Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
Bạn đang đọc: Đề thi giữa học kì 2 môn Tin học 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 11 năm 2023 – 2024 gồm đề có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 lớp 11 môn Tin học giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 11 Kết nối tri thức (Có đáp án)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Tin học 11
PHÒNG GD&ĐT………… TRƯỜNG THPT ………….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Môn: Tin học 11 Năm học: 2023 – 2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. HeidiSQL hỗ trợ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào?
A. MySQL, PostgreSQL, Oracle.
B. MySQL, MongoDB, SQLite.
C. MySQL, SQL Server, MariaDB.
D. My SQL, Access.
Câu 2. Việc quản trị CSDL trên máy tính đối với các hãng hàng không mang lại lợi ích gì cho việc quản lý lịch bay và đặt vé? Hãy chọn phương án sai
A. Tăng khả năng đồng bộ hóa thông tin lịch trình và chỗ trống trên các chuyến bay.
B. Giảm thời gian xử lý đặt vé và xác nhận thông tin hành khách.
C. Cải thiện khả năng theo dõi và báo cáo về tình trạng chuyến bay.
D. Xác định các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng và đưa ra giải pháp.
Câu 3. MySQL có hạn chế nào sau đây?
A. Dễ sử dụng.
B. Miễn phí.
C. Giao diện dòng lệnh không thuận tiện với người dùng mới.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 4. Làm sao để từ các thông tin và yêu cầu bất kì của một tập hợp dữ liệu liên quan người ta lại đi đến được CSDL với các bảng cụ thể?
A. Nhờ việc xác định cấu trúc bảng và các khóa chính.
B. Nhờ việc xác định khóa ngoài.
C. Nhờ việc tạo liên kết giữa các bảng.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 5. Để thêm thông tin ngày sinh của các nhạc sĩ, ca sĩ vào CSDL, bạn cần?
A. Cần thay đổi cấu trúc CSDL bằng cách thêm một bảng mới để lưu trữ thông tin này.
B. Thêm một trường mới vào bảng “nhacsi” và bảng “casi” để lưu trữ thông tin ngày sinh.
C. Cần xóa bỏ cấu trúc CSDL và thay bằng cấu trúc khác.
D. Đáp án khác.
Câu 6. Để tổ chức lại bảng dữ liệu thì cần?
A. Phân tích và sắp xếp lại dữ liệu để hạn chế dữ liệu lặp lại.
B. Tổng kết tất cả các thông tin cần quản lý.
C. Cùng xem xét lại các bài toán quản lý.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7. Khi thực hiện khai báo khóa chính cho bảng casi mà thực hiện chọn nhầm cột tencasi thì cần làm gì?
A. Xóa cột tencasi đi rồi tạo lại và khai báo cột idcasi làm khóa chính.
B. Không khai báo lại được phải xóa cả bảng đi rồi tạo lại.
C. Vào phần Indexes dưới ô PRIMARY KEY nháy chuột vào tên cột tencasi rồi nháy vào nút mũi tên ở cuối ô chọn lại tên cột là idcasi.
D. Thực hiện chọn lại cột idcasi như bình thường.
Câu 8. Mở HeidiSQL và kết nối đến cơ sở dữ liệu của bạn (nếu đã có). Nếu chưa có cơ sở dữ liệu, bạn có thể tạo mới một cơ sở dữ liệu bằng cách nhấp chuột phải vào?
A. ” Create database”.
B. “Create new”.
C. “Root”.
D. Đáp án khác.
Câu 9. Sau khi kết nối đến cơ sở dữ liệu, bạn có thể chọn cơ sở dữ liệu đó trong?
A. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên dưới của HeidiSQL.
B. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên phải của HeidiSQL.
C. Danh sách cơ sở dữ liệu được hiển thị bên trái của HeidiSQL.
D. Đáp án khác.
Câu 10. Để Tạo bảng Casi: thì em cần?
