Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 11 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 03) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013)

Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 11 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 03) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

(Đề thi số 03)

Bạn đang đọc: Đề thi học kì I môn Ngữ Văn lớp 11 cơ bản dành cho các lớp A (Đề 03) – THPT Chu Văn An (2012 – 2013)

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012- 2013
Môn: Ngữ Văn – Lớp 11 Cơ bản
Dành cho các lớp A, Toán, Lý, Sinh, Tin

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Buổi thi: Sáng ngày 22/12/2012

ĐỀ THI:

Câu 1: (3 điểm)

Sau khi nghe những lời khuyên nhủ cuối cùng của Huấn Cao, viên quản ngục đã có hành động và lời nói gì? Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết đó.

Câu 2: (7 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong đêm đợi tàu trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam).

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI:

Câu 1:

– Hành động và lời nói của viên quản ngục sau khi nghe Huấn Cao khuyên nhủ: Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Cảm nhận:

– Ngôn ngữ và hành động của nhân vật:

+ Ngôn ngữ: “kẻ mê muội”, “xin bái lĩnh” thể hiện sự khiêm nhường cung kính của nhân vật trước Huấn Cao.

+ Hành động: Vái lạy người tù, Tư thế: “vái lạy”, run run, Cảm xúc: khóc, “dòng nước mắt rỉ”,… thể hiện tinh thần: đón đợi, cầu thị và nghiêng mình ngưỡng vọng khi tiếp nhận lời huấn dụ cuối cùng của Huấn Cao.

– Câu nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”: cho thấy sự bừng thức của tâm hồn con người trước cái đẹp, cái thiên lương. Địa vị xã hội nhà tù đã bị xóa mờ nhường chỗ cho cái đẹp nhân cách, trí tuệ lên ngôi. Cái đẹp đã được nảy sinh từ phòng giam tử tù tăm tối, nghệ sĩ thì có thể bị hãm hại nhưng cái đẹp thì bất tử.

Câu 2:

Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả – tác phẩm

– Nêu được vấn đề nghị luận: Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong đêm đợi tàu.

Thân bài:

* Bối cảnh dẫn đến đêm đợi tàu của nhân vật Liên:

– Bức tranh đời sống phố huyện nghèo khổ, tàn tạ xơ xác khi chiều muộn, đêm xuống.

– Trong cả chuỗi thời gian dài buồn tẻ từ lúc chiều buông thì chuyến tàu đêm qua phố huyện là cả một niềm vui lớn có ấn tượng sâu đậm với hai chị em Liên.

* Chuyến tàu khuya và diễn biến tâm trạng đan xen của Liên:

– Mục đích đợi tàu của Liên và An:

+ Liên đêm nào cũng thức chờ tàu, không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vật chất: không phải chờ để bán được hàng, dù mẹ vẫn dặn cố thức đợi chuyến tàu để bán cho các hành khách.

+ Xuất phát từ nhu cầu cuộc sống tinh thần: hướng về quá khứ tươi sáng xa xăm mà con tàu khơi gợi.

– Diễn biến tâm trạng:

+ Khát khao mong chờ khi tàu chưa đến, mong được nhìn thấy hoạt động huyên náo cuối cùng của đêm khuya…

+ Háo hức, hào hứng ngắm đoàn tàu lướt qua: “Tàu rầm rộ đi tới”, “những toa tàu sáng trưng, những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh”…

+ Bâng khuâng, nuối tiếc khi đoàn tàu rời xa vào đêm tối: “để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre…

* Đánh giá:

– Tâm trạng của Liên được miêu tả một cách trực tiếp và gián tiếp qua thực tại và hồi ức đan xen;

– Giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, giàu chất thơ;

– Nhà văn bộc lộ niềm xót thương những kiếp người đói nghèo cơ cực, sống quẩn quanh bế tắc trong xã hội cũ.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *