Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 11

    PHÒNG GD&ĐT……….

    TRƯỜNG THPT……..

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM 2023 – 2024

    MÔN: GDKT&PL LỚP 11

    Thời gian làm bài: 45 phút

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

    Câu 1: “Sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa” – đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    A. Cạnh tranh.
    B. Đấu tranh.
    C. Đối đầu.
    D. Đối kháng.

    Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “…….. là những hành vi trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại, các chuẩn mực khác trong kinh doanh; có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh, tác động xấu đến đời sống xã hội. động xấu đến đời sống xã hội”.

    A. Văn hóa tiêu dùng.
    B. Đạo đức kinh doanh.
    C. Cạnh tranh lành mạnh.
    D. Cạnh tranh không lành mạnh.

    Câu 3: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của việc cạnh tranh không lành mạnh?

    A. Xâm phạm bí mật kinh doanh.
    B. Nâng cao chất lượng dịch vụ, hàng hóa.
    C. Đầu tư, cải tiến trang thiết bị, máy móc.
    D. Đãi ngộ tốt với lao động có tay nghề cao.

    Câu 4: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất luôn phải cạnh tranh, giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm

    A. mua được hàng hóa có chất lượng tốt hơn.
    B. mua được hàng hóa với giá thành rẻ hơn.
    C. thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.
    D. đạt được lợi ích cao nhất từ việc trao đổi.

    Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh kinh tế?

    A. Tồn tại nhiều chủ sở hữu, là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh.
    B. Sự tương đồng về chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất giữa các chủ thể kinh tế.
    C. Các chủ thể kinh tế luôn giành giật những điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận cao nhất.
    D. Các chủ thể kinh tế có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra chất lượng sản phẩm khác nhau.

    Câu 6: Lượng cung hàng hóa, dịch vụ trên thị trường không bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào sau đây?

    A. Chính sách của nhà nước.
    B. Thu nhập của người tiêu dùng.
    C. Trình độ công nghệ sản xuất.
    D. Số lượng người tham gia cung ứng.

    Câu 7: Điềm từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau: “….. là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định”.

    A. cung.
    B. cầu.
    C. giá trị.
    D. giá cả.

    Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất và kinh doanh khi

    A. giá cả thị trường giảm xuống
    B. lượng cung nhỏ hơn lượng cầu.
    C. giá trị thấp hơn giá cả.
    D. nhu cầu tiêu dùng tăng lên.

    Câu 9: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cung hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

    Trường hợp. Nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tại khu vực nông thôn, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ gồm miễn, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vay thương mại để thực hiện dự án. Nhờ có những chính sách trên, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vốn vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông, lâm nghiệp thuỷ sản.

    A. Giá bán sản phẩm.
    B. Chính sách của nhà nước.
    C. Trình độ công nghệ sản xuất.
    D. Số lượng người tham gia cung ứng.

    Câu 10: Xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp sau:

    Trường hợp. Xu hướng tiêu dùng “sản phẩm xanh” đang dần trở thành phổ biến ở Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng chọn mua nhiều hơn các sản phẩm có yếu tố “xanh”, lựa chọn các phương thức tiêu dùng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây là những thay đổi tích cực của xu hướng tiêu dùng, làm cho cộng đồng “người tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên đông đảo.

    A. Thu nhập của người tiêu dùng.
    B. Tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng.
    C. Giá cả của hàng hóa, dịch vụ thay thế.
    D. Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng.

    Câu 11: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI

    A. lạm phát vừa phải.
    B. lạm phát phi mã.
    C. siêu lạm phát.
    D. lạm phát nghiêm trọng.

    Câu 12: Trong điều kiện lạm phát thấp,

    A. giá cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
    B. giá cả thay đổi nhanh chóng; nền kinh tế cơ bản ổn định.
    C. đồng tiền mất giá một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm.
    D. đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng; kinh tế khủng hoảng.

    Câu 13: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát, ngoại trừ việc

    A. lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
    B. giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
    C. tổng cầu của nền kinh tế tăng.
    D. chi phí sản xuất tăng cao.

    Câu 14: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?

    A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
    B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
    C. Giảm mức cung tiền.
    D. Tăng thuế.

    Câu 15: Tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm được gọi là

    A. thất nghiệp.
    B. sa thải.
    C. giải nghệ.
    D. bỏ việc.

    Câu 16: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với các doanh nghiệp?