A. Nháy nút trái chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng.
B. Nhấn giữ nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng.
C. Nháy nút phải chuột ở vùng danh sách các CSDL đã có, chọn thẻ tạo mới, chọn Bảng.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 11. Để chọn bảng tham chiếu ta chọn ô?
A. ” Create database”.
B. “Create new”.
C. Reference table.
D. Foreign keys.
Câu 12. Trường ho_dem ( họ đệm của học sinh) khai báo kiểu VARCHAR khi đó ta có thê khai báo kích thước cho trường đó là 5 có thoả mãn các trường hợp khi ta nhập họ đệm của học sinh không?
A. Không ảnh hưởng gì tới việc nhập dữ liệu khi khai báo kích thước là 5.
B. Khai báo kích thuớc là 5 không đủ để nhập họ đệm của học sinh trong nhiều trường hợp họ đệm nhiều hơn 5 kí tự.
C. Có thoả mãn các trường hsợp khi nhập họ đệm của học sinh.
D. Không thể khai báo kích thước cho trường có kiểu dữ liệu VARCHAR.
Câu 13. Khi khoá chính của bảng hoc_sinh là Ma_hoc_sinh có tính chất như sau : khi đó mục Default ta lựa chọn thông số nào:
Câu 14. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện như thế nào??
A. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách xác định cột trong bảng hiện tại là khoá ngoài.
B. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách chỉ định bảng mà khoá ngoài này tham chiếu đến (bảng gốc).
C. Việc thiết lập khoá ngoài được thực hiện bằng cách xác định cột trong bảng hiện tại là khoá ngoài, và chỉ định bảng mà khoá ngoài này tham chiếu đến (bảng gốc).
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 15. HeidiSQL hỗ trợ việc thực hiện Cập nhật dữ liệu như thế nào với những bảng đơn giản, không có khoá ngoài??
A. Bằng cách chọn bảng cần chỉnh sửa, bạn có thể thêm mới, chỉnh sửa hoặc truy xuất dữ liệu trong bảng.
B. Bằng cách chọn bảng cần truy xuất và sử dụng truy vấn SQL, bạn có thể truy xuất dữ liệu trong bảng.
C. HeidiSQL cung cấp giao diện đồ họa cho phép bạn chỉnh sửa, thêm mới hoặc xoá dữ liệu trong các bảng.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 16. Để thêm vào một hàng dữ liệu mới ta dùng?
A. Nhấn phím Insert.
B. Chọn biểu tường dấu cộng + tròn màu xanh.
C. Nháy nút phải chuột lên vùng dữ liệu của bảng và chọn Chèn hàng.
D. Tích hợp quy mô rất lớn, gồm hàng trăm nghìn thành phần trên một chip silicon duy nhất.
Câu 17. Biểu thức dữ liệu là?
A. Biểu thức logic xác lập các điều kiện với các giá trị của các trường dữ liệu.
B. Biểu thức kí tự xác lập các điều kiện với các giá trị của các trường dữ liệu.
C. Biểu thức số xác lập các điều kiện với các giá trị của các trường dữ liệu.
D. Đáp án khác.
Câu 18. Để biểu diễn thứ tự tăng dần ta dùng
A. DESC.
B. LIKE.
C. AND.
D. ASC.
Câu 19. Khi người dùng cập nhật dữ liệu trong bảng chứa khoá ngoài, HeidiSQL sẽ?
A. Kiểm tra giá trị của các trường trong bảng để đảm bảo rằng nó phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
B. Kiểm tra giá trị của trường khoá ngoài để đảm bảo rằng nó phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
C. Kiểm tra các giá trị trong bảng.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 20. HeidiSQL hỗ trợ kiểm soát việc cập nhật dữ liệu của trường khoá ngoài bằng cách?
A. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá chính phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
B. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một bảng khác.
