học
B. Đi chơi
C. Đi lao động
D. Đi lễ hội
ĐÁP ÁN
1 -A |
2 -C |
3 -B |
4 -B |
5 -C |
6 -B |
7 -B |
8 -C |
9-A |
10- B |
11 -C |
12 -D |
13 -B |
14 -D |
15 -B |
3. Đề cương giữa học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Cánh diều
I.Trắc nghiệm.
Câu 1: Cây bông có thể dùng để dệt ra:
A. Vải sợi tơ tằm.
B. Vải sợi nhân tạo.
C. Vải sợi bông.
D. Vải sợi lanh.
Câu 2: Vải sợi nhân tạo được làm từ:
A. Sợi đay.
B. Kén tằm.
C. Sợi bông.
D. Tre, gỗ, nứa…hòa tan trong các chất hóa học.
Câu 3: Vải sợi pha là:
A. Sản xuất bằng cách kết hợp giữa vải sợi tự nhiên với vải sợi hóa học.
B. Sản xuất bằng tre, gỗ, nứa hòa tan trong các chất hóa học.
C. Sản xuất từ thực vật và động vật.
D. Sản xuất từ các chất hóa học.
Câu 4: Vai trò của trang phục:
A. Giữ ấm hoặc làm mát cho cơ thể.
B. Làm đẹp và giữ ấm cho cơ thể.
C. Bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người.
D. Bảo vệ và làm mát cơ thể.
Câu 5: Trang phục được phân loại theo….
A. Giới tính, lứa tuổi, thời tiết, công dụng.
B. Lứa tuổi, sở thích, thời tiết.
C. Giới tính, công dụng, chức năng.
D. Thời tiết,chức năng, sở thích.
Câu 6: Đặc điểm của phong cách cổ điển trong thời trang:
A. Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống trong thiết kế.
B. Thanh lịch, sang trọng, lịch lãm.
C. Khỏe mạnh, thoải mái, tiện dụng.
D. Thanh lịch, thoải mái, lịch lãm.
Câu 7: Đặc điểm của phong cách thể thao trong thời trang:
A. Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống trong thiết kế.
B. Thanh lịch, sang trọng, lịch lãm.
C. Khỏe mạnh, thoải mái, tiện dụng, linh hoạt.
D. Thanh lịch, thoải mái, lịch lãm.
Câu 8: Lựa chọn trang phục cho lứa tuổi trung niên cần chú ý:
A. Kiểu dáng rộng, thoải mái, màu sắc tươi sáng.
B. Đa dạng, phong phú về kiểu dáng.
C. Kiểu dáng, chất liệu, màu sắc trang nhã, lịch sự.
D. Kiểu dáng rộng, thoải mái, màu sắc nhã nhặn.
Câu 9: Lựa chọn trang phục đi học cần chú ý:
A. Vải sợi bông, thoáng mát, thấm hút mồ hôi, thường có màu sẫm.
B. Vải co giãn, thấm hút mồ hôi, màu sắc tươi sáng.
C. Vải co giãn, thấm hút mồ hôi,thường có màu sẫm.
D. Kiểu dáng rộng, thoải mái với kiểu may đơn giản, màu sắc nhã nhặn.
Câu 10: Các bước bảo quản trang phục gồm:
A. Giặt, phơi hoặc sấy -> Là -> Cất giữ trang phục.
B. Giặt, phơi hoặc sấy -> Cất giữ trang phục -> Là.
C. Là -> Giặt, phơi hoặc sấy -> Cất giữ trang phục.
D. Cất giữ trang phục -> Là -> Giặt, phơi hoặc sấy.
II. Tự luận.
Câu 1: Vải sợi tự nhiên có nguồn gốc từ đâu? Loại vải này có những đặc điểm gì?
Câu 2: Phong cách thời trang là gì? Nêu đặc điểm và màu sắc của phong cách dân gian?
Câu 3: Trong buổi lao động vệ sinh lớp học, có một bạn nữ mặt một chiếc váy công chúa lộng lẫy để đi lao động.
1. Theo em, bạn mặc vậy có phù hợp không? Vì sao?
2. Khi đi lao động cần chọn trang phục như thế nào?
Câu 4: Bạn em có vóc dáng cao, gầy. Em hãy đưa ra lời khuyên để bạn có thể lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng mình?
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
D |
A |
C |
A |
B |
C |
C |
D |
A |
II. Tự luận.
Câu 1:
– Vải sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật và động vật như: Sợi bông, sợi lanh, sợi tơ tằm, sợi lông cừu….
– Đặc điểm: Mặc thoáng mát, thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt, an toàn và thân thiện với môi trường nhưng dễ nhàu, khó giặt sạch. Khi đốt sợi vải, tro bóp dễ tan.
Câu 2:
– Phong cách thời trang là sự kết hợp trang phục tạo nên nét riêng độc đáo cho từng cá nhân.
– Phong cách dân gian:
- Đặc điểm: Khai thác yếu tố văn hóa, truyền thống trong dân gian, dân tộc đưa vào thiết kế trang phục hiện đại.
- Màu sắc: Đa dạng, thường mang màu sắc quen thuộc của văn hóa truyền thống.
Câu 3:
Trong buổi lao động vệ sinh lớp học, có một bạn nữ mặt một chiếc váy công chúa lộng lẫy để đi lao động.
1. Theo em trang phục đó không phù hợp vì váy công chúa chỉ phù hợp với những buổi đi chơi, tiệc…
2. Khi đi lao động cần ưu tiên chọn trang phục: Kiểu dáng rộng, thoải mái, kiểu may đơn giản, thấm hút mồ hôi và có màu sẫm.
Câu 4:
Bạn em có vóc dáng cao, gầy thì nên chọn:
- Kiểu dáng: Quần áo hơi rộng, thoải mái.
- Vải: Mặt vải bóng, thô, xốp.
- Màu sắc: Màu sáng như màu trắng, xanh nhạt, hồng nhạt…
- Họa tiết: Có dạng kẻ sọc ngang hoặc họa tiết lớn.
- Phụ kiện trang phục: Túi, thắt lưng to bản, giày bệt có mũi tròn.