    A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
    B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
    C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
    D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

    Câu 17: Xác định loại hình thất nghiệp được đề cập đến trong trường hợp sau:
    Trường hợp. Ông B không đáp ứng được yêu cầu của việc làm mới khi doanh nghiệp chuyển đổi sang quy trình sản xuất hiện đại nên phải nghỉ việc.

    A. Thất nghiệp tạm thời.
    B. Thất nghiệp cơ cấu.
    C. Thất nghiệp chu kì.
    D. Thất nghiệp tự nguyện.

    Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

    A. Người lao động thiếu kĩ năng làm việc.
    B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
    C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
    D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

    Câu 19: Hoạt động lao động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm được gọi là

    A. lao động.
    B. làm việc.
    C. việc làm.
    D. khởi nghiệp.

    Câu 20: Việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa thị trường việc làm và thị trưởng lao động sẽ góp phần

    A. giảm số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
    B. gia tăng số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.
    C. gia tăng số lượng việc làm; gia tăng thất nghiệp.
    D. giảm số lượng việc làm; giảm thất nghiệp.

    Câu 21: Nơi diễn ra các quan hệ thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về tiền lương, điều kiện làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động được gọi là

    A. thị trường việc làm.
    B. thị trường lao động.
    C. giới thiệu việc làm.
    D. môi giới việc làm.

    Câu 22: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “Thị trường việc làm là nơi diễn ra sự thỏa thuận, xác lập hợp đồng làm việc giữa ………. về việc làm, tiền lương và điều kiện làm việc”.

    A. người lao động với nhau.
    B. người sử dụng lao động với nhau.
    C. người lao động và người sử dụng lao động.
    D. người lao động với nhân viên môi giới việc làm.

    Câu 23: Khi khả năng tạo việc làm lớn hơn khả năng cung ứng lao động sẽ dẫn đến tới tình trạng nào?

    A. Gia tăng tình trạng thất nghiệp.
    B. Thiếu hụt lực lượng lao động.
    C. Cả hai phương án A, B đều đúng.
    D. Cả hai phương án A, B đều sai.

    Câu 24: Thông tin thị trường lao động và dịch vụ việc làm có vai trò

    A. giúp các doanh nghiệp điều tiết lực lượng lao động.
    B. nâng cao kiến thức cho người lao động và người sử dụng lao động.
    C. là cơ sở để người sử lao động tìm được việc làm phù hợp cho mình.
    D. là cầu nối trong việc gắn kết thị trường lao động với thị trường việc làm.

    II. TỰ LUẬN (3 Điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với các quan điểm sau? Vì sao?

    a. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước mới được coi là có việc làm.

    b. Nhu cầu tuyển dụng lao động thường tăng lên vào dịp cuối năm.

    c. Để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung – cầu lao động.

    d. Người làm giúp việc cho một gia đình được coi là có việc làm.

    Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy nhận xét việc làm của các tổ chức, cá nhân dưới đây:

    Trường hợp a. Xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. Sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương.

    Trường hợp b. Khi tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, chính quyền xã X đã đến từng hộ gia đình thống kê số người thất nghiệp đề tìm giải pháp kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này.

    Đáp án đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 11

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-A

    2-D

    3-A

    4-C

    5-B

    6-B

    7-B

    8-A

    9-B

    10-B

    11-B

    12-A

    13-B

    14-A

    15-A

    16-B

    17-B

    18-D

    19-C

    20-B

    21-B

    22-C

    23-B

    24-D

    II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    a. Không đồng tình, vì việc làm là mọi dạng hoạt động lao động đem lại thu nhập hợp pháp cho bản thân người lao động và gia đình.

    b.Đồng tình, vì vào dịp cuối năm nhu cầu hàng hoá ngày tăng, các đơn vị sản xuất phải tăng cường sản xuất, cung ứng hàng hoá, hoàn thành kế hoạch sản xuất trong năm, do vậy, nhu cầu lao động tăng lên.

    c. Đồng tình, vì thị trường việc làm là thị trường trong đó các dịch vụ việc làm cung ứng cho người sử dụng lao động và người đang tìm kiếm việc làm gặp nhau để xác định mức độ có việc làm và mức tiền công của người lao động trong từng thời kì nhất định. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động, các cơ quan hữu quan phải chia sẻ nguồn dữ liệu về cung – cầu lao động.

    d. Đồng tình, vì giúp việc cho gia đình được coi là công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định và hợp pháp cho người lao động.