C. Đảm bảo rằng giá trị của trường khoá ngoài phải là giá trị tham chiếu đến một trường khoá chính của bảng tham chiếu.
D. Cả ba đáp án trên đều sai.
Câu 21. Để truy xuất dữ liệu từ bảng “banthuam” với điều kiện cụ thể trên trường “idbannhac” ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM banthuam;
B. SELECT * FROM banthuam ORDER BY idbannhac ASC;
C. SELECT idbannhac, idcasi FROM banthuam;
D. SELECT * FROM banthuam WHERE idbannhac = 5; — Giả sử giá trị idbannhac cần tìm là 5;
Câu 22. Để Truy xuất tất cả dữ liệu từ bảng “quanhuyen” ta dùng câu lệnh?
A. SELECT * FROM quanhuyen WHERE danso > 1000000 — Giả sử giá trị danso cần tìm là lớn hơn 1.000.000 AND dientich B. SELECT * FROM quanhuyen WHERE idquanhuyen = 1; — Giả sử giá trị idquanhuyen cần tìm là 1
C. SELECT * FROM quanhuyen;
D. SELECT idquanhuyen, tenquanhuyen FROM quanhuyen;
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng khi truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng?
A. Để truy xuất dữ liệu qua liên kết các bảng ta chọn thẻ truy vấn và nhập câu lệnh truy vấn và nhấn vào biểu tượng F4.
B. Chỉ có thể truy xuất dữ liệu từ 2 bảng.
C. Truy vấn dữ liệu có thể thực hiện chức năng tổng hợp thông tin từ nhiều bảng và lọc ra danh sách thỏa mãn yêu cầu nào đó.
D. Để liên kết bảng A và bảng B câu lệnh mệnh đề JOIN được viết như sau:
FROM tên_bảng_A,tên_trường_a=tên_bảng_B,tên_trường_b
Câu 24 . Cho cơ sở dữ liệu gồm các bảng sau:
1. Sách ( Mã sách , Tên sách, Mã tác giả , Mã thể loại , Mã NXB , Năm xuất bản)
2. Tác giả ( Mã tác giả , Tên tác giả, website, Ghi chú)
3. Thể loại ( Mã thể loại , Tên thể loại)
SELECT Sách.tên sách, Thể loại.tên thể loại
FROM sach INNER JOIN theloai
ON Sách.Mã thể loại= Thể loại.Mã thể loại
Thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng Sách.
B. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng Thể loại.
C. Lấy danh sách tất cả các thông tin của bảng Sách, Thể loại.
D. Lấy danh sách gồm tên sách, tên thể loại thông qua Mã thể loại.
Câu 25. Để truy vấn được nhiều hơn hai bảng theo liên kết khóa ngoài ta dùng cách nào sau đây:
A. Lặp lại mệnh đề SELECT.
B. Lặp lại mệnh đề JOIN.
C. Lặp lại mệnh đề ODER BY.
D. Lặp lại mệnh đề WHERE
Câu 26. Sao lưu cơ sở dữ liệu từ máy tính nguồn bằng cách?
A. Sử dụng công cụ sao lưu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng trên máy tính nguồn để tạo ra một file sao lưu dữ liệu của cơ sở dữ liệu.
B. Có thể sử dụng các phương tiện như USB, mạng LAN, FTP, hoặc các dịch vụ chia sẻ file để chuyển file sao lưu dữ liệu từ máy tính nguồn sang máy tính đích.
C. Trên máy tính đích, sử dụng công cụ phục hồi dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương ứng để đọc file sao lưu dữ liệu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên máy tính đích.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 27. Để bắt đầu quá trình sao lưu dữ liệu ta nhấn vào nút?
A. New Session.
B. Export Database.
C. Export.
D. Đáp án khác.
Câu 28. Phục hồi cơ sở dữ liệu trên máy tính đích bằng cách?
A. Sử dụng công cụ sao lưu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu đang sử dụng trên máy tính nguồn để tạo ra một file sao lưu dữ liệu của cơ sở dữ liệu.
B. Có thể sử dụng các phương tiện như USB, mạng LAN, FTP, hoặc các dịch vụ chia sẻ file để chuyển file sao lưu dữ liệu từ máy tính nguồn sang máy tính đích.
C. Trên máy tính đích, sử dụng công cụ phục hồi dữ liệu của hệ quản trị cơ sở dữ liệu tương ứng để đọc file sao lưu dữ liệu và khôi phục cơ sở dữ liệu trên máy tính đích.
D. Tất cả đều đúng.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Cho cơ sở dữ liệu Quản lý Sách gồm các bảng sau:
– Sách ( Mã sách , Tên sách, Mã tác giả , Mã thể loại , Mã NXB , Năm xuất bản)
– Tác giả ( Mã tác giả , Tên tác giả, website, Ghi chú)
– Thể loại ( Mã thể loại , Tên thể loại)
– Nhà xuất bản ( Mã NXB , Tên NXB, Địa chỉ, Email, Thông tin người đại diện)
Câu 1. (1 điểm) Nêu các bước để tạo CSDL Quản lý sách, tạo bảng Tác giả trong CSDL Quản lý Sách.
Câu 2. (1 điểm) Nên các bước khai báo trường khóa ngoài của bảng Sách tham chiếu đến bảng Tác giả.
Câu 3. (1 điểm) Viết truy vấn để lập danh sách gồm mã sách, tên sách, tên tác giả của những cuốn sách được xuất bản từ năm 2022 đến nay.
……………….. Hết …………………
Đáp án đề thi giữa kì 2 Tin học 11
I. Phần trắc nghiệm (7 điểm)
Mỗi câu đúng được 0.25 điểm
1. C |
2. D |
3. C |
4. D |
5. B |
6. A |
7. C |
8. C |
9. C |
10. C |
11. C |
12. B |
13. D |
14. C |
15. C |
16. D |
17. A |
18. D |
19. B |
20. C |
21. D |
22. C |
23. C |
24. D |
25. B |
26. A |
27. C |
28. C |
II. Phần tự luận
ĐÁP ÁN |
Điểm |
Câu 1 (1 điểm) Các bước tạo CSDL Quản lý Sách: – Nháy chuột phải vào vùng danh sách CSDL đã có, chọn thẻ Tạo mới, Chọn CSDL, nhập Quản lý Sách, chọn OK. Các bước tạo bảng Tác giả trong CSDL Quản lý Sách. – Nháy chuột phải vào CSDL Quản lý Sách, Chọn Tạo mới, chọn Bảng, nhập tên Tác giả, Chọn thêm mới để thêm trường: Nhập Mã tác giả, Chọn kiểu CHAR(10), bỏ đánh dấu ô Allow NULL, nhấn Ok. – Nhấn Ctrl + INSERT, nhập Tên tác giả, chọn kiểu VARCHAR độ dài 255, giá trị mặc định là kí tự rỗng. |
0.25 0.75 |
Câu 2. (1 điểm) Khai báo trường khóa ngoài của bảng Sách tham chiếu đến bảng Thể loại. – Chọn thẻ Foreign Key, nháy chuột vào ô dưới cột Columns và chọn khóa ngoài là Mã thể loại rồi chọn Ok. – Nháy chuột vào ô phía dưới Reference table để chọn bảng tham chiếu là Thể loại, chọn trường tham chiếu là Mã thể loại, nháy vào Lưu. |
0.5 0.5 |
Câu 3. (1 điểm) Viết truy vấn để lập danh sách gồm tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản các cuốn sách do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam xuất bản. Select [tên sách], [tác giả].[tên tác giả], [Nhà xuất bản].[tên NXB] From [Sách] INNER JOIN [Tác giả] ON [Sách].[Mã Tác giả] = [Tác giả].[Mã tác giả] INNER JOIN [Nhà xuất bản] ON [Sách].[Mã NXB] = [Nhà xuất bản].[Mã NXB] WHERE [Sách].[Năm xuất bản] >=2022; |
0.25 0.25 0.25 0.25 |