    Câu 2 (1,0 điểm):

    Trường hợp a. Nhà nước luôn khuyến khích và tạo ra các điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm. Do vậy, Nhà nước cũng khuyến khích các địa phương thống kê tỉ lệ thất nghiệp tại địa phương, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động. Việc xã A sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tổ chức hai khoá dạy nghề mây tre đan xuất khẩu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương nhưng sau đó, các học viên này vẫn không có việc làm vì không có bất cứ một dự án sản xuất mây tre đan nào được tổ chức tại địa phương do xã A đã tổ chức dạy nghề không căn cứ vào nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp ở địa phương gây ra sự lãng phí cho ngân sách nhà nước và thời gian của nhân dân, cần kiểm điểm và quy trách nhiệm cho những cá nhân làm sai.

    Trường hợp b. Chính quyền xã X đã thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc kiểm soát và kiểm chế thất nghiệp. Nhưng một số gia đình không hợp tác vì cho rằng Nhà nước không thể giải quyết được vấn đề này. Đây là nhận thức sai lầm của một số người dân, cần phải tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức của họ.

    Ma trận đề thi giữa kì 1 GDKT&PL 11

    CHỦ ĐỀ

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường

    4

    1

    3

    2

    9

    1

    3,75

    2. Lạm phát, thất nghiệp

    3

    3

    0,5

    1

    1

    8

    0,5

    3,0

    3. Thị trường lao động và việc làm

    3

    2

    1

    0,5

    1

    7

    0,5

    3,25

    Tổng số câu TN/TL

    10

    1

    8

    0,5

    2

    0,5

    4

    8

    2

    10,0

    Điểm số

    2,5

    1,5

    2,0

    1,0

    0,5

    1,5

    1,0

    6,0

    4,0

    10,0

    Tổng số điểm

    Tỉ lệ

    4,0 điểm

    40 %

    3,0 điểm

    30 %

    2,0 điểm

    20 %

    1,0 điểm

    10 %

    10 điểm

    100 %

    10 điểm

    BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

    MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số ý TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    1. Cạnh tranh, cung – cầu trong nền kinh tế thị trường

    Nhận biết

    – Nêu được khái niệm của cung, cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

    – Chỉ ra được mục đích của cạnh tranh.

    – Chỉ ra vai trò của cạnh tranh

    – Nêu được khái niệm, tính chất của cạnh tranh

    1

    4

    – C1

    – C1

    – C3

    – C5

    – C6

    Thông hiểu

    – Xác định được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

    – Phân tích được xu hướng giá cả hàng hóa khi cung cầu thay đổi

    3

    – C2

    – C4

    – C7

    Vận dụng cao

    – Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số chủ thể kinh tế.

    – Vận dụng quy luật cung cầu để xử lý các trường hợp cụ thể

    2

    – C19

    – C20

    2. Lạm phát, thất nghiệp

    Nhận biết

    – Khái niệm, phân loại lạm phát.

    – Khái niệm, phân loại thất nghiệp.

    – Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.

    – Chỉ ra vai trò của Nhà nước trong kiểm soát và kiềm chế lạm phát.

    1

    3

    – C2.a

    – C8

    – C9

    – C10

    Thông hiểu

    – Hiểu về các mức độ lạm phát

    – Xác định được nguyên nhân dẫn đến lạm phát.

    – Xác định được nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp.

    3

    – C11

    – C12

    – C13

    Vận dụng

    – Xác định được loại thất nghiệp trong trường hợp cho trước.

    1

    C22

    Vận dụng cao

    – Biết cách tính tỉ lệ lạm phát.

    1

    C21

    3. Thị trường lao động và việc làm

    Nhận biết

    – Xác định được các yếu tố cấu thành thị trường lao động.

    – Nêu được khái niệm của lao động, việc làm, thị trường lao động, thị trường việc làm

    3

    – C14

    – C16

    – C18

    Thông hiểu

    – Hiểu được các hình thức thị trường việc làm kết nối cung cầu lao động

    – Hiểu và chỉ ra được xu hướng của thị trường lao động ở Việt Nam.

    2

    – C15

    – C17

    Vận dụng

    – Nhận xét về tình hình cung – cầu thị trường lao động ở Việt Nam

    – Sử dụng kiến thức lí thuyết để phân tích, xử lí tình huống

    1

    1

    – C2.b

    C24

    Vận dụng cao

    – Xác định hành vi thực hiện tốt chính sách giải quyết việc làm trong trường hợp cho sẵn.

    1

    – C23

